3. Yêu cầu
1.6.5. Chăm sóc sau khi trồng
a. Dinh dưỡng và phân bón
Hai đến ba tuần đầu sau trồng Lily không cần bón phân (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004)[9]. Khi xuất hiện rễ thì bắt đầu bón phân, cứ 1 tuần bón 1 lần: trong nhà kính có thể bón đạm NH4NO3 và Ca(NO3)2 với tỉ lệ 2:1, nồng độ đạm 250 đến 300ppm; trồng ngoài đồng ruộng có thể bón 450- 670gram đạm/100 m2 (www://extension.umd.edu)[58].
Kết quả nghiên cứu của Hà Lan cho biết tỷ lệ dinh dưỡng cần cho Lily giữa các chất N: P: K: Ca: Mg là: 10:1,7: 13,8: 6,4: 0,34. Người ta cho rằng trước và sau khi củ nảy mầm không cần bón phân chỉ cần bón khi cây cao 10 –12cm…
b. Tưới nước
Độ ẩm rất quan trọng, đặc biệt trong 3 tuần đầu sau trồng (http://edis.ifas.ufl.edu)[55]. Lily cần đủ ẩm, nếu đất quá khô hoặc đất quá ướt đều ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của Lily; nếu thừa nước thân lá mềm, yếu, cây vươn dài, hoa mù tăng.
Nếu đất khô quá thì tưới nước duy trì độ ẩm đất, nhưng không được tưới
quá nhiều nước, vì tưới nhiều nước sẽ gây thối củ
(http://www.Lilynook.mb.ca)[61].
Thời gian tưới tốt nhất là vào buổi sáng, có các cách tưới như: tưới tràn, tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt. Trong đó, biện pháp tưới nhỏ giọt cho hiệu quả
kinh tế rất cao. Lượng nước tưới nhiều hay ít phụ thuộc vào đất, nhiệt độ không khí, giống, tình hình sinh trưởng của cây và hàm lượng muối trong đất. c. Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của Lily. Thiếu ánh sáng cây sinh trưởng chậm, mềm yếu, lá vàng, hoa không bền. Mầm hoa Lily phát dục vào mùa đông nên cần cung cấp đủ ánh sáng. Nếu thiếu ánh sáng vào giai đoạn mầm hoa nhú ra đến khi cắt hoa, hoa sẽ trắng, độ bền hoa cắt giảm (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004)[9].
Mỗi một giống Lily yêu cầu chế độ ánh sáng khác nhau, đối với hoa cắt yêu cầu che bóng 30-40% là phù hợp (http://edis.ifas.ufl.edu)[55]. Về mùa đông cần chiếu sáng bổ sung, vụ hè cần che bớt ánh sáng, đối với các giống phương Đông che bớt 70%, giống lai châu Á che bớt 50%...
Thời lượng chiếu sáng ảnh hưởng đến quá trình nở hoa của Lily. Khi trồng vào đông và vụ xuân, thời gian mặt trời chiếu sáng ngắn, điều chỉnh thời gian chiếu sáng có thể giúp cho một số giống hoa Lily nở sớm hơn.
d. Khắc phục hiện tượng rụng nụ và khô mầm hoa
Thiếu ánh sáng dễ dẫn đến hiện rụng nụ và khô hoa. Khí Etylen có tác dụng làm nụ bị bại dục. Sử dụng chế phẩm STS (silver thiosulfate-hỗn hợp của AgNO3 + NaSO3) phun vào lúc nụ dài 3 cm với nồng độ 0,1 mmol/lít. Phun kép 1- 2 lần trong 1 tuần, có thể khắc phục được hiện tượng rụng nụ và khô mầm hoa (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004)[9].