4 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6. Cấu trúc khóa luận
2.1.1. Chân dung, ngoại hình
Nhân vật văn học xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả bằng các phương thức nghệ thuật. Các phương thức này hết sức đa dạng và phong phú. Sự lựa chọn chi tiết miêu tả chân dung, ngoại hình được coi là những yếu tố đầu tiên trong hệ thống các phương thức thể hiện nhân vật.
Giáo sư Hà Minh Đức trong cuốn Cơ sở lí luận văn học thì cho rằng:
“Ngoại hình là một khái niệm nhằm để chỉ chân dung, diện mạo, cử chỉ, tác
phong, y phục, tóm lại là tồn bộ những biểu hiện tạo ra dáng vẻ bên ngoài của nhân vật” [4,87].
Khi miêu tả nhân vật, Tônxtôi thường chú ý đến những chi tiết thể hiện hình thức bên ngồi như quần áo, cử chỉ, thái độ, lời ăn tiếng nói riêng… Qua đó, góp phần thể hiện tính cách, con người nhân vật.
Trong truyện Cái chết của Ivan Ilich, L.Tơnxtơi tập trung miêu tả tâm lí, khắc hoạ những biến đổi trạng thái cảm xúc của Ivan Ilich. Như vậy nhân vật chính được chú trọng miêu tả tâm lí chứ khơng miêu tả nhiều qua ngoại hình. Chân dung ngoại hình của Ivan Ilich chỉ xuất hiện qua một vài nét. Khi cịn là thanh niên trang phục của ơng chỉ được miêu tả trong một câu: “Chiếc áo dài
hiệu của Sarmer, đeo ở dây đồng hồ một chiếc huy chương” [9, 248]. Tới khi
bị bệnh, Ivan Ilich thể trạng rất gầy “đơi chân gầy guộc đi bít tất”. Cả ngày ông sống trong cô độc, luôn “nằm ngửa và rên rỉ” vì nỗi đau. Căn bệnh giày vị ơng, song những nỗi đau về thể xác không bằng nỗi đau tinh thần của ơng. Khi nhìn thấy vợ con và những người bạn sống vui vẻ, Ivan Ilich luôn cảm thấy ganh tị. Chỉ khi ở bên anh hầu Ghêraxim, Ivan Ilich mới cảm thấy thoải
SV: NGUYỄN THỊ HUỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 35 KHOA NGỮ VĂN mái. Dù là một mugic, nhưng Ghêraxim vẫn mang nét đẹp khoẻ khoắn của ngoại hình và cả sự thiện lương nữa: “Ghêraxim là một chàng trai trẻ tuổi
sạch sẽ, tươi tắn nhờ cơm gạo thành phố mà béo đẫy người ra” [9, 279];
“Hàm răng trắng đều đặn trắng muốt, đi đôi giày vải to tướng, mặc áo sơ mi
vải hoa sạch sẽ, tạp dề bằng vải gai” [9, 280]… Và khi nhìn vào khn mặt
gầy gị của Ghêraxim, Ivan Ilich đã tự hỏi mình, liệu ơng đã sống không ra sống hay chăng? Ngoại hình cũng như tính cách của Ghêraxim khiến Ivan Ilich cảm thấy thoải mái, cũng như việc nhìn nhận lại cuộc sống đã qua của ơng. Nó giúp ơng “sám hối” cho phần đời đã qua của mình và chấp nhận cái chết đang tới gần.
Qua khảo sát trong bốn truyện của L.Tônxtôi, các nhân vật thuộc giới quý tộc được ông xây dựng chân dung chủ yếu qua trang phục. Giới quý tộc trong truyện Cái chết của Ivan Ilich cũng được miêu tả như vậy. Petơriép Ivanơvích, con rể tương lai của Ivan Ilich là một người thuộc giới quý tộc: “mặc áo đi én, tóc uốn quanh, chiếc cổ dài đầy đặn, đi găng trắng đội mũ
trắng” [9, 289]. Nhân vật Svátxơ được miêu tả: “Bộ râu quai nón kiểu Anh, thân hình gầy guộc trong chiếc áo đuôi tôm” [9, 240]. Vẻ ngoài vui vẻ, hài
hước của anh khiến Ivan Ilich nhớ lại mình mười năm trước, và điều đó càng khiến ông ganh tị hơn. Và bộ dạng vui vẻ của Svátxơ trong đám tang của Ivan Ilich: “Dáng đứng choãi hai chân, hai tay quặt ra sau lưng, nghịch nghịch
chiếc mũ lễ” khiến người đọc có thể cảm nhận rõ ràng hơn bộ mặt ích kỉ, cá
nhân của giới quý tộc Nga đương thời.
Nhân vật chính cha Xerghi trong truyện ngắn cùng tên, được miêu tả khi còn chưa đi tu là một thanh niên quý tộc đẹp trai “cậu đẹp trai và nhanh nhẹn
dù vóc người có cao hơn mức bình thường”. Bởi vậy, trong con mắt của
Makốpkina, cha Xerghi rất đẹp: “Mái đầu với những chùm tóc xoăn hoa râm
SV: NGUYỄN THỊ HUỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 36 KHOA NGỮ VĂN 325]. Bà ta đã nhìn và cảm nhận được phần dục vọng trong con người cha Xerghi. Nhưng, hành động chặt một đốt ngón tay của cha đã khiến bà suy nghĩ lại. Sau cuộc gặp cha Xerghi một năm, bà đã sống một cuộc sống khổ hạnh trong tu viện.
Khi sống một cuộc sống của ẩn sĩ, cha Xerghi vẫn mang dáng vẻ của một cha cố: “Chịm râu của ơng dài và bạc trắng như cước, riêng mái tóc tuy
thưa, nhưng vẫn đen nhánh và loăn xoăn” [9, 331]. Nhưng, dưới khuôn mặt
đạo mạo này, cha Xerghi chưa tìm thấy Chúa. Cha Xerghi sau khi “phạm tội” với con gái ông lái buôn đã thay một bộ đồ của nơng dân để đi tìm Chúa, để xưng tội và cầu mong sự cứu rỗi cho linh hồn ông. Khi tới gặp người bạn thời thơ ấu, vượt qua ba trăm vex - xta, ngoại hình của cha Xerghi đã thay đổi: “Quần áo rách rưới, người gầy tọp đi, da đen nhỏm, mái tóc ơng đã cắt ngắn,
chiếc mũ lông kiểu nông dân cũng tàng tàng như thế” [9, 346]. Trong bộ dạng
này, cha Xerghi trở thành một người hành hương. Ông đã đi lang thang suốt tám tháng, sau khi bị bắt, ông tới Xibiri và sống một cuộc sống như một người lao động chân đất.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy Tônxtôi khi viết về những nhân vật quý tộc thường miêu tả chân dung, ngoại hình rất đẹp. Nhưng vẻ đẹp đó hồn
tồn đối lập với bản chất con người họ. Cũng bởi vậy, trong truyện Đức cha
Xerghi, các nhân vật quý tộc, đặc biệt là các nữ nhân vật đều rất đẹp. Người
vợ chưa cưới của Kaxatxki đã lừa dối ơng khi là nhân tình của Nga hồng Nhikôlai, nhưng lại mang một vẻ đẹp thánh thiện: “Maria đẹp lạ lùng trong
chiếc áo dài trắng bằng sa. Cô dường như là hiện thân của sự trinh bạch và tình yêu” [9, 307]. Nhân vật Makốpkina là một phụ nữ quý tộc đẹp giàu có,
“vận chiếc áo chồng bằng lơng chó trắng đội mũ lơng, khn mặt đơn hậu
sợ hãi rất dễ thương” [9, 322]. Nhưng ẩn sâu dưới khn mặt đẹp đẽ đó lại là
SV: NGUYỄN THỊ HUỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 37 KHOA NGỮ VĂN khẳng định mình bằng cách chinh phục, quyến rũ đàn ơng. Những người phụ nữ quý tộc này khác xa với ngừời đàn bà nghèo khổ Praxkơvia Mikhilốpna cả về tính cách lẫn ngoại hình. Từ một cơ bé Pasenka gầy gị có “cặp mắt to hiền
lành và bộ mặt bẽn lẽn nụ cười nhăn nhó, hiền lành nhẫn nhục” [9, 343]; giờ
đây, bà trở thành một người đàn bà vô duyên, tầm thường, bất hạnh và đáng thương. Bà bị chồng đánh đập, và những năm tháng sống nghèo khổ đó in đậm trên khn mặt bà: “cái cổ gầy gò, héo hắt với những mạch máu lớn ở
phía dưới tai và cụm tóc thưa màu hung nhạt đã điểm bạc”[9, 349]. Nhưng,
dù nghèo khổ, bất hạnh bà vẫn sống thiện lương và hơn cả là bà đã tìm thấy Chúa, một vị Chúa nguyên thuỷ nhất, Chúa của những con người lao động.
Truyện Sau đêm vũ hội viết về một cuộc trị chuyện của Ivan Vaxiliêvích và những người bạn. Trong cuộc trị chuyện này, Ivan đã kể về một tình u của mình. Khi cịn là thanh niên, ơng đã yêu nàng Varia B. Trong đêm vũ hội của nhà thống đốc tỉnh, ông đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nàng. Varia là một “giai nhân tuyệt đỉnh, người dong dỏng cao, cân đối yêu kiều và uy
nghiêm. Nụ cười tươi rói khoé miệng. Cặp mắt xinh đẹp, sáng ngời, cùng toàn bộ hình dáng yêu kiều, tươi trẻ. Hình dáng cao, cân đối trong chiếc áo dài màu trắng, dải thắt lưng hồng, gương mặt rặng rỡ ửng hồng với đôi má lúm đồng tiền và cặp mắt dịu dàng, đáng yêu” [9, 357]. Trong đêm vũ hội đó,
những người phụ nữ quý tộc khác cũng ăn diện rất đẹp. Bà vợ thống đốc tỉnh: “đầu gài các đai kim cương, mặc áo dài bằng nhung màu nâu, nhưng hở vai
và ngực mũm mĩm, trắng ngần”. Viên đại tá Piốt Vlađixlanôvich ở buổi vũ
hội trong con mắt của mọi người rất đáng mến: “ông già đẹp lão, cân đối cao
lớn, tươi tỉnh. Bộ mặt ông ta hồng hào với bộ ria bạc uốn cong kiểu hoàng đế Nhikơlai I…nụ cười dịu dàng, tươi vui. Thân hình ơng ta thật đẹp, ngực rộng, ưỡn ra đúng kiểu nhà binh, đôi vai cứng cáp, đôi chân dài cân đối” [9, 360].
SV: NGUYỄN THỊ HUỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 38 KHOA NGỮ VĂN
nịch, thân hình cao lớn, oai vệ của ông đại tá chuyển động theo bên cạnh kẻ bị hình phạt”; “ơng ta vung bàn tay khoẻ mạnh đi găng da của mềm của mình tát vào mặt người lính” [9, 364]. Nếu Ivan Vaxiliêvích khơng tận mắt chứng
kiến tất cả thì anh vẫn đặt niềm tin vào viên đại tá. Trong bóng đêm của buổi vũ hội, viên đại tá được bao bọc bởi vẻ ngoài hào hiệp, hay cười, lịch sự. Sau đêm vũ hội, ánh sáng đã phơi bày tội ác của ông.
Trong truyện này nhà văn đã miêu tả về ngoại hình hai nhân vật khơng thuộc giới thượng lưu, đó là anh lính bị đánh vì tội chạt trốn Tatarơ và bác thợ rèn. Người thợ rèn mặc “áo lông cộc lấm lem ngồi khốc tạp dề” [9, 363]. Nhưng bác lại tỏ ra bất bình trước hành động của những người lính. Anh lính Tatarơ được miêu tả: “Chân lội bì bõm trong tuyết tan”. Việc bị đánh đập tàn nhẫn khiến người ta khơng cịn nhận ra thân người anh ta nữa: “người cởi
trần bị trói vào hai khẩu súng của hai người lính áp tải”; “đó là một cái gì đó loang lổ, ướt nhẹp, đỏ lịm” [9, 364].
Trước và sau đêm vũ hội là hai hình ảnh khác nhau mà Ivan Vaxiliêvích nhận được. Một bên là hình ảnh của giới q tộc khốc chiếc mặt nạ mang vẻ đẹp xa hoa, lộng lẫy. Bên cịn lại là hình ảnh những người lao động nghèo khổ, chân thật, chất phác. Như vậy, sự đối lập của ngoại hình cũng như bản chất các nhân vật khiến ta nhận thức rõ ràng hơn sự độc ác, tàn bạo của chế độ Nga hoàng.
Truyện dài Khatgi - Murat theo khảo sát của chúng tơi có tới 286 nhân
vật. Tuy vậy, các nhân vật được miêu tả về ngoại hình là 70/286 nhân vật. Những nhân vật thuộc giới quý tộc cũng như những ba truyện trên của L.Tônxtôi được miêu tả về ngoại hình chủ yếu là qua trang phục: “Hơn một
trăm người đàn ông mặc sắc phục và đàn bà mặc áo dài đẹp, hở cổ, đứng theo thứ bậc run rẩy” [9, 451]… Đặc biệt nhân vật lịch sử Nga hoàng
SV: NGUYỄN THỊ HUỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 39 KHOA NGỮ VĂN
Nếu Nhikôlai I trong truyện Đức cha Xerghi được miêu tả khá hời hợt “vóc
người cao lớn, vận quân phục, ngực ưỡn, sống mũi chim ưng trên hàng ria mép với bộ râu quai nón tỉa tót, cất giọng oai nghiêm” [9, 303], trong truyện Sau đêm vũ hội, ông xuất hiện một cách gián tiếp qua hình ảnh cây gậy thì
truyện Khatgi - Murat, nhân vật lịch sử này được tác giả dành hẳn một
chương XV để miêu tả. Trong buổi vũ hội hố trang, “ơng đội chiếc mũ kị
binh cận vệ có hình con chim ở chỏm đầu”. Khi thiết triều, ông mặc “bộ qn phục đính lon, các hn chương có dải… bộ ngực ưỡn và cái bụng thắt đai quá chặt nên nó vẫn phình ra ở phía trên và phía dưới”. Trong phịng làm
việc, ông “mặc áo đuôi én màu đen,… cặp mắt khơng sinh khí nhìn những
người khác bước vào… đơi mơi mím chặt dưới bộ ria cong vểnh lên, đơi má béo phì... ” [9, 451]. Chân dung ngoại hình này, cùng với những độc thoại nội
tâm cũng như đối thoại đã giúp người đọc thấy được một chân dung Nga hồng tàn bạo, độc ác, sống xa hoa, phóng túng.
Đối lập với những người thuộc tầng lớp quý tộc, những người dân Nga và những người dân tộc miền núi lại xuất hiện với những trang phục khá bình thường. Có thể nói, L.Tơnxtơi khá am hiểu cuộc sống của những người nông dân cả về tính cách lẫn ngoại hình. Những nhân vật này được miêu tả kĩ lưỡng. Những người nông dân Nga được ông miêu tả khá chi tiết về quần áo. Dù chỉ là nhân vật phụ song bố mẹ anh lính Ápđêép được miêu tả chi tiết về trang phục: “mặc áo chồng lơng còn mới và áo kaptan, chân quấn xà cạp
bằng mảnh len trắng sạch”, còn bà mẹ: “Bà lão chân quấn xà cạp bằng mảnh vải len đan dày dặn, xỏ đơi giày bện bằng vải cây cịn mới” [9, 407]. Những
người dân tộc thường xuất hiện với hình ảnh chiếc áo tser - ke - xka với đủ các màu sắc khác nhau: trắng, xám, đỏ… và thêm cả chiếc áo lông. Những người dân nghèo, chiếc áo tser - ke - xka của họ được miêu tả là rách tả tơi. Như nhân vật Bata, người đưa thư của Khatgi cho quân Nga: “chân ngắn
SV: NGUYỄN THỊ HUỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 40 KHOA NGỮ VĂN
ngủn, gân guốc, mặc chiếc áo tser - ke - xka rách tả tơi màu càng, tay áo rách tướp, lủng lẳng như tua” [9, 373].
Trong số bốn truyện khoá luận này khảo sát, nhân vật chính trong truyện
Khatgi - Murat được tập trung khắc hoạ về ngoại hình nhiều nhất. Những chi
tiết này khiến nhân vật hiện lên khơng chỉ chân thực mà cịn rất sống động. Khatgi - Murat được miêu tả khá chi tiết: “Cặp mắt lanh lợi chân hơi thọt.
Bắp tay trắng trẻo lực lưỡng”. Dù chân bị thọt nhưng ông vẫn khiến mọi
người phải sửng sốt “vì sự mau lẹ phi thường khi chuyển quân và sự táo bạo
khi tấn công”. Khatgi - Murat luôn thành công khi hành quân và đột kích.
Ơng thường “mặc áo terke - xka trắng, đội mũ lơng cáo có quấn vành khăn
xếp, đeo vũ khí nạm vàng, cặp mắt mở to, chăm chú nhìn vào người khác”.
“Chân ống quấn xà cạp đen và đi đơi giày mịn khơng đế bó sát lấy chân,
cũng màu đen, đầu tóc cắt ngắn, đội mũ lơng cao, kèm khăn xếp” [9, 417]. …
Khatgi - Murat khiến người ta cảm nhận sự gần gũi thân thiện khi giao tiếp với ông: “một con người giản dị nhất đang mỉm cười đôn hậu, đến mức anh
thấy dường như đó khơng phải là một người bạn xa lạ, mà là một người bạn ông đã quen biết từ lâu… Cặp mắt mở to chăm chú nhìn vào những người khác một cách bình tĩnh và sáng suốt” [9, 395].
Lấy ngoại hình chân dung để phản ánh tâm trạng nhân vật cũng là một trong những thủ pháp sắc bén của Tônxtôi. Với Khatgi - Murat, nhà văn không chú ý miêu tả vẻ xấu - đẹp trên khn mặt mà tuỳ theo hồn cảnh đặc tả nét thay đổi qua nụ cười của nhân vật. Qua đó, bạn đọc có thể thấy được sự giản dị, trong sáng trong chiều sâu tâm hồn nhân vật. Nụ cười ngây thơ của ông được tác giả miêu tả rất nhiều lần: “nụ cười vẻ hồn hậu ngây thơ”[9, 395]; “nụ cười vui vẻ ánh lên trong mắt ông” [9, 397]. “Khatgi - Murat im
lặng, sau đó ngẩng đầu lên, hất chiếc mũ lông cao sau gáy, mỉm cười, nụ cười ngây thơ đặc biệt khiến cho cả Maria Vaxiliépna cũng say mê” [9, 422].
SV: NGUYỄN THỊ HUỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 41 KHOA NGỮ VĂN
“Rút từ túi ngực bên trong áo tser - ke - ka chiếc đồng hồ của Vôrôntxốp, thận trọng ấn lò xo nhỏ và nghiêng đầu lắng nghe, miệng cố ghìm một nụ cười ngây thơ” [9, 452]. Nụ cười và sự giản dị ấy khiến người ta cảm thấy
thân thiện. Chúng đối lập hoàn toàn với sự “khiếp sợ” và “run rẩy” của mọi