Thái Dương, vốn là mặt trời, đóng ở các cung ban ngày (từ Dần đến Ngọ) thì rất hợp vị, có môi trường để phát huy ánh sáng. Đóng ở cung ban đêm (từ Thân đến Tý) thì u tối, cần có Tuần, Triệt, Thiên Không, Thiên Tài mới sáng.
Riêng tại hai cung Sửu, Mùi, lúc giáp ngày đêm, Nhật mất nhiều ánh sáng, cần có Tuần Triệt hay Hóa kỵ mới thêm rực rỡ. Ở Sửu, Thái Dương tốt hơn ở Mùi, vì mặt trời sắp mọc, hứa hẹn ánh sáng. Trong khi ở Mùi, ác tà sắp lặn, Nhật không đẹp bằng.
Mặt khác, vốn là Dương tinh, nên Nhật chính vị ở các cung Dương, nhất là phù hợp với các tuổi Dương.
Nhật càng phù trợ mạnh hơn cho những người sanh ban ngày, đặc biệt là lúc bình minh đến chính ngọ, thời gian mặt trời còn thịnh quang. Nếu sinh vào giờ mặt trời lên thì phải tốt hơn vào giờ mặt trời sắp lặn.
Sau cùng, về mặt ngũ hành, Thái Dương thuộc Hỏa, thích hợp những người mệnh Hỏa, mệt Thổ và mệnh Mộc vì các hành của ba loại mệnh này tương hòa và tương sinh với hành Hỏa của Thái Dương. Nhật cũng hợp với trai hơn gái. Vị trí Thái Dương được tóm lược như sau:
− Miếu địa : Tỵ, Ngọ.
− Vượng địa : Dần, Mão, Thìn. − Đắc địa : Sửu, Mùi.
Hãm địa : Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý.
2. Ý NGHĨA CƠ THỂ
Nhật, Nguyệt là cặp mắt. Nhật chỉ mắt trái. Độ sáng của Nhật quyết định độ sáng của mắt.
Ngoài ra, Thái Dương tượng trưng có trí tuệ, bộ óc, mức độ thông minh, đồng thời cũng chỉ thần kinh hệ. Càng sáng, Thái Dương biểu hiện cho thần kinh bén nhạy linh mẫn, với những hậu quả hay, dở của nó.
Dường như Thái Dương còn chỉ thận của nam phái, phần dương tính của đàn ông.
3. Ý NGHĨA BỆNH LÝ
a) THÁI DƯƠNG ĐẮC ĐỊA TRỞ LÊN
Trong trường hợp này, chỉ riêng bộ thần kinh bị ảnh hưởng vì ánh sáng mạnh của sao gây căng thẳng tinh thần, biểu lộ qua các trạng thái sau:
− Sự ưu tư, lo âm quá mức (anxiétté).
− Tính nhạy cảm quá mức (hypersensibilité) − Sự mất ngủ (insomnie) và các hậu quả.
− Sự tăng áp huyết vì thần kinh (hypertension nerveuse).
Đi với các sao Hỏa (Hỏa, Linh) hay đóng ở cung hỏa vượng như những cung Dương Hỏa (Thìn, Ngọ), có thể bị loạn thần, đi đến loạn trí. Những bệnh trạng này cũng xảy ra nếu Nhật hãm địa bị Tuần Triệt án ngữ.
b) THÁI DƯƠNG HÃM ĐỊA
Không bị sát tinh xâm phạm, Thái Dương hãm địa thì trí tuệ kém linh mẫn, mắt kém. Nếu bị sát tinh, thì bệnh trạng sẽ nặng hơn.
Nhật Kình (Đà) Kỵ: đau mắt, tật mắt (cận thị, viễn thị, loạn thị) có thể mù, kém
thông minh.
Nếu có thêm Hình, Kiết Sát: có thể bị mổ mắt. 4. Ý NGHĨA TƯỚNG MẠO
a) THÁI DƯƠNG ĐẮC, VƯỢNG VÀ MIẾU ĐỊA
Thái Thứ Lang cho rằng người này “thân hình đẫy đà, cao vừa tầm, da hồng hào, mặt vuông vắn đầy đặn, có vẻ uy nghi (nếu sinh ban đêm thì mặt đỏ?). Mắt sáng, dáng điệu đường hoàng bệ vệ, đẹp nói chung”.
b) THÁI DƯƠNG HÃM ĐỊA
Cũng theo tác giả trên, người này “thân hình nhỏ nhắn, hơi gầy, cao vừa tầm, da xanh xám, mặt choắt, có vẻ buồn tẻ, má hóp, mắt lộ, thần sắc kém”.
5. Ý NGHĨA TÍNH TÌNH
a) THÁI DƯƠNG ĐẮC ĐỊA, VƯỢNG ĐỊA VÀ MIẾU ĐỊA − Rất thông minh.
− Thẳng thắn, cương trực, phụ nữ thì đoan chính. Riêng với phụ nữ, sao này có tác dụng chế giải tính chất lả lơi hoa nguyệt của Đào, Hồng, Riêu, Thái, và có giá trị như sao Tử, Phủ, Quang, Quí, Hình. Nếu được thêm các sao này hỗ trợ,
mức độ ngay thẳng càng nhiều: đó là đàn bà có đức hạnh, trung trinh, khí tiết, hiền lương.
− Hơi nóng nảy, háo quyền, chuyên quyền.
− Nhân hậu, từ thiện, hướng thượng, thích triết, đạo lý.
Chỉ riêng sự thông minh và đoan chính là hai đức tính nổi bật hơn hết. b) THÁI DƯƠNG HÃM ĐỊA
− Kém thông minh. − Nhân hậu, từ thiện. − Ương gàn, khắc nghiệt.
− Không cương nghị, không bền chí, chóng chán, nhất là ở hai cung Thân, Mùi (mặt trời sắp lặn).
Riêng phái nữ thì đa sầu, đa cảm.