-
Bảng 2.6: Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động của công ty CP Dịch Vụ Hàng Không Sân Bay Nội Bài qua các năm 2009, 2010, 2011
2011 2010 2009
1. Hiệu suất sử dụng của tổng tài sản 1,95 2,36 2,74
2. Hiệu suất sử dụng của TSNH 2,41 3,3 3,67
3. Hiệu suất sử dụng của TSCĐ 12,74 9,78 14,02
4. Vòng quay của tiền 3,6 6,3 9,78
5. Vòng quay các khoản phải thu 22,9 17,37 22,03
6. Vòng quay hàng tồn kho 10,76 12,75 8,1
7. Vòng quay vốn lưu động ròng 2,1 2,7 3,9
8. Kỳ thu tiền bình quân ( 1 năm có 365 ngày ) 0,046 0,062 0,048
(Nguồn: tổng hợp BCTC Công ty CP Dịch Vụ Hàng Không Sân Bay Nội Bài)
Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty CP Dịch Vụ Hàng Không Sân Bay Nội Bài thông qua hiệu suất sử dụng của tổng tài sản và hiệu suất sử dụng của TSNH tương đối ổn định, vòng quay tổng tài sản năm 2009 là 2,74, năm 2010 là 2,36 năm 2011 là 1,95, từ năm 2009 đến năm 2011 vòng quay của tổng tài sản giảm dần, công ty nên tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản hơn nữa. Vòng quay của TSNH năm 2009 là 3,67 tức là một đồng tài sản ngắn hạn chỉ đem lại 3,67 đồng doanh thu. Năm 2010 hiệu quả sử dụng TSNH giảm so vơi năm 2009, một đồng TSNH đem lại 3,3 đồng doanh thu, năm 2011 một đồng TSNH chỉ đem lại có 2,41 đồng doanh thu, hiệu quả sử dụng của TSNH giảm qua các năm, nên công ty cần áp dụng các biện pháp để tăng cường vòng quay sử dụng TSNH.
Hiệu quả sử dụng của TSCĐ của công ty tương đối cao và không ổn định trong 3 năm. Năm 2009 một đồng TSCĐ mang lại 14,02 đồng doanh thu thì năm 2010 là 9,78 đồng và năm 2011 tăng lên 12,74 đồng. Đây là mức sử dụng của TSCĐ khá cao so với các ngành khác do công ty vẫn sử dụng được TSCĐ của mình để phát triển dịch vụ mà không cần phải đầu tư vào TSCĐ nhiều. Công ty cần tăng cường hiệu quả sử dụng TSCĐ hơn nữa, để hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.
Vòng quay của tiền của công ty giảm dần qua các năm, năm 2009 là
9,78, năm 2010 chỉ còn 6,3 và năm 2011 là 3,6. Tỷ số này giảm cũng không phải điều đáng lo ngại đối với công ty tuy nhiên công ty nên tăng tỷ số này, điều này sẽ làm hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
2009 vòng quay khoản phải thu là 22,03 tức là trong 1 năm các khoản phải thu chỉ được thu hồi về 22,03 lần, năm 2010 tỷ số này giảm mạnh chỉ còn
17,37 tức là các khoản phải thu trong năm chỉ được thu hồi về 17,37 lần, và tỷ số này năm 2011 đã tăng mạnh xuống còn 22,9. Vòng quay khoản phải thu các năm rất cao, điều này là do khoản phải thu của công ty là rất nhỏ so với doanh thu đạt được.
Vòng quay hàng tồn kho của công ty không ổn định, năm 2009 tỷ số này là 8,1, năm 2010 tăng lên là 12,75, năm 2011 giảm xuống chỉ còn 10,76, tỷ số này năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010 là do hàng tồn kho của công ty tăng mạnh so với năm 2009, hàng tồn kho công ty năm 2010 tăng lên 56,97% so với năm 2009, đó là dấu hiệu công ty đang có nhiều hàng tồn kho, công ty cần có biện pháp điều chỉnh tỷ trọng hàng tồn kho giảm xuống trong TS của công ty để tăng tỷ số này lên, công ty cũng cần xem xét chính sách sản xuất, nó liên quan đến nguyên liệu, vật liệu tồn kho và chính sách tiêu thụ hàng hóa nó liên quan đến thành phẩm tồn kho và hàng gửi bán của công ty, đặc biệt cần chú ý đến chính sách tiêu thụ hàng hóa vì chi phí bán hàng của công ty tăng mạnh, nguyên nhân một phần là do nhà nước điều chỉnh lương cơ bản tăng làm cho chi phí trả lương cho CBCNV tăng lên, năm 2011 chi phí bán hàng tăng 17,28% so với năm 2010, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 tăng lên 32,45% so với năm 2010 nhưng doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 chỉ tăng 7,66% so với năm 2010. Công ty cần có những chính sách hợp lý để quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả nhất.
Vòng quay của vốn lưu động dòng cũng có quy luật giống như vòng quay khoản phải thu, công ty cần có những biện pháp để tăng tỷ số này ít nhất là bằng mức của năm 2009.
Nhìn chung khả năng hoạt động của công ty còn chưa ổn định, công ty cần có những biện pháp để tăng hiệu quả sử dụng các loài tài sản, tăng hiệu quả quản lý hàng tồn kho, hàng tồn kho… để đạt hiệu quả hoạt động SXKD tốt hơn.