Về cơ cấu nợ công

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chínhnghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và bài học kinh nghiệm cho việt nam bài 1 (Trang 32 - 34)

Theo khoản 2, điều 1, Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12, nợ công của Việt Nam bao gồm: nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương, trong đó, nợ Chính phủ bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài.

Cụ thể, dự kiến đến cuối năm 2017, cơ cấu nợ công của Việt Nam bao gồm nợ Chính phủ chiếm 82,79% (khoảng 2,59 triệu tỷ đồng), nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 15,94% (khoảng 298.800 tỷ đồng) và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,27% (khoảng 39.600 tỷ đồng)

Đồ thị3.3: Cơ cấu vay nợ của Việt Nam các năm 2011, 2015 và 2017

Nguồn: VnExpress

Trong cơ cấu nợ Chính phủ, số liệu từ Báo cáo được đưa ra còn cho thấy khuynh hướng tăng cường vay nợ trong nước, hạn chế vay nước ngoài trong những năm gần đây. Từ năm 2013 trở về trước, vay nợ nước ngoài luôn cao hơn vay nợ trong nước, nhưng từ 2014 đến nay có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể, trong cơ cấu nợ Chính phủ, tỷ trọng nợ trong nước đang có xu hướng tăng mạnh từ 39% năm 2011 lên 55% năm 2017 và tỷ trọng nợ nước ngoài giảm tương ứng từ 61% năm 2011 xuống còn 45% năm 2017. Nợ trong nước giúp giảm rủi ro tỷ giá và góp phần phát triển thị trường vốn trong nước nhưng cũng làm giảm đáng kể kỳ hạn danh mục nợ.

- Đối với nợ trong nước: Chính phủ huy động vốn chủ yếu dưới hình thức phát hành trái phiếu.

Trước đây, do áp lực huy động vốn lớn trong khi thị trường vốn trong nước chưa phát triển, nguồn vay đầu tư trái phiếu Chính phủ (TPCP) chủ yếu là ngân hàng thương mại nên giai đoạn 2011-2013 buộc phải vay với kỳ hạn ngắn dẫn đến áp lực trả nợ trong ngắn hạn tăng lên.

Tuy vậy, kỳ hạn phát hành bình quân qua các năm kể từ 2014 đến nay đã có bước tăng trưởng ấn tượng do có sự chỉ đạo kéo dài thời hạn phát hành Trái phiếu trong nước của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Nhờ vậy, từ năm 2014, kỳ hạn đang ở mức 3 năm, đến năm 2015 đã được kéo dài lên 4,4 năm, 6 tháng đầu năm 2016 kéo dài lên 5 năm, và tính đến hết tháng 6/2017, kỳ hạn còn lại bình quân danh mục TPCP đạt trên 6,8 năm. Thêm vào đó, tỷ trọng phát hành thành công trái phiếu các kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên tăng trưởng mạnh, năm 2017 đã đạt 100%. Đặc biệt, tỷ trọng phát hành trái phiếu các kỳ hạn rất dài, từ 15 năm trở lên trong 2 năm 2016 và 2017 cũng rất khả quan khi chiếm tới 20% và 45% tổng khối lượng trúng thầu toàn thị trường. Điều này rất có ý nghĩa trong việc làm giảm áp lực trả nợ của ngân sách nhà nước những năm tiếp theo, đồng thời tạo nguồn vốn ổn định cho các dự án đầu tư dài hạn.

Lãi suất phát hành TPCP trên thị trường vốn trong nước bình quân giảm từ mức 12%/năm vào năm 2011 xuống còn khoảng 6,5% vào năm 2014 và khoảng 6% vào năm 2015.

- Đối với nợ nước ngoài: Vay ODA, vay ưu đãi vẫn chiếm tỷ trọng cao. Từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Bởi vậy, mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm rõ rệt. Trong đó, từ thời hạn vay bình quân khoảng từ 30-40 năm, với chi phí vay khoảng 0,7- 0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn(giai đoạn trước 2010) đến vài năm trở lại đây, thời hạn vay bình quân chỉ còn từ 10-25 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay; với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên (giai đoạn 2011-2015). Đến nay, việc có nguy cơ bị loại khỏi diện vay ưu đãi sẽ khiến lãi suất của các khoản vay hiện tại bị đẩy lên mức 3,5%, đồng thời kỳ hạn bị rút ngắn một nửa.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chínhnghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và bài học kinh nghiệm cho việt nam bài 1 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w