Du lịch – dịch vụ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CẦN GIỜ TP.HCM (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI

1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

1.2.4. Du lịch – dịch vụ

1.2.4.1. Hiện trạng phát triển du lịch – dịch vụ

Năm 2007 doanh số bán ra đạt 1720,84 tỷ đồng tăng 20,94% so với cùng kỳ năm trước, năm 2008 đạt 2210,815 tỷ đồng, tăng 28,47% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành thương nghiệp chiếm 90,3% tổng mức doanh thu bán ra toàn ngành, dịch vụ 4,% và ăn uống chiếm 5,7%. Hiện có 3249 đơn vị kinh doanh, trong đó có 2 công ty cổ phần, 2 doanh nghiệp nhà nước và 3249 cá thể, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã.

Dịch vụ du lịch sinh thái được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, có trên 272000 lượt du khách đến tham gia, nghĩ mát tại các khu du lịch 30/4, khu du lịch Lâm Viên du lịch sinh thái Vàm Sát…Cần Giờ, tăng 13% cùng

kỳ năm trước.

1.2.4.2. Quy hoạch phát triển du lịch – dịch vụ

- Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của huyện Cần Giờ giai đoạn 2010-2015 bình quân hàng năm là 21%, tập trung đầu tư đúng mức để nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu theo hướng khai thác thế mạnh dịch vụ di lịch sinh thái, du lịch biển.

- Khu rừng sinh thái ngập mặn quy mô khoảng 33000ha là tài nguyên quý, phải bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái phục vụ tham quan du lịch, du khảo, nghiên cứu khoa học.

- Khai thác tất cả các di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng như khu di tích lịch sử căn cứ Rừng Sác, kết hợp làm nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh thiếu niên và là nơi tham quan của du khách.

-Đường bờ biển dài khoảng 20km là cơ sở phát triển loại hình du lịch nghĩ dường, vui chơi, giải trí. Các hoạt dộng dịch vụ, tham quan nghĩ mát sẽ được tăng trên cơ sở hình thành các khu du lịch sinh thái vườn-biển, khu nghiên cứu rừng ngập mặn, khu di tích lịch sử ở Cần Thạnh-Long Hoà.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CẦN GIỜ TP.HCM (Trang 25 - 26)