c) THÁI ÂM MIẾU, VƯỢNG VÀ ĐẮC ĐỊA − Rất thông minh.
− Tính nhu thuần, nhân hậu, từ thiện.
Năng khiếu này phát xuất từ bản tính giàu tình cảm, khả năng tiếp phát tình cảm mạnh mẽ và sâu sắc. Thái Âm sáng sủa tượng trưng cho người hữu duyên, hữu tình, đa tình. Do đó, về mặt tâm tính, nhất là đối với phái nữ, Thái Âm chỉ người giàu tình cảm, sống và lý luận cũng như hành sử theo tình cảm (type sentimental). Đây là ngôi sao của văn sĩ, thi sĩ, của tâm hồn đàn bà, biểu hiện nhiều hình thái:
− Lyrisme tức là khuynh hướng bộc lộ tình cảm trong lời nói hay thi văn: đặc tính của văn nghệ sĩ phái lãng mạn.
− Romantisme tức là lãng mạn, trong đó có tính âu sầu ủy mị, khao khát đời sống nội tâm.
− Érotisime tức là tình tứ, tình dục, có thể đi đến chỗ dâm đãng.
− Utopie tức là mơ mộng viễn vông, không tưởng, ảo vọng, không thực tế. Các đặc tính này làm cho đương sự rất dễ bị xúc cảm, dễ sa ngã, nhất là khi gặp các sao đa dầu, lãng mạn, đa dâm khác. Nếu đi với Xương Khúc thì khuynh hướng lãng mạng, tình tứ càng nổi bật. Nếu đi với Thiên Đồng thì càng nông nổi, hay thay đổi, thích mới bỏ cũ.
b) THÁI ÂM HÃM ĐỊA
Cũng như đối với Thái Dương, Thái Âm ở Sửu Mùi gặp Tuần Triệt án ngữ, thêm Hóa Kỵ càng hay, sẽ được vừa phú, vừa quí như được miếu địa. Tại hai cung này, Thái Âm còn sáng hơn cả Thái Dương đồng cung, vì tọa thủ nơi cung Âm hợp vị. Danh tài càng về già càng hiển đạt vì Thái Âm sáng ăn về hậu vận. Phúc thọ, tai họa xảy ra đối với các trường hợp:
− Thái Âm hãm địa.
− Bị sát tinh, dù miếu địa xâm phạm (như Kình Đà, Không Kiếp, Riêu, Hình, Kỵ).
Đối với hai trường hợp này, đương sự còn bị bệnh tật kể ở mục bệnh lý. Ngoài ra, có thể bị:
− Tật về mắt hay chân tay, đau bụng. − Mắc tai họa khủng khiếp.
− Yểu tử.
− Phải bỏ làng tha hương lập nghiệp mới sống lâu được.
Riêng phái nữ còn chịu thêm bất hạnh về gia đạo như muộn gia đình, lấy kế, lấy lẽ, cô đơn, khắc chồng, xa cha mẹ.
Ý NGHĨA THÁI ÂM VÀ MỘT SỐ SAO KHÁC
a) CÁC BỘ SAO TỐT
Xem mục 8 nói về Thái Dương. − Thái Âm sáng gặp Lộc Tồn
Rất giàu có, triệu phú. Trong trường hợp này, Thái Âm có giá trị như sao Vũ Khúc sáng sủa, chủ về tài lộc.
− Thái Âm đắc địa gặp Hóa Kỵ
Rất tốt đẹp, vừa giàu, vừa sang, vừa có khoa bảng. − Thái Âm sáng gặp Xương Khúc
Rất thông minh, lịch duyệt, từng trải, lịch lãm, tài hoa.
− Thái Âm sáng gặp Tứ Linh (Long Phương Hổ Cái): hiển hách − Thái Âm, Thiên Đồng gặp Kình ở Ngọ
Rất có nhiều uy quyền.
− Thái Âm sáng gặp Đào Hồng
Rất phương phi, đẹp đẽ, được người khác phái mến chuộng, tôn thờ. Đây là bộ sao của minh tinh, tài tử nổi danh. Tuy nhiên, bộ sao này có thể có nhiều bất lợi về tình duyên, có thể đưa đến sự sa ngã, trụy lạc, lăng loàn.
b) CÁC BỘ SAO XẤU
− Nguyệt hãm gặp Thiên Lương chiếu Dâm đãng, nghèo hèn (đối với phái nữ) − Nguyệt hãm gặp tam ám (Riêu Đà Kỵ)
Bất hiển, bị tật mắt, lao khổ, nghèo, họa vô đơn chí, hao tài, bị tai họa liên tiếp, ly tông, bệnh hoạn triền miên. Phụ nữ có thể hiếm con.
− Nguyệt hãm gặp sát tinh: trai trộm cướp. Gái giang hồ, lang thang nay đây mai đó, lao khổ.
− Nguyệt hãm gặp Tam Không: phú quí nhưng không bền. − Nguyệt Đồng ở Tý gặp Hổ Khốc Riêu Tang
Đàn bà rất đẹp nhưng bạc mệnh, đa truân, suốt đời phải khóc chồng, góa bụa liên tiếp.
− Nguyệt Cơ ở Dần gặp Xương Riêu
Dâm đãng, đa tình, sa đọa, hay làm thi văn dâm tình kiểu Hồ Xuân Hương. 9. Ý NGHĨA THÁI ÂM Ở CÁC CUNG
a) Ở MỆNH
Xem sao Thái Dương mục 9-a. b) Ở BÀO
c) Ở THÊ
− Nguyệt, Nhật miếu, vượng địa: sớm có gia đình. − Nguyệt Xương Khúc: vợ đẹp, có học (giai nhân). − Nguyệt, Quyền ở Thân: sợ vợ.
d) Ở TỬ
− Nguyệt Thai Hỏa: có con cầu tự mới nuôi được. − Nhật Nguyệt Thai: Có con sinh đôi.
e) Ở TÀI
− Nguyệt sáng gặp Sinh, Vượng: rất giàu có, kiếm tiền rất dễ dàng và phong phú.
− Nguyệt sáng gặp Vũ chiếu: giàu có lớn. − Nguyệt Tuất, Nhật Thìn: đại phú. f) Ở TẬT
Nguyệt hãm, gặp Sát tinh: gặp nhiều bệnh hoạn triền miên ở mắt, thần kinh,
khí huyết, kinh nguyệt.
Nguyệt, Trì, Sát: hay đau bụng.
g) Ở DI
Nhật, Nguyệt sáng gặp Tam Hóa: được nhiều người quí trọng tôn phục, giúp
đỡ hậu thuẫn. h) Ở NÔ
Nhật Nguyệt Sáng: tôi tớ lạm quyền, có học trò giỏi, người phò tá đắc lực. Nguyệt hãm: tôi tớ vào luôn, không ở lâu.
i) Ở QUAN
− Nhật Nguyệt đồng cung Sửu Mùi không gặp Tuần Triệt: bất hiển công danh, bất đắc chí.
Nguyệt hãm gặp Tả Hữu: làm mụ có tiếng.
j) Ở ĐIỀN
− Nguyệt sáng: điền sản rất nhiều.
Nguyệt hãm: ít của, không có của.
k) Ở PHÚC
Nguyệt sáng sủa: thọ, hưởng âm đức bên mẹ, vợ, mẹ thọ.
l) Ở PHỤ
m) Ở HẠN
− Nguyệt sáng: tài lộc dồi dào, có mua nhà, đất, ruộng vườn, gặp việc hên, sanh con.
− Nguyệt mờ: hao tài, đau yếu (mắt, bụng, thần kinh) bị kiện vì tài sản, bị lương tâm cắn rứt, sức khỏe của mẹ, vợ bị kém.
− Nếu thêm Đà Tuế Hổ, nhất định mất mẹ. − Nguyệt Đà Kỵ: đau mắt nặng, mất của. − Nguyệt Hỏa Linh: đau yếu, kiện cáo. − Nguyệt Hình: mắt bị thương tích, phải mổ. − Nguyệt Cự: đàn bà sinh đẻ khó, đau đẻ lâu.
THÁI DƯƠNG
NAM ĐẨU TINH. DƯƠNG. HỎA