c. Tình hình sử dụng nợ công tại Việt Nam
3.2.3 Những khuyến nghị rút ra từ kinh nghiệm của các nước có nợ công cao
Từ những phương pháp, chính sách và chương trình kiểm soát sự bền vững của nợ công từ các quốc gia có tỷ lệ nợ công trên GDP cao nhưng vẫn duy trì được sự an toàn nhưng Nhật Bản và Singapore, chúng em rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
-Việt Nam cần thực hiện kỷ luật tài khóa một cách rõ ràng và nghiêm ngặt để tránh tình trạng thâm hụt ngân sách triền miên, luôn ở mức cao gây ảnh hưởng bất lợi đến nợ công. Kỷ luật tài khóa cần thực thi một cách cứng rắn, theo lộ trình rõ ràng. Cùng với đó, cần xây dựng một cơ chế quản lý nợ công hiệu quả. Chế độ kiểm toán cần sự minh bạch và có trách nhiệm giải trình cao để có thể kiểm soát nợ công của Việt Nam.
- Việt Nam cần bảo đảm thu - chi ngân sách hợp lý. Đối với thu ngân sách nhà nước, trong điều hành ngân sách hằng năm cần ưu tiên sử dụng số tăng thu so với dự toán để giảm mức bội chi hoặc giành để trả nợ trước hạn. Hệ thống thuế cần được cải cách bảo đảm các tiêu chí tạo nguồn thu bền vững, hiệu quả, công bằng và minh bạch. Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, chống thất thu qua buôn lậu, gian lận thương mại, đồng thời cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan, tạo nguồn thu bền vững.
Đối với chi ngân sách nhà nước, cơ cấu lại theo hướng: đối với chi thường xuyên, quản lý chặt các khoản chi, tinh giảm biên chế, tiết kiệm chi mua sắm, giảm tối đa hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài. Đối với chi đầu tư, Nhà nước chỉ nên đầu tư vào những lĩnh vực mà khu vực tư nhân không làm được hoặc chưa có điều kiện làm nhưng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Luôn duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, duy trì lãi suất ở mức hợp lý để không ảnh hưởng đến chi phí nợ
và khả năng vay nợ của Chính phủ, tạo niềm tin của nhà đầu tư vào các công cụ nợ của Chính phủ.
KẾT LUẬN
Chính sách quản lý tính bền vững của nợ công đóng một vài trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia nói chung và với Việt Nam nói riêng. Trong những năm gần đây, nhờ có nguốn vốn vay của chính phủ mà chúng ta có đủ nguồn vốn phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong bối cảnh thế giới có nhiều quốc gia đang phải đối mặt với khủng hoảng nợ công thì Việt Nam càng cần phải chú ý sát sao hơn nữa tới việc quản lý nợ công sao cho hiệu quả, duy trì độ bền vững nhất định. Như đã trình bày ở trên, từ các quốc gia có nợ công cao hoặc thấp nhưng vẫn duy trì tính bền vững, Việt Nam đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam: Thực hiện kỷ luật tài khóa một cách rõ ràng và nghiêm ngặt để tránh tình trạng thâm hụt ngân sách triền miên, bảo đảm thu - chi ngân sách hợp lý, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, duy trì lãi suất ở mức hợp lý… Việc triển khai kịp thời các chính sách và biện pháp quản lý nợ công là một nhiệm vụ quan trọng đối với Chính phủ và các ngành, các cấp để có thể quản lý nợ công tại Việt Nam một cách an toàn, hiệu quả.
Một lần nữa, bài viết không thể tránh khỏi nhiều sai sót do sự hạn chế về nhận thức và hiểu biết của người viết; nhóm em xin chân thành mong cô và các bạn đọc và đóng góp ý kiến để bài tiểu luận về vấn đề này được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!