- Điếu Khách gặp Tan g: thường có tang Khách Hỏa : tang nhỏ, tang xa.
1 –Ý NGHĨA TƯỚNG MẠO
4 Ý NGHĨA HOÁ KỴ VÀ MỘT SỐ SAO KHÁC
a) NHỮNG BỘ SAO TỐT
- Kỵ đắc địa ở Thìn Tuất sửu Mùi gặp Nhật Nguyệt sáng đồng cung:
Đây là một cách rất tốt. Hoá kỵ trong trường hợp này được ví như mây ngũ sắc bên cạnh Nhật Nguyệt sáng sủa. Có cách này sẽ hưởng phú quí lâu dài. Riêng ở
Sửu Mùi đồng chung với Nhật Nguyệt nếu được thêm Tuần triệt án ngữ thì rất rực rỡ. Nhưng hay bị đau mắt hoặc đau thần kinh.
- Kỵ ở Tý Hợi có Khoa hội chiếu:
Người khôn ngoan cẩn thận từ lời nói đến việc làm, được nhiều người kính trọng.
- Kỵ ở Tý có Khoa Lương hội chiếu:
Nếu có thêm cát tinh sáng sủa hội hợp thì người có đức độ, danh vọng được quân dân quí mến hậu thuẫn. Đây có thể là một nhà hiền triết, nhân sĩ, dân biểu, nghị sĩ hữu danh.
- Kỵ đồng cung với Liêm. Tham tại Tỵ Hợi:
Hoá kỵ chế khắc được sự bất lành, hoá giải nhiều hung họa do Liêm Tham Tỵ Hợi gây nên. Tuy đây không phải là cách tốt, nhưng cũng khá giả, ít lo ngại về bệnh tật, tai nạn.
b) NHỮNG BỘ SAO XẤU
- Kỵ Nhật hay Nguyệt cùng hãm địa: trong trường hợp này ánh sáng Nhật Nguyệt vốn không có lại bị thêm mây che nên rất xấu: người hay bệnh hoạn, cô đơn, cực khổ, bị tai họa lớn, phải tha phương lập nghiệp và yểu tử.
- Kỵ Cự hay Kỵ đào ( hồng ) hay Kỵ Tham đồng cung:
Rất dễ bị thủy tai ( chết hụt, chết đuối ) hay bị bắt bớ giam cầm. Riêng phái nữ gặp bộ sao này rất bất lợi, bị tai nạn trinh tiết như mất trinh, thất tiết, bất chính hoặc hôn nhân trắc trở, có thể không chồng hay phải lo buồn về gia đạo.
- Kỵ gặp Xương, Khúc, Khôi, Việt: học hành trắc trở, thi trượt hay vất vả, dù có đỗ cũng không thành danh. Trong quan trường hay bị dèm pha, ly gián.
- Kỵ, Riêu, Đà ở liền cung: họa vô đơn chí
- Kỵ Phục Tuế: Có sự thù hằn, cạnh tranh, kiện tụng, lo lắng vì sợ bị mưu hại,
trả thù.
- Kỵ, sát tinh đắc địa: danh tài hoạch phát nhưng họanh phá, suốt đời lưu lạc.
Nếu sáqt tinh hãm địa thì nguy cơ càng tăng, nghèo khổ, tai họa khủng khiếp, giảm thọ. Đó là họa hại của hung tinh hội tụ, sức phá gia tăng theo hệ số.