Giá lương thực và dầu tăng ca o nhân tố đẩy lạm phát.

Một phần của tài liệu Tổng quan tình hình kinh tế thế giới 2011 (Trang 26 - 29)

Chưa bao giờ giá lương thực lên cao như thời gian 1 năm qua (từ giữa năm 2010 đến giữa năm 2011). Theo Tổ chức Nông – Lương thế giới (FAO), năm 2011 là năm hầu hết các loại sản phẩm nông nghiệp đều tăng giá.25 Đối với từng sản phẩm, FAO cũng đưa ra những số liệu dự báo cho thấy chỉ số giá năm 2011 cao hơn rất nhiều so với năm 2008.26

Theo số liệu mới nhất do FAO công bố, chỉ số giá lương thực thế giới 5 tháng đầu năm 2011 tăng so với cùng kỳ năm 2010 (nhưng vẫn thấp hơn dự báo ban đầu).27 Những con số thực tế này hầu hết đều cao hơn năm đỉnh điểm (2008) chịu tác động nặng nề cua cuộc khung hoảng tài chính thế giới.

Giá lương thực toàn cầu tăng cao chịu tác động bởi nhiều nhân tố:

2.6.1.1. Tổng sản lượng toàn cầu sụt giảm28 trong lúc dân số thế giới tăng

Trong khi sản lượng sụt giảm đã là thách thức, dân số thế giới trung bình tăng 80 triệu người/năm mà phần đông tập trung ở các quốc gia nghèo càng làm gia tăng thách thức hơn. Kết quả là việc tiếp cận đến khẩu phần ăn trung bình thế giới đối với cư dân ở các quốc gia nghèo càng khó khăn hơn. Gánh nặng lương thực đối với các quốc gia này càng lớn, cộng hưởng với tăng giá lương thực, khiến cho lạm phát thêm trầm trọng.

25 Tổ chức này dự báo, năm 2011 chỉ số giá lương thực thế giới đạt 233.5 điểm phần trăm (ĐPT) cao hơn 33.9 ĐPTso với năm 2008 (199.6), tức là tăng hơn 17.33%. so với năm 2008 (199.6), tức là tăng hơn 17.33%.

26 Đối với chỉ số giá thịt năm 2011 là 175,2 ĐPT cao hơn 22 ĐPT so với năm 2008, con số này đối với chí số giásữa, ngũ cốc, các loại hạt có dầu và đường lần lượt cao hơn năm 2008 là 9,5; 18,5; 41,6; và 191,8 ĐPT. sữa, ngũ cốc, các loại hạt có dầu và đường lần lượt cao hơn năm 2008 là 9,5; 18,5; 41,6; và 191,8 ĐPT.

27 Chỉ số giá lương thực 5 tháng đầu năm 2011 thấp so với mức dự báo cả năm là 28,07 ĐPT, giá thịt thấp hơn dựbáo là 9,8 ĐPT; giá sữa thấp hơn 25,86 ĐPT; giá ngũ cốc thấp hơn 33,3 ĐPT; giá dầu thấp hơn dự báo là 40,36 báo là 9,8 ĐPT; giá sữa thấp hơn 25,86 ĐPT; giá ngũ cốc thấp hơn 33,3 ĐPT; giá dầu thấp hơn dự báo là 40,36 ĐPT.

28 Theo tạp chí Rice Today thuộc Viện nghiên cứu gạo quốc tế, số 2 ra tháng 4-7/2011 cho rằng: chỉ tính riêng 2tháng đầu năm 2011, sản lượng lương thực thế giới đã sụt giảm 80 triệu tấn; tính hết tháng 2/2011, giá lúa mì đã tháng đầu năm 2011, sản lượng lương thực thế giới đã sụt giảm 80 triệu tấn; tính hết tháng 2/2011, giá lúa mì đã tăng 121%, giá ngô tăng 92%, giá đường tăng 80% so với tháng 6/2010. Theo dự báo cua Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) công bố cuối tháng 5/2011, sản lượng ngô thế giới sẽ giảm mạnh trong năm 2011 và năm 2012; sản lượng ngô toàn cầu đầu vụ năm 2012 chỉ đạt 129,14 triệu tấn, giảm 14% so với các dự báo trước đó.

2.6.1.2. Thời tiết khắc nghiệt ở nhiều quốc gia cung cấp và tiêu thụ lương thực nhiều

Đợt hạn hán ở Trung Quốc kéo dài từ cuối năm 2010 cho đến nay trên một phạm vi lớn ở các tỉnh dọc sông Dương Tử như Hồ Bắc, Triết Giang, Hồ Nam, An Huy… đã làm cho sản xuất nông nghiệp điêu đứng. Phản ứng từ chính phu Trung Quốc là gấp rút đưa ra chính sách tăng cường nhập khẩu lương thực để bảo đảm an ninh lương thực trong nước. Hạn hán kéo dài ở nước Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Áo… và các nước Đông Âu từ cuối năm 2010 đến tháng 2/2011 đã làm cho sản lượng lương thực cua giảm sút đáng kể.29 Hạn hán cũng làm cho sản lượng lúa mì và đại mạch ở Nga và Ucraina – hai trong số các quốc gia sản xuất lớn lúa mì trên thế giới - sụt giảm. Sản xuất nông nghiệp cũng bị tổn thương nghiêm trọng do lũ lụt xảy ra ở Úc, Pakitan, Malaysia, Nam Phi. Ấn Độ là quốc gia vốn đã phải nhập khẩu lượng lương thực lớn cũng đang chịu áp lực lớn từ việc sản lượng lương thực trong nước sụt giảm do bị ảnh hưởng bởi đợt lũ diễn ra vào tháng 10/2010 và tháng 1/2011. Vào nửa đầu năm 2011, sản lượng lương thực thế giới giảm mạnh trong khi cầu về lương thực lại gia tăng đã đặt áp lực kép kích giá lương thực lên cao hơn dự đoán. Dấu hiệu cua khung hoảng lương thực đang gây lo ngại toàn cầu.

2.6.1.3. Bất cập trong thực thi chính sách an ninh lương thực quốc gia

Phản ứng trước nguồn cung lương thực năm 2011 sụt giảm và đề phòng thiếu hụt trong nước, nhiều quốc gia đã thực thi chính sách tích trữ thu gom lương thực.30 Việc các nước tăng cường thu mua lương thực và tích trữ lương thực gây tác động phái sinh găm hàng cua giới đầu cơ chờ tăng giá kỳ vọng trên thị trường. Đó là chưa kể thông tin về mức tiêu thụ cũng như dự trữ lương thực ở nhiều nước chưa minh bạch, biến động giá không phản ánh đúng cân bằng cung cầu trên quy

29 Vụ mùa năm 2011, sản lượng lương thực cua Pháp có thể giảm từ 13 - 15%, Đức giảm từ 7 – 9 %.

30 Đầu năm 2011, Indonesia quyết định tăng dự trữ lương thực lên trên 2 triệu tấn; Algeria tăng mua thêm 1 triệutấn lúa mì, và từ tháng 2 đã ra lệnh tăng cường nhập khẩu ngũ cốc; Bangladesh tăng nhập khẩu gạo lên 3 lần; tấn lúa mì, và từ tháng 2 đã ra lệnh tăng cường nhập khẩu ngũ cốc; Bangladesh tăng nhập khẩu gạo lên 3 lần; Mexico tăng nhập khẩu ngô; Arâpxêut nhập khẩu thêm hơn 2 triệu tấn gạo. Nga ra lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ tới hết 1/7/2011; trước khi dỡ bỏ vào cuối tháng 4/2011, Ucraina cũng thực hiện hạn ngạch xuất khẩu đại mạch…

mô toàn cầu. Những động thái này đang góp phần làm gia tăng giá lương thực trên thế giới.

Một bất cập khác trong chính sách sử dụng lương thực không thể bỏ qua là sản xuất ethanol (nhiên liệu sinh học) từ ngô. Cùng với Mỹ,31 nhiều quốc gia khác cũng đã chế biến Ethanol từ lương thực như Brazil, Indonesia… thậm chí có cả Ấn Độ - quốc gia trước đứng tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Những dấu hiệu này càng cho thấy tình trạng thiếu lương thực trên thế giới càng trầm trọng hơn, nguy cơ giá lương thực được đẩy lên cao là không thể tránh được nếu các quốc gia không có những bước đi đúng đắn.

2.6.1.4. Một số yếu tố khác

Thứ nhất, biến động chính trị ở Bắc Phi - Trung Đông gây tâm lý hoang mang và tác động xấu đến giá lương thực toàn cầu. Hầu hết các quốc gia này phải dựa phần lớn vào nhập khẩu lương thực từ nước ngoài, như Libya phải nhập khẩu tới 90% các sản phẩm lương thực – thực phẩm để cung ứng nhu cầu cua đất nước. Bất ổn chính trị ở các các quốc này dấy lên tình trạng tăng giá lương thực và đẩy giá lương thực thế giới tăng cao, đặc biệt từ tháng 3/2011, sau khi NATO can thiệp vào Libya. Bất ổn chính trị trầm trọng ở các quốc gia Bắc Phi và Trung Đông không chỉ làm tổn thương sản xuất lương thực vốn đã yếu kém cua các quốc gia này mà còn làm gia tăng áp lực nhập khẩu lương thực và tích trữ khi những lo ngại về chiến tranh lan rộng.

Thứ hai, giá dầu thô thế giới đã tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2011. Giá dầu thô tăng khiến cho chi phí đầu vào sản xuất nông sản cũng gia tăng, góp phần làm cho thị trường lương thực và nông sản bấp bênh về giá. Tăng giá dầu mỏ 6 tháng qua đã là cản trở lớn đối với phát triển nông nghiệp và giải bài toán khung hoảng lương thực thế giới.

Giá dầu thô tăng mạnh trong thời gian qua chu yếu là do:

31 Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, hàng năm Mỹ dành 30% sản lượng ngô cho sản xuất ethanol. Điều đó cũng đồngnghĩa với việc thế giới mất đi trên dưới 120 triệu tấn ngô mỗi năm. Riêng 5 tháng đầu năm 2011, Mỹ dùng tới 45 nghĩa với việc thế giới mất đi trên dưới 120 triệu tấn ngô mỗi năm. Riêng 5 tháng đầu năm 2011, Mỹ dùng tới 45 triệu tấn ngô - tương đương số lương thực có thể cứu đói 123 triệu người hàng năm - để sản xuất ethanol.

(i)đồng USD mất giá. Là đồng tiền thanh toán chính trong thương mại hàng hóa trên thị trường quốc tế, đồng USD khi liên tục mất giá đã dẫn đến những phản ứng dây chuyền. Một số nhà đầu tư sở hữu các đơn vị tiền tệ khác tranh thu mua dầu thô bằng đồng USD giá rẻ hơn mua bằng các đồng tiền khác. Kết quả là nhóm đầu cơ thu lợi bất chấp các nền kinh tế chịu lạm phát do giá dầu tăng cao;

(ii) căng thẳng chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi. Là nơi cung cấp chính tiêu thụ dầu cua thế giới, khi Trung Đông và Bắc Phi gặp biến động, nguồn cung không thể thông suốt. Bên cạnh đó là các hợp đồng cung cấp dầu ở Trung Đông bị đình trệ khi các nước sản xuất dầu mỏ này trở thành điểm nóng về bất ổn chính trị;

(iii) khung hoảng năng lượng tại Nhật Bản do ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần xảy ra vào hồi tháng 3/2011. Thảm hoạ tự nhiên dẫn đến bất ổn nghiêm trọng an ninh năng lượng trong nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới và làm đảo lộn cung cầu dầu lửa. Theo các chuyên gia phân tích năng lượng, thời gian tới giá dầu sẽ tiếp tục tăng lên cho đến khi Trung Đông và Bắc Phi ổn định trở lại.

Một phần của tài liệu Tổng quan tình hình kinh tế thế giới 2011 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w