CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI
3.2. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp khu vực ven biển
Do đặc điểm tự nhiên như đã trình bày ở phần trên, về lâu dài, đất nông nghiệp ở Cần Giờ sẽ được thu hẹp, năm 2020 diện tích đất nông nghiệp còn
7640,7 ha, phân bố tập trung ở các xã: Tam Thôn Hiệp khoảng 593 ha, Bình Khánh 7824,6 ha, An Thới Đông 1931,2 ha và Lý Nhơn.
Trong quy hoạch định hướng phát triển ngành nông nghiệp trong thời gian đến, phấn đấu đạt mức tăng trưởng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) bình quân toàn ngành 11%/năm, chiếm tỷ trọng 36% trong cơ cấu giá trị sản xuất của huyện giai đoạn 2016-2020. Trong đó, xác định thủy sản vẫn là ngành kinh tế chủ lực.
Phát triển sản xuất thủy sản: Trên cơ sở quy hoạch được thành phố phê duyệt, huyện đã tổ chức công bố và triển khai kế hoạch thực hiện cụ thể các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng theo từng giai đoạn đến năm 2015.
Triển khai xây dựng hướng dẫn quản lý nghề nuôi nhuyễn thể, nghề nuôi thủy sản lồng bè, quy chế quản lý các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng và quy chế quản lý việc dẫn dụ gây nuôi yến để giải quyết những vấn đề bất cập trong khi quy hoạch chi tiết chưa phê duyệt.
Tiếp tục duy trì nghề nuôi thủy sản theo hình thức quảng canh (đầm, đập) dưới tán rừng để khai thác giá trị từ nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn và pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng của Nhà nước. Tiếp tục duy trì và phát triển nghề nuôi nhuyễn thể, nuôi thủy sản lồng bè trên đất có mặt nước, đất bãi bồi ven sông, ven biển. Theo phương án quy hoạch vùng nuôi thủy sản được điều chỉnh, đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện và các khu nội đồng vùng chuyên canh, đầu tư hoàn chỉnh hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường; tăng cường công tác thú y thủy sản, đảm bảo an toàn dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất. Khuyến khích nông dân áp dụng các mô hình đa dạng hoá các loài thủy sản trên cơ sở đảm bảo con giống sạch, an toàn vùng nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, phù hợp điều kiện môi trường tự nhiên ở huyện.
Về đánh bắt thủy sản, tập trung thực hiện có hiệu quả chương trình khai thác hải sản theo chiến lược kinh tế biển; cơ cấu lại lực lượng đánh bắt ven bờ theo hướng không khuyến khích phát triển về số lượng, Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư nâng cấp, hoán cải phương tiện theo Nghị định 67 của Chính phủ để đảm bảo cho nghề đánh bắt hoạt động đạt hiệu quả. Xây dựng lộ trình thực hiện và chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi phù hợp, đảm bảo tăng thu nhập, ổn định đời sống để hạn chế và đi đến chấm dứt các ngư cự, phương tiện đánh bắt lạm sát nguồn lợi thuỷ sản trong sông rạch và rừng phòng hộ Cần Giờ. Xây dựng mô hình quản lý khai thác thủy sản ven bờ dựa vào cộng đồng để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường môi sinh và tăng thu nhập ngư dân.
Tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển đồng bộ cơ sơ hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá; Triển khai hoàn thành dự án xây dựng Trung tâm Thuỷ sản của thành phố ở xã Bình Khánh, hỗ trợ ngư dân trang bị thiết bị thông tin liên lạc, tăng cường đầu tư thiết bị, phương tiện cho công tác đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên biển khi có bão, hiện đại hoá các cơ sở chế biến hải sản truyền thống tăng số lượng, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; Hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm để nâng cao giá trị hàng hóa trên thị trưòng.
Tổ chức tổng kết đánh giá nghề nuôi chim yến trên địa bàn, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tổ chức góp ý Dự thảo Quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn thành phố, góp ý Dự thảo quy chế quản lý việc dẫn dụ gây nuôi chim yến trên địa bàn thành phố. Huyện đã nghiên cứu và đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân thành phố cơ chế quản lý, chính sách phát triển nghề nuôi chim yến kết hợp với thủy sản và du lịch sinh thái để tạo giá trị đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ cho nông dân chuyển toàn bộ đất trồng lúa, cây nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp, nuôi chim yến...Ứng dụng công nghệ sinh học, kết hợp với chương trình khuyến nông, chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của thành phố và phát huy vai trò của Hội Nông dân, Hội làm vườn và trang trại của huyện, xã, thị trấn để vận động đầu tư mở rộng diện tích trồng xoài theo tiêu chuẩn GAP có sản lượng thu hoạch quanh năm, năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Xây dựng lịch thời vụ sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi để định hướng cho nhân dân thực hiện đảm bảo thời vụ và đạt mục tiêu sản xuất.
CHƯƠNG 4: CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP