và tác động tới Việt Nam
3.1. Xu hướng kinh tế thế giới những tháng cuối năm 2011.
Các đánh giá về kinh tế thế giới 9 tháng đầu năm 2011 đều cho thấy điểm chung là sự phát triển chưa ổn định, nguy cơ giảm sút vẫn rình rập và nhiều rui ro. Nhìn chung, tâm lý lo ngại bao trùm kinh tế toàn cầu.
Theo chiều hướng hiện nay, có thể dự báo nền kinh tế thế giới các tháng cuối năm sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ sau:
32Trung Quốc đã liên tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cua các ngân hàng thương mại và nâng lãi suất bất chấp nguycơ làm kìm hãm hoạt động kinh tế. Từ đầu năm 2011, Trung Quốc đã 6 lần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mỗi lần nâng cơ làm kìm hãm hoạt động kinh tế. Từ đầu năm 2011, Trung Quốc đã 6 lần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mỗi lần nâng 50 điểm phần trăm (0,5%) và đã nâng lãi suất cơ bản 3 lần. Ngày 03/05, Ấn Độ cũng mạnh tay nâng lãi suất lên 7,25%, và đây là lần nâng lãi suất thứ 9 kể từ tháng 3/2010.
Một là các nước công nghiệp phát triển vẫn đối mặt với tình trạng tăng trưởng thấp, tỉ lệ thất nghiệp cao, và các đòn bẩy kinh tế suy yếu. Thế giới đang chờ đợi hành động tiếp theo cua Fed khi chương trình nới lỏng định lượng kết thúc trong bối cảnh kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại và kinh tế thế giới còn đang bất ổn.
Hai là Mỹ và EU vẫn duy trì lãi suất thấp nên có thể tiếp tục tạo ra luồng “tiền nóng” tác động mạnh tới thị trường tài chính thế giới, ảnh hưởng tới ổn định cua môi trường kinh tế vĩ mô cua các nước đang phát triển.
Ba là khung hoảng nợ công cua các nước phát triển lan rộng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống tài chính thế giới. Trong khi đó, tình trạng lạm phát cao ở nhiều nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển chưa được kiềm chế. Rối loạn trên thị trường tài chính và niềm tin vào các đồng tiền chu chốt giảm mạnh có thể khiến giá vàng tiếp tục tăng cao.
3.2. Tác động tới Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, sự bất ổn của thị trường tài chính thế giới cùng với những động thái chính sách trái ngược nhau ở các nước sẽ có những tác động tiêu cực tới xuất khẩu, tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô ở các nước đang phát triển và chuyển đổi, trong đó có Việt Nam.
Tình trạng lãi suất thấp tại các nền kinh tế phát triển (có mức lạm phát thấp) và chính sách tiền tệ thắt chặt ở các nền kinh tế mới nổi (có mức lạm phát cao) đã khiến cho dòng vốn ồ ạt đổ vào các thị trường mới nổi. Dòng vốn vào tăng mạnh đã gây nên áp lực tăng giá đối với đồng tiền nội tệ, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cua các nền kinh tế này và khiến cho công cuộc chống lạm phát thêm phần khó khăn. Xu thế dịch chuyển bất thường cua các dòng vốn còn tạo ra sự mất ổn định: đã có khi luồng tiền ồ ạt tràn vào các nền kinh tế mới nổi kể từ cuối năm 2010 rồi lại có những động thái rút ra trong những tháng đầu năm 2011. Thêm vào đó, tăng trưởng kinh tế chậm lại cũng sẽ khiến cho nhu cầu nhập khẩu từ các nước phát triển giảm với những tác động tiêu cực tới xuất khẩu cua các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Khủng hoảng nợ công Châu Âu tác động bất lợi đối với kinh tế Việt Nam: tác động tiêu cực đến xuất khẩu và tăng trưởng GDP Việt Nam, lãi suất thấp ở các nước châu Âu tương phản với lãi suất cao ở Việt Nam làm cho VNĐ tăng giá so với đồng Euro gây bất lợi về chi phí cạnh tranh cua doanh nghiệp Việt Nam. Khung hoảng cũng là nguyên nhân khiến bảo hiểm rui ro tín dụng (CDS) tăng lên. Bài học Hy Lạp đã buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải đánh giá, quyết định thận trọng hơn tại các quốc gia có vấn nạn tương tự. Việt Nam với tỷ lệ nợ cao, thâm hụt ngân sách triền miên trong điều kiện bất ổn vĩ mô cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.