Rủi ro về mất an ninh lương thực và năng lượng tiếp tục gia tăng, kéo theo lạm phát và các bất ổn xã hội có nguy cơ bùng nổ ở các nước nghèo

Một phần của tài liệu Tổng quan tình hình kinh tế thế giới 2011 (Trang 29 - 30)

kéo theo lạm phát và các bất ổn xã hội có nguy cơ bùng nổ ở các nước nghèo

Một là giá cả nông sản leo thang. Tổ chức Lương thực thế giới (FAO) nhận định, giá nông sản biến động do thị trường mất cân đối cung cầu. Dân số thế giới tiếp tục tăng nhanh trong lúc tổng sản lượng lương thực toàn cầu có xu hướng sụt giảm. Trong thời gian qua, thời tiết khắc nghiệt đã diễn ra liên tiếp, gây ra mất mùa ở các nước cung cấp và tiêu thụ nhiều lương thực. Sự mất cân đối cung cầu trên thị trường thế giới còn do thiếu thông tin chính xác về mức độ sản xuất khiến cho lượng dự trữ lương thực cua các quốc gia sụt giảm. Ngoài ra, hoạt động đầu cơ cũng khiến giá nông sản tăng nhanh.

Hai là giá cả các mặt hàng nguyên, nhiên liệu, nhất là giá xăng dầu, tăng cao. Bất ổn chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông không chỉ ảnh hưởng đến việc cung cấp dầu mỏ từ khu vực này, mà còn làm tăng đầu cơ và tích trữ dầu mỏ. Nhu cầu dầu mỏ cua Nhật Bản tăng mạnh sau khi thảm họa động đất và sóng thần gây ra cuộc khung hoảng năng lượng tại nước này, cùng với lo ngại về mức độ an toàn

cua năng lượng hạt nhân đã làm tăng áp lực đối với nhu cầu dầu lửa cua thế giới. Ngoài ra, việc đồng USD liên tục mất giá cũng khiến cho giá dầu mỏ tăng.

Giá cả lương thực và nhiên liệu tăng là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát cao ở nhiều nước. Lạm phát tại các nền kinh tế đang phát triển, nhất là những nước nhập khẩu nhiều lương thực và dầu mỏ, đang tác động rất tiêu cực đến những người nghèo, do phần lớn thu nhập cua họ chi cho việc mua lương thực thực phẩm và năng lượng. Vấn nạn giá cả tăng cao đang trở thành mối quan ngại hàng đầu cua nhiều chính phu vì nó có thể gây ra bất ổn chính trị-xã hội.

Để đối phó với tình trạng lạm phát leo thang và duy trì ổn định chính trị-xã hội, một loạt nước châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines và Đài Loan đều đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.32 Như vậy, ngay cả các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á vốn coi trọng tăng trưởng đều đã nhận thức được sự cần thiết phải hy sinh tăng trưởng vì mục tiêu cấp bách hơn là chống lạm phát.

Một phần của tài liệu Tổng quan tình hình kinh tế thế giới 2011 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w