Thế giới đồ vật

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện của l n tônxtôi (giai đoạn 1881 1910) (Trang 42 - 49)

4 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6. Cấu trúc khóa luận

2.1.2. Thế giới đồ vật

Trong nghệ thuật thể hiện nhân vật, việc xây dựng thế giới đồ vật có ý nghĩa quan trọng. Bởi, thế giới đồ vật được miêu tả trong tương quan với thế giới tinh thần, tâm lí nhân vật. Qua những đồ vật gắn với nhân vật, người đọc có thể hiểu được tính cách, đặc điểm, tâm lí của họ.

Nhân vật chính trong truyện Cái chết của Ivan Ilich, Ivan Ilich là một

quý tộc. Với Tônxtôi, thế giới của những kẻ quý tộc là thế giới đầy giả dối: “Những kẻ không giàu lắm cứ học địi bắt chước những người giàu có và bởi

thế những kẻ học đòi này lại đâm ra giống nhau: nào vải bọc lót đồ gỗ, đồ đạc bằng gỗ mun, hoa hoét nào thảm, nào đồ trang trí, thứ mà tất cả những người thuộc hạng nào đó cố bày ra cho giống với tất cả những người thuộc hạng mình [9, 259]. Và ngôi nhà mới của Ivan Ilich cũng được bài trí giống

như thế. Nhà văn đã miêu tả khá nhiều lần hình ảnh của ngơi nhà đó: “phịng

khách tường lót bọc bằng vải màu hồng có thắp một ngọn đèn ảm đạm” [9,

243]. “Nhìn phịng khách cịn chưa bài trí xong, ơng đã thấy nào lò sưởi, màn

SV: NGUYỄN THỊ HUỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 43 KHOA NGỮ VĂN

trên tường và các đồ trang trí bằng đồng…Đặc biệt là ơng tìm mua rẻ được nhiều đồ cổ” [9, 258]. “Những phòng tiếp khách rộng rãi theo kiểu cổ, phòng làm việc bề thế tiện nghi. Ông lựa giấy lót tường, vải bọc lót, mua sắm đồ gỗ, đặc biệt là đồ gỗ cổ, vì ơng cho nó là mang phong cách tao nhã” [9, 257].

Những đồ vật này mang lại cho Ivan Ilich một cuộc sống như mong ước: “thoải mái dễ chịu và lịch sự”. Và bất kì một vết bẩn nào trên khăn trải bàn, một dây buộc rèm cửa bị buột ra đều khiến ông nổi cáu. Ngay cả lúc xử lí cơng vụ, ông cũng tập trung suy nghĩ về căn nhà của mình. Khơng chỉ đồ vật trong ngơi nhà mà Ivan Ilich đã chọn, cả chiếc quan tài đựng xác Ivan Ilich cũng được người vợ chọn, mang đặc trưng của những kẻ giàu có: “Chiếc nắp

quan tài bọc gấm thêu kim tuyến, có tua và đính chiếc lon đánh bóng lống dựng sát tường căn phịng phía ngồi, nơi treo quần áo” [9, 240].

Đối với Ivan Ilich, cuộc sống của y từ học hành, công việc, tới chuyện lấy vợ… tất vả chỉ mang tính “hình thức”. Ngay cả đồ vật trong nhà cũng “chỉ

địi hỏi những hình thức lịch sự bề ngoài mà dư luận xã hội đã quy định” [9,

254]. Chúng không mang nét riêng của Ivan Ilich mà giống như của các nhà quý tộc khác, của “những người thuộc hạng nào đó cố bày ra cho giống với

tất cả những người thuộc hạng mình”. Những đồ vật Ivan Ilich bài trí khiến

cho người ta thậm chí khơng hề chú ý tới, nhưng ông ta cứ tưởng ngôi nhà của mình đặc biệt lắm. Nhưng, những người bạn của ơng đều nói với ơng căn nhà được bài trí một cách tuyệt vời. Những lời khen lấy lịng này khiến cuộc sống của Ivan Ilich tràn ngập sự giả dối. Nó khiến ơng cảm thấy sung sướng và thoải mái. Nhưng điều đó cũng góp phần làm câu chuyện kể về cuộc đời đã qua của Ivan Ilich là “câu chuyện đơn giản, bình thường nhất và khủng khiếp

nhất” [9, 247].

Một sự kiện đã xảy đến với Ivan Ilich, ông bị bệnh. Trong thời gian này, Ivan Ilich có thời gian suy nghĩ lại mọi chuyện đã qua, từ bạn bè, công việc,

SV: NGUYỄN THỊ HUỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 44 KHOA NGỮ VĂN tới gia đình. Ơng đều hoài nghi và nhận ra sự giả dối của chúng. Cả những đồ vật trong căn phịng tiện nghi, sang trọng nếu Praxkơvia Phêđơrốpna vẫn thấy thích thú hài lịng thì Ivan Ilich trong những ngày cuối đời lại cảm thấy ngột ngạt tù túng: “Quả thật ta đã hi sinh đời mình ở đây, chỗ tấm rèm treo cửa sổ

này, như một cuộc tấn cơng vậy. Có lẽ nào như thế? Thật khủng khiếp và ngu xuẩn biết bao” [9, 278]. Thay đổi suy nghĩ về những đồ vật xung quanh, Ivan

Ilich đã nhận ra sự giả dối và vô nghĩa của cuộc sống trong phần đời đã qua

của mình. Như vậy, việc xây dựng thế giới đồ vật trong truyện Cái chết của

Ivan Ilich đã cho người đọc thấy rõ ràng hơn chân dung của kiểu nhân vật

“quý tộc sám hối”.

Thế giới đồ vật gắn với nhân vật đức cha Xerghi trong truyện ngắn cùng tên, khi đi tu là những vật rất đơn giản, bình thường. Trong khơng gian nhỏ hẹp của hang núi, cha Xerghi đã có 23 năm sống khổ hạnh. Đó là cuộc sống của một nhà tu khắc khổ: “Tu phịng là một cái hang đào trong núi. Gần đó là

một cái hõm dùng làm chỗ ngủ, có đệm rơm, một chiếc bàn nhỏ và một cái giá để đặt ảnh thánh và sách” [9, 317]; “giường của ơng - đó chỉ là tấm ván có phủ thảm lót” [9, 325]; “trong buồng chỉ kê chiếc giường, phía trên giường là một giá sách nhỏ. Trong góc buồng có chiếc bàn để ảnh thánh. Ở cửa ra vào có đinh treo áo chồng lơng và áo lễ. Trên bàn để ảnh thánh là ảnh Cha Kitơ giữa vịng mận gai cà chiếc ảnh nhỏ” [9, 325]. Những đồ vật này là hình

ảnh quen thuộc, bình thường trong cuộc sống của một ẩn sĩ. Tuy vậy, chúng khơng hề giản đơn, bình thường mà đối lập với tâm trạng chứa đầy “bão tố” của cha Xerghi. Trong năm thứ sáu sống ẩn dật, cha Xerghi đã bị người phụ nữ quý tộc Makốpkina quyến rũ. Để thoát khỏi sự ham mê của dục vọng, cha Xerghi đã mị mẫm tìm chiếc thớt gỗ mà ơng dùng bổ củi và chiếc rìu để chặt một đốt ngón tay. Ơng muốn dùng nỗi đau xác thịt để chống lại nỗi đam mê thể xác của mình. Trong những năm khổ hạnh tiếp theo, cha Xerghi đã cầm

SV: NGUYỄN THỊ HUỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 45 KHOA NGỮ VĂN lại chiếc rìu đó sau khi ông “phạm tội” với con gái lão lái buôn. Song, ơng khơng cịn dũng khí cầm nó để chặt đốt ngón tay mình lần nữa.

Khi sống giữa sự mâu thuẫn của danh vọng và sự hoài nghi, cha Xerghi bên cạnh sự thoải mái, hài lịng, vẫn có cảm giác mệt mỏi. Ơng từng có ý nghĩ muốn thốt khỏi cuộc sống đó. Ơng đã chuẩn bị đồ vật cho “cuộc chạy trốn

của mình”: “ơng chuẩn bị cho mình một chiếc áo cánh của nơng dân, những mảnh vải quấn chân, áo chồng dài káp - tan và chiếc mũ lơng” [9, 333]. Tuy

vậy, cha Xerghi đã không vượt qua sự cám dỗ của con quỷ, và chiếc áo nơng dân chỉ cịn gợi nhắc tới những cảm nghĩ về một cuộc chạy trốn của đức Cha. Cuối cùng, ơng khơng đủ dũng khí để loại bỏ con người dục vọng ra khỏi bản thân. Ý thức tội lỗi không cịn trong ơng nữa. Những đồ ăn của cha Xerghi cũng thể hiện rõ ràng điều này: “Ơng ăn món cháo đặc, uống một cốc nước

chè và dùng nửa chiếc bánh mì trắng. Ơng đã ăn với sự hài lịng đặc biệt chứ không ăn với vẻ kinh tởm và ý thức về tội lỗi như trước đây” [9, 338].

Lúc Cha Xerghi cầu kinh, ông luôn quỳ trước bức ảnh thánh để cầu nguyện. Tuy vậy, những đồ vật ấy vẫn chưa thể giúp ơng tìm được đến với Chúa. Chính việc gặp Praxkôvia Mikhailốpna, khi bà cho ơng khoanh bánh mì và mười kơ - pếch, cũng như khi ông nhận từ tay những nhà quý tộc người Pháp hai mươi kô - pếch, cha Xerghi mới tới gần với Chúa hơn. Bởi lúc này, ơng khơng cịn để ý q nhiều tới dư luận khi nhận đồ vật từ tay người khác. Ơng khơng lấy tiền cho mình, mà ông đã cho một người bạn của mình. Chỉ khi sống vì người khác, chứ khơng ích kỉ, sống cho riêng mình, mới khiến cha Xerghi tới gần với Chúa hơn.

Như tên truyện Sau đêm vũ hội, không gian của câu chuyện gắn với buổi vũ hội của giai cấp quý tộc: “phịng nhẩy lộng lẫy có chỗ dành riêng cho ban

nhạc, rượu sâm banh tuôn chảy lênh láng” [9, 357]. Trong khung cảnh ấy,

SV: NGUYỄN THỊ HUỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 46 KHOA NGỮ VĂN gia đình Piốt là một gia đình tuy khơng giàu có nhưng rất đáng mến, bởi lúc này, tình yêu anh dành cho Varia rất mãnh liệt. Anh thấy đại tá Piốt đi “Đôi

ủng vuông theo kiểu cổ và khơng có gót cao”, còn nàng Varia cầm trên tay

“chiếc quạt lông trắng rẻ tiền” [9, 360]. Tuy nhiên, anh có thể nhận ra tình u thương con gái của viên đại tá. Để đưa con gái yêu quý ra mắt xã hội và may mặc cho cô con gái ấy, ông ta không mua sắm đôi ủng thời thượng mà mang đôi ủng tự gia công. Nhưng chứng kiến hành động đánh đạp tàn bạo người lính của ơng ta, Ivan Vaxiliêvích đã thay đổi cách nghĩ của mình. Viên đại tá đã yêu cầu binh lính “mang chiếc gậy mới đến đây” [9, 357]. Chiếc gậy dùng để đánh anh lính Tatarơ vì tội bỏ trốn: “mỗi lần gậy vút xuống, người

chịu tội lại dường như ngạc nhiên, quay bộ mặt nhăn nhúm vì đau đớn về phía cây gậy giáng xuống” [9, 363]. Chiếc gậy đánh trên lưng Tatarơ khiến

anh khơng cịn mang dáng dấp của một thân người nữa. Hình ảnh chiếc gậy mang ý nghĩa tượng trưng, bởi những người lính Nga đương thời đã dùng hình ảnh cây gậy để ám chỉ Nga hoàng cũng như những hành động tàn bạo của ơng ta. Chính vì vậy, việc L.Tơnxtơi sử dụng chiếc gậy khiến truyện Sau

đêm vũ hội có giá trị hiện thực rất cao. Nhờ đó mà người đọc có thể nhận ra

bộ mặt tàn bạo và độc ác của chế độ Nga hoàng đương thời.

Từ việc khảo sát, chúng tôi nhận thấy thế giới đồ vật trong bốn truyện đều được chia làm hai thái cực. Một bên là những ngơi nhà, phịng khách, sang trọng, đầy đủ tiện nghi của giới quý tộc, một bên chứa với những đồ vật rất bình thường, đơn giản gắn với ngôi nhà của những người nơng dân, song ở đó lại có những nhân vật được tác giả ngợi ca, chứ không phải là những con người bị phê phán như trong những căn phòng quý tộc kia. Như trong truyện

Cái chết của Ivan Ilich, những căn phòng khách sang trọng, tiện nghi được miêu tả với “đèn nến sáng choang” [9, 260]. Trong Sau đêm vũ hội tác giả cũng đã miêu tả : “phòng nhẩy lộng lẫy có chỗ dành riêng cho ban nhạc,

SV: NGUYỄN THỊ HUỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 47 KHOA NGỮ VĂN

rượu sâm banh tuôn chảy lênh láng” [9, 357]. Thì cũng trong những truyện

đó, L.Tơnxtơi lại miêu tả những căn phịng của những người nơng dân rất đơn giản. Đó là căn hộ của bà lão dạy nhạc trong truyện Đức cha Xerghi “Căn hộ

nhỏ quá. Thoạt đầu đã ngăn ra một phịng nhỏ xíu, gần cái buồng gác xép nho nhỏ dành riêng cho bà, nhưng sau đó ngay cả cái buồng xếp nho nhỏ đó bà cũng dành nốt cho đứa con gái” [9, 346]. Điều này được thể hiện rõ nhất qua truyện Khatgi - Murat. Đây là truyện dài nhất trong số bốn truyện. Thế

giới đồ vật trong truyện nhiều hơn trong số ba truyện trước đó. Cũng như các truyện khác, trong truyện này các đồ vật vẫn được phân chia thành hai nửa, một gắn với cuộc sống của giai cấp quý tộc, còn một gắn với cuộc sống của những người nông dân. Trong tác phẩm, nhà văn đã dùng phép đồng hiện thay đổi khơng gian: Khatgi - Murat, những người lính nơng dân được miêu tả trong không gian rộng, gắn với thiên nhiên cịn khơng gian của giới q tộc là không gian hẹp, vô nghĩa. Những gian phòng, bàn ăn, tiệc tùng của giới quý tộc đối lập với những ngôi nhà nghèo nàn, tàn tạ vì chiến tranh của những người nơng dân. Ngơi nhà Vôrôntxốp gắn với những cuộc chơi bài thâu đêm, với cuộc sống nhàm chán, tẻ ngắt của giới q tộc, cịn ngơi nhà Pơtơratxki gắn với câu chuyện của người nông dân Vôvalô với những tâm sự của anh ta về thân phận tôi hèn của mình. Trong khi những người chỉ huy được sống trong những ngơi nhà sang trọng, thì những người lính lại sống trong những điều kiện tồi tàn: “Cửa sổ các ngơi nhà nhỏ dành cho lính ở trong trại đã tối

om từ lâu, nhưng các cửa sổ ở một trong những ngôi nhà đẹp nhất của pháo đài vẫn cịn le lói ánh đèn” [9, 381]. Ngay cả khi bị thương, những người lính

cũng khơng được chăm sóc một cách tốt nhất. Anh lính Ápđêép khi bị thương, đã được đưa vào bệnh viện, nhưng anh không qua khỏi, bởi cơ sở vật chất của bệnh viện quá tồi tàn. Nó được “đặt trong một ngôi nhà nhỏ lợp

SV: NGUYỄN THỊ HUỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 48 KHOA NGỮ VĂN của cơng tước X.M. Vơrơntxốp lại rất sang trọng. Ơng “sống một cách sang

trọng trong pháo đài nhỏ bé của vùng Kapkadơ này, ở đây chưa từng có ai sống như thế bao giờ” [9, 381]. Sự đối lập này tạo nên một ngôn ngữ nghệ

thuật biểu hiện thế giới quan niệm của tác phẩm. Khơng gian của Nga hồng và bọn người chân tay của ông ta là không gian đơn điệu, nhàm chán, buồn tẻ cịn khơng gian của Khatgi - Murat và những người nông dân là không gian của sự thuần khiết, trong sáng đóng vai trị quan trọng khắc hoạ những nét tính cách nhân vật. Chỉ ra sự mâu thuẫn giữa cuộc sống bình dân với cuộc sống quyền quý, L.Tônxtôi đã phê phán và tố cáo sự độc ác của chính quyền Nhikơlai I.

Trong khơng gian gắn với cuộc sống quý tộc, vợ chồng công tước Vôrôntxốp, cả Nga hồng Nhikơlai I… cảm thấy sang trọng, ấm cúng, cần thiết và phù hợp với lối sống của họ thì Ivan Ilich, cha Xerghi, và cả Khatgi - Murat luôn cảm thấy ngột ngạt, tù túng. Trong đêm vũ hội ở nhà tổng tư lệnh mặt trận Vôrôntxốp, dù cảnh vật xung quanh rất sang trọng: “Dàn nhạc ẩn

trong vườn cây mùa đơng, tiếng nhạc vang vào căn phịng lớn sáng choang”

[9, 420]; nhưng Khatgi - Murat cảm thấy cô đơn. Ông dửng dưng đưa mắt nhìn khách khứa. Giống như lần đầu tiên tới rạp hát được xây dựng theo kiểu phương Đông, ông “khơng tỏ vẻ ngạc nhiên mà cịn lộ vẻ thờ ơ”. Cũng như viên sĩ quan Butle chỉ huy đại đội năm, khi “nhìn vào những ngơi nhà bằng

đất quét vôi trắng bên phải” anh thấy “thật nhức mắt”. Cịn “nhìn về bên trái: những quả núi đen thẫm được cây rừng phủ kín nhơ cao, chạy tít ra xa và dãy núi tuyết mờ đục thấp thống sau hẻm núi trơng lúc nào cũng tưởng là mây”

[9, 459], anh lại thấy “vui vẻ và yên lòng”.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, thế giới nhân vật bốn truyện trong bốn truyện được Tônxtôi sử dụng biện pháp tả rất rõ nét về chân dung ngoại hình cũng như thế giới đồ vật. Đặc biệt, nhà văn đã tả về các nhân vật quý tộc

SV: NGUYỄN THỊ HUỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 49 KHOA NGỮ VĂN và những người nông dân ở hai thế đối lập nhau. Nếu những người quý tộc được tác giả miêu tả mang vẻ sang trọng, giàu sang, thì đối lập với họ là những người nơng dân lại rất bình dị, đơn giản. Nhưng vẻ bề ngồi của ngoại hình cũng như thế giới đồ vật của hai giai cấp lại đối lập với bản chất của họ. Qua đó, nhà văn đã thể hiện tư tưởng của mình, phủ nhận cuộc sống của giới quý tộc và cũng của chính bản thân ơng. Nó cũng thể hiện cho sự chuyển biến tư tưởng của nhà văn L.Tôxtôi, từ lập trường của một quý tộc đại địa chủ chuyển sang lập trường nông dân gia trưởng.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện của l n tônxtôi (giai đoạn 1881 1910) (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)