4 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6. Cấu trúc khóa luận
2.3. Độc thoại nội tâm
Trong cuốn Thi pháp tiểu thuyết Tônxtôi, giáo sư Nguyễn Hải Hà đã đưa ra định nghĩa về độc thoại nội tâm. Đó là “tiếng nói bên trong tâm hồn của
nhân vật, là ý nghĩ thầm kín, là lời tự nhủ thầm hoặc nhân vật tự nói to lên với mình”. Độc thoại nội tâm bộc lộ đời sống làm hiện rõ “con người bên trong nó”. Cịn theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán - Trần Đình Sử
- Nguyễn Khắc Phi, thì độc thoại nội tâm là “lời phát ngơn của nhân vật nói
với chính mình, thể hiện trực tiếp q trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dịng chảy trực tiếp của nó” [10,
122].
Độc thoại nội tâm là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng trong việc thể hiện tâm lý nhân vật. Nó xuất hiện trong tác phẩm văn học dưới nhiều dạng thức khác nhau. Đó có thể là lời nhân vật tự “nghĩ” hoặc tự nhủ hoặc nói to với mình và những ý nghĩa này thường được đặt trong dấu ngoặc kép. Đây là hình thức “ngơn từ trực tiếp không diễn tả thành lời của các nhân vật”. Đó cũng có thể là lời nhân vật tự phân thân thành một người khác đối thoại với chính mình… Hoặc là lời độc thoại nội tâm lời nửa trực tiếp, nhưng tới một
SV: NGUYỄN THỊ HUỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 62 KHOA NGỮ VĂN lúc nào đó giọng tác giả hồ vào giọng nhân vật khiến ta khó phân biệt rạch rịi.
Từ việc khảo sát bốn truyện mà khố luận nghiên cứu, chúng tôi đã lập bảng thống kê các lượt độc thoại nội tâm như sau:
S T T Tên tác phẩm Tổng số lần Nhân vật chính Số lần Nhân vật phụ Số lần 1 Cái chết của Ivan Ilich
49 Ivan Ilich 43 Phedo Vaxiliêvích
Svátxơ
Piốt Ivanơvich
1 2 3
2 Đức cha Xerghi 38 Đức cha Xerghi 27 Makốpkina
Kôrôtkôva
10 1
3 Sau đêm vũ hội 5 IvanVaxiliêvích 5
4 Khatgi - Murat 12 Khatgi - Murat 7 Nga hoàng
Lorit Mêlicốp Vavilô
3 1 1
Độc thoại nội tâm là thủ pháp chủ yếu và độc đáo nhất trong nghệ thuật tâm lí L.Tơnxtơi. Trên q trình phát triển hành động của nhân vật, nhà văn thường dùng độc thoại để làm nổi bật tính cách. Trong bốn truyện của Tônxtôi chúng tôi khảo sát độc thoại nội tâm chủ yếu xuất hiện dưới dạng lời trực tiếp của nhân vật. Đây là hình thức độc thoại mang tính truyền thống, lời độc thoại của nhân vật đặt trong ngoặc kép. Song, ngay ở hình thức này, Tônxtôi cũng thể hiện sự sáng tạo của mình.
SV: NGUYỄN THỊ HUỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 63 KHOA NGỮ VĂN Trong Cái chết của Ivan Ilich, nhân vật Ivan Ilich ln bị giằng xé, giày vị bởi cuộc sống giả dối, vơ nghĩa đã qua của mình. Ngịi bút phân tích tâm lý sắc sảo của Tơnxtơi đã thể hiện một cách tinh tế nhất, chính xác nhất xung đột nội tâm trong con người Ivan Ilich. Trước cuộc sống giả dối của những người xung quanh và của chính mình, nội tâm của Ivan đã xảy ra những mâu thuẫn xung đột gay gắt, dữ dội. Nó phản ánh q trình chuyển biến thầm kín nhưng mãnh liệt của những cảm xúc, suy nghĩ của Ivan : “Có cái gì khơng ổn
đây? Phải bình tĩnh, phải nghiền ngẫm lại tất cả từ đầu… phải từ lúc bệnh mới chớm. Sườn mình bị va mạnh và mình chẳng sao, hơm đó cũng như hơm sau, sau đau nhiều, rồi phải đi bác sĩ, rồi rầu rĩ, sầu não, lại phải đi đến bác sĩ; cịn mình thì cứ ngày càng đi gần tới vực thẳm. Sức lực giảm sút gần sát, gần sát vực thẳm, thế rồi mình khơ héo đi, mắt khơng cịn ánh sáng nữa. Và cái chết tới, thế mà mình lại đi nghĩ về khúc ruột, nhưng đó lại là cái chết. Chả lẽ lại là cái chết” [9, 274].
Ngịi bút của Tơnxtơi cịn linh hoạt biến hố các hình thức độc thoại nội tâm bằng các dạng khác nhau. Nhà văn đã để cho nhân vật tự phân thân, đối thoại với chính mình: “Anh cần cái gì? Đó là khái niệm đầu tiên rõ ràng, có
thể diễn tả bằng lời mà ơng nghe thấy, Anh cần gì? Anh cần cái gì ơng nhắc lại - Cần gì ư? Khơng phải đau khổ. Sống ơng đáp... Sống ư? Sống như thế nào? giọng tâm tình hỏi? Sống như tôi sống trước đây, êm đềm dễ chịu…. Giờ đây anh muốn gì? Sống ư? Sống như thế nào ? Sống như anh sống ở toà án, khi viên lục sự xướng lên: “Toà ra” ” [9, 292]. Khi đối thoại với chính
mình, Ivan Ilich dường như đã ý thức được ý nghĩa về cuộc sống và nhìn nhận lại tất cả q khứ của mình, ơng đã sống như thế nào? Những cái mà trước kia ơng hăm hở, hài lịng với nó: tiền bạc, danh vọng, quyền lực… Những điều ơng cố gắng làm để có một cuộc sống lịch thiệp, dễ chịu… giờ đây ơng mới biết được đó thực sự là cuộc sống vô nghĩa và đầy xấu xa. Ivan Ilich đã dùng
SV: NGUYỄN THỊ HUỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 64 KHOA NGỮ VĂN 7 lời độc thoại nội tâm để phơi bày những giằng xé những mâu thuẫn khi tìm ý nghĩa cuộc sống của mình. Ơng liên tục tự hỏi mình: “Có lẽ mình đã sống
khơng ra sống chăng?”; “Nhưng tại sao lại như vậy khi mình đã làm tất cả những gì mình cần làm”; “Thế ngộ quả thực toàn bộ cuộc đời mình, cuộc sống có ý thức của mình “khơng ổn” thì sao?”
Trong Cái chết của Ivan Ilich, nhân vật chính Ivan Ilich đã có 43 lần
dùng lời độc thoại nội tâm, 36 lời là độc thoại nửa trực tiếp, 7 lần là nhân vật tự nói to lên với chính mình hoặc nhân vật tự phân thân thành hai người để đối thoại với chính mình. Từ sự thống kê, ta có thể thấy Tơnxtơi rất ưa sử dụng độc thoại nội tâm lời nửa trực tiếp. Những suy tư, trăn trở của Ivan Ilich, cho thấy nhân vật này luôn quan tâm tới mọi chuyện như công việc, bạn bè, vợ con…những vấn đề trở đi, trở lại trong suy nghĩ của ơng lại là sự hồi nghi về sự sống và cái chết. Ivan đã 12 lần nghĩ về cái chết: “Chả lẽ lại là cái chết?”; “Lẽ nào đó lại là cái chết”; “Cái chết chỉ cịn tính bằng tuần lễ, bằng
ngày, có lẽ ngay giờ đây hay sao?”… và 7 lần nhân vật nghĩ tới sự sống :
“Sống ư? Sống như thế nào?”; “Không có lẽ nào cuộc sống lại vơ nghĩa, xấu
xa như thế?”; “Phải, ta đã sống, và kìa cuộc sống bỏ đi, nó bỏ đi và ta khơng thể nào giữ nó lại được”… Những suy tư trăn trở này phần nào đã phản ánh
sự bế tắc, cô đơn và tuyệt vọng trong đời sống tinh thần của nhân vật ở một thời điểm nào đó. Những lời độc thoại nội tâm này thường phản ánh bi kịch của con người. Nhân vật khi đời sống tâm hồn phong phú, song khơng tự thoả mãn, bằng lịng với mình, ln trăn trở, tìm kiếm mục đích, ý nghĩa của cuộc đời nhưng họ lại vấp phải một cản trở nào đó, hoặc bị mọi người xung quanh quay lưng lại.
Ivan Ilich cứ bị chìm lún trong những ý nghĩa hết lớp này đến lớp khác giày vò ông, đè lên cuộc sống tinh thần của ông. Suy nghĩ của Ivan Ilich chứa đầy những cảm xúc trái ngược nhau. Lúc thì ơng sống trong những hồi niệm
SV: NGUYỄN THỊ HUỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 65 KHOA NGỮ VĂN về thời thơ ấu xa xưa: “Đau đớn quá… Da dê thuộc đắt tiền, không bền, đã
xảy ra chuyện cãi cọ vì nó. Nhưng có một mảnh da dê thuộc khác và một cuộc cãi cọ khác, khi chúng mình dứt nó ra khỏi cặp của bố và bị trừng phạt, cịn mẹ thì mang bánh ngọt đến cho” [9, 295]. Lúc thì ơng phải đấu tranh, giằng
co với thực tại về cuộc sống của ông bên cạnh những người thân “Và họ
chẳng ai hay biết, họ khơng muốn biết, cũng khơng thương xót mình. Họ đang đàn hát… đối với họ đằng nào cũng thế thôi, và họ cũng sẽ chết. Ngốc thật! Mình chết trước cịn họ chết sau. Rồi họ cũng sẽ chết. Vậy mà họ hớn hở vui chơi. Lũ xúc sinh” [9, 274]. Có thể nói, độc thoại nội tâm phản ánh những
xung đột bên trong hết sức căng thẳng, dữ dội của Ivan Ilich, thể hiện thái độ của ông đối với thực tại. Cuộc sống diễn ra hàng ngày trước mặt ông thật nặng nề. Ơng khơng có được người hiểu mình, thương mình bởi vậy ơng cảm thấy cơ đơn hơn bao giờ hết. Ơng tự cho mình là “đồ bẩn thỉu”, “một sự lộn
xộn” khi anh hầu phòng đến dọn phòng cho ơng. Ơng giày vị những người
thân nhưng tất cả đều khơng chú ý đến nỗi đau của ơng, vì thế sự giày vị ấy chỉ làm cho ơng càng trở nên đau khổ, tuyệt vọng. Những mâu thuẫn, bế tắc trong Ivan Ilich bởi vậy mà ngày càng tăng lên, tích tụ, dồn nén lại. Ơng biết rằng “Không thể chống chọi lại được cái chết”, song, ông “khơng thể hiểu
được” vì sao lại như thế. Khi tiếng nói bên trong vang lên mách bảo ông
“Đúng, sự thật đấy”, Ivan cũng khơng làm sao giải thích được. Khơng những thế, Ivan còn bị giày vò, ám ảnh bởi ý nghĩa về cuộc sống “sống không ra
sống” của bản thân ông. Độc thoại nội tâm đã diễn tả những trạng thái tinh
thần hết sức mâu thuẫn và phức tạp trong Ivan. Nó thể hiện sự vận động, và phát triển khơng ngừng của q trình tâm lí trong đời sống nội tâm của Ivan, thể hiện cái nhìn đầy tinh tế, sâu sắc của nhà văn về những điều bí ẩn, sâu kín trong tâm hồn nhân vật. L.Tônxtôi hết sức chú ý giây phút bừng ngộ nhận thức chân lí của nhân vật. Sau bao dằn vặt, đau đớn, giày vò, Ivan đã nhận
SV: NGUYỄN THỊ HUỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 66 KHOA NGỮ VĂN thức ý nghĩa của cuộc sống. Ông trở nên thanh thản, bằng lòng chấp nhận sự đau đớn về thể xác, chấp nhận cái chết đang đến gần. Ông muốn giải thoát cho bản thân và “tự giải thoát” cho bản thân mọi đau khổ. Tiếng nói bên trong lại vang lên nhưng không phải để giày vị ơng mà đem lại cho ơng một luồng ánh sáng mới - ánh sáng ấy thay thế cho cái chết, xoá đi những ám ảnh, sợ hãi từng giày vị trong Ivan khi ơng nghĩ về cái chết, về “cuộc sống không
ra sống” của mình.
Hình thức độc thoại nội tâm trực tiếp được Tônxtôi sử dụng nhiều lần trong truyện Đức cha Xerghi cũng. Đức cha Xerghi có 27 lần độc thoại nội
tâm, 17 trong số ấy là lời trực tiếp, còn lại là 8 lần nhân vật tự nhủ với chính mình. Trong 8 lời ấy, cha Xerghi chủ yếu cầu xin Chúa cứu rỗi cho linh hồn tội lỗi của ông.
Trong tác phẩm của mình, Tơnxtơi đặc biệt coi trọng việc mơ tả q trình tâm lí ẩn sâu trong nội tâm nhân vật. Điều này thể hiện rất rõ trong Đức cha
Xerghi. Trong tác phẩm này, nếu khơng có những dịng độc thoại nội tâm ghi
lại tâm trạng dằn vặt đầy mâu thuẫn của cha Xerghi thì bạn đọc sẽ dễ nhầm lẫn khi đánh giá hành vi “phạm tội” của ông đối với con gái ông lái bn và khó cảm nhận hết được những biến thái phức tạp của quá trình đấu tranh căng thẳng trong con người đức cha trên con đường tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời, tìm kiếm Chúa. Tơnxtơi đã dùng hơn nửa số lần độc thoại nội tâm của cha Xerghi để ghi lại những xung đột dữ dội trong đời sống nội tâm của cha Xerghi, giữa lí trí tỉnh táo và đam mê dục vọng, cám dỗ nhất thời, giữa danh tiếng, địa vị mà ơng đang có trong tay và “một nơi chẳng có gì hết”. Độc thoại nội tâm chỉ ra mâu thuẫn nội tâm của cha Xerghi, khi thì ơng cảm thấy hài lịng với cuộc sống tu hành, với những buổi cầu kinh vô hại, với sự nổi danh, với đám người lũ lượt trong dòng người hành hương kéo đến với ông… Và ơng “tìm thấy
SV: NGUYỄN THỊ HUỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 67 KHOA NGỮ VĂN “khiếp sợ, ghê tởm thân mình” [9, 320] và tự chửi của mình là “đồ đê tiện thế
mà cũng mong trở thành thánh!” [9, 320]. Những dòng độc thoại nội tâm
khơng chỉ thể hiện q trình tự ý thức của cha Xerghi mà còn phơi bày những dằn vặt, giằng xé, những mâu thuẫn hết sức căng thẳng bên trong con người ông. Trong một thời điểm, dường như có hai con người - một của danh vọng một của lương tâm, trách nhiệm cùng tồn tại trong cha Xerghi. Con người của danh vọng thì thơi thúc ông hãy ban phép lạ cho càng nhiều tín đồ càng tốt, vì chỉ có như thế thì danh vọng của ơng mới vang xa, tiếng đồn về “sức mạnh
thần thánh” của ông mới có sức thuyết phục. Trái lại, con người của lương
tâm giày vò cha Xerghi, phủ nhận con người danh vọng của ơng, đối lập hồn tồn với nó. Chính vì thế, Cha Xerghi ln băn khoăn, day dứt về điều “liệu
ơng có thể làm được điều tốt khơng?”. Khi ơng sống khơng phải vì mình mà
vì ý muốn của kẻ khác. Câu hỏi thường xuyên vang lên trong ơng, giày vị ơng khiến ơng khơng thể tìm được câu trả lời và khơng dám quyết định trả lời mình, ấy là: “Mình làm bao nhiêu vì Chúa và bao nhiêu vì con người?”. Và tiếng nói của lương tâm trong Xerghi mạnh đến nỗi ông nhận ra một điều thật đau xót: “Mình khơng phải là một con người uy nghi, mà là một kẻ thảm hại,
nực cười”.
Tônxtôi đã dùng độc thoại nội tâm để tái hiện những chuyển biến mạnh mẽ trong tâm hồn cha Xerghi. Nhà văn để cho nhận vật đối mặt với chính mình, nhìn thẳng vào con người mình tự phán xét. Bởi vậy, những dòng độc thoại nội tâm trong cha Xerghi thể hiện sự hướng nội rất rõ. Nó trở thành phương tiện để nhân vật tự phân tích, đánh giá, bộc lộ con người bên trong. Điều này được thể hiện rất rõ trong hàng loạt những câu hỏi xuất hiện trong những dòng độc thoại nội tâm của cha Xerghi. “Thế ra mình sa ngã ư?”, “Chả lẽ mình sa đoạ đến thế ư?”. Câu hỏi chứa đựng sự hoài nghi lớn nhất đeo đẳng ám ảnh suốt cuộc đời tu hành của cha Xerghi, đó là: “Có Chúa hay
SV: NGUYỄN THỊ HUỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 68 KHOA NGỮ VĂN
không nhỉ?”. Câu hỏi này phản ánh mâu thuẫn hết sức gay gắt bên trong con
người của ông khi ông đi tìm ý nghĩa của cuộc đời, tìm kiếm Chúa. Chính những xung đột nội tâm và những mâu thuẫn, giằng xé trong đời sống tinh thần của cha Xerghi thể hiện rõ sự vận động, phát triển q trình tâm lí, biện chứng tâm hồn và tạo nên bước ngoặt tinh thần có ý nghĩa quyết định số phận đối với Xerghi. Kaxatxki bước vào cuộc đời tu hành để tìm kiếm chân lí, tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời và tìm kiếm Chúa. Nhưng ơng khơng thực hiện mục đích cuộc đời mình bởi cuộc sống tu hành của ơng, mục đích thiêng liêng của cuộc đời ông “đã bị hư danh của người đời bám vào, làm cho nhơ nhớp” [9, 352]. Ơng sống vì bản thân, danh vọng của chính mình. Và ơng chỉ tìm thấy chân lí ý nghĩa của cuộc sống khi ơng tìm đến với Praxkơvia Mikhailốpna. Trong lần ấy ông đã quyết định “Cần phải kết thúc” vì “khơng có Chúa”. Độc thoại nội tâm đã chỉ rõ sự chuyển biến thế giới tinh thần, sự thay đổi thế giới tinh thần của cha Xerghi rất rõ giữa một cha Xerghi “uy nghi áo lễ” và một cha Xerghi ở cuối tác phẩm, khi ơng hồn tồn hồ mình vào đám người chân đất, tự lao động ni sống mình. Đến lúc này ơng mới “cảm nhận thấy Chúa