AAA: nhữngngườivaytốtnhất, đáng tin cậyvàổnđịnh (gồmnhiềuchínhphủ)

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chínhnghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và bài học kinh nghiệm cho việt nam bài 1 (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ CÔNG CHO VIỆT NAM

Tại Việt Nam, nợ công đang là một trong những vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm nhất trên các diễn đàn kinh tế trong thời gian gần đây. Với một nước đang phát triển như Việt Nam, vay nợ có thể xem là một công cụ cần thiết để tài trợ vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư và khuyến khích phát triển sản xuất trong giai đoạn nền kinh tế còn có mức tích lũy thấp. Tuy nhiên, nếu chúng ta lạm dụng việc vay nợ và sử dụng thiếu thận trọng nguồn tài chính này thì các khoản nợ sẽ thành một gánh nặng cho tương lai, khiến sự bền vững của nền kinh tế bị đe dọa.

1.1. Đánh giá thực trạng nợ công hiện nay ở Việt Nam3.1.1 Thực trạng nợ công trong những năm gần đây 3.1.1 Thực trạng nợ công trong những năm gần đây a. Về quy mô nợ công

Sáng 03/10/2017, Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố Báo cáo đánh giá chi tiêu công Việt Nam. Theo đó, Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm những quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP tăng nhanh nhất, khoảng 10% trong 5 năm qua. Cụ thể, báo cáo chỉ ra tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam tăng mạnh do chính sách tài khoá nới lỏng trong những năm qua và nợ công so với GDP tăng từ 51,7% năm 2010 lên 61% năm 2015, trong đó, nợ Chính phủ chiếm 49,2%, nợ Chính phủ bảo lãnh chiếm 10,9% và nợ chính quyền địa phương khoảng 0,9%. Không tính nợ bảo lãnh và vay nợ trong nội bộ, nợ trực tiếp của Chính phủ được ước tính bằng 43,3% GDP năm 2015, gần sát với mức bình quân của các quốc gia trong khu vực và tương đương về thu nhập.

Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XIV diễn ra vào cuối tháng 10/2017 tại Hà Nội, Báo cáo của Chính phủ về tình hình nợ công đã cho biết trên cơ sở kế hoạch vay và trả nợ công năm 2017 cũng như tình hình thực hiện đến 30/9/2017, dự kiến đến cuối năm 2017, nợ công của Việt Nam sẽ ở mức 3,13 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 0,27 triệu tỷ đồng so với mức nợ công của năm 2016 là 2,87 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam dự kiến vào cuối năm 2017 là 62,6%, giảm đi 1 điểm phần trăm so với mức 63,6% của năm 2016.

Cũng theo Chính phủ, đến hết năm 2017, nợ Chính phủ sẽ vào khoảng 2,59 triệu tỷ đồng (xấp xỉ 51,8% GDP). Nợ nước ngoài trên GDP vào cuối năm 2017 sẽ vào khoảng 45,2%.

Báo cáo cũng cho biết Chính phủ dự kiến vay mới trong năm 2018 nhằm bù đắp bội chi Ngân sách Trung ương là 195.000 tỷ đồng, vay mới để trả nợ gốc là 146.770 tỷ đồng và vay nước ngoài về cho vay lại khoảng 40.000 tỷ đồng.

Về vay nợ của chính quyền địa phương, theo khung cân đối Ngân sách nhà nước năm 2018, dự kiến vay để bù đắp cho bội chi Ngân sách địa phương là 11.149,7 tỷ đồng, vay mới để trả nợ gốc khoảng 9.951 tỷ đồng.

Với các kế hoạch như trên, dự kiến dư nợ công cuối năm 2018 ở mức khoảng 63,9% GDP, dư nợ chính phủ ở mức khoảng 52,5% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,6% GDP. Tỷ lệ này vẫn nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép, theo báo cáo Chính phủ. 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 0 10 20 30 40 50 60 70 56.3 54.9 50.8 54.5 58 61 63.6 62.6 63.9

Nợ công Việt Nam giai đoạn 2010-2017 và dự kiến đến năm 2018

Tổng nợ công ( nghìn tỷ) Tỷ lệ nợ công/GDP (%)

Đồ thị 3.1: Nợ công Việt Nam giai đoạn 2010-2017 và dự kiến đến năm 2018

Nguồn: Bản tin nợ công số 4, Bộ Tài chính; Báo cáo tình hình nợ công năm 2016, ước thực hiện năm 2017 và kế hoạch 2018 của Chính phủ (24/10/2017)

Theo nhiều chuyên gia, quy mô nợ công thực tế có thể cao hơn so với mức công bố do cách thức xác định nợ công của Việt Nam và một số tổ chức quốc tế có sự khác biệt. Cụ thể, nợ công theo tiêu chuẩn Việt Nam dựa trên nguyên tắc: Trách nhiệm thanh toán thuộc về chủ thể đi vay; còn nợ công theo tiêu chuẩn quốc tế được xác định trên cơ sở: Chủ sở hữu thực sự hay pháp nhân đứng sau chủ thể đi vay phải có trách

nhiệm thanh toán. Chính vì vậy, nợ công theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ bằng nợ công theo tiêu chuẩn Việt Nam cộng với nợ của: Ngân hàng Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội và một số địa phương. Căn cứ theo tiêu chuẩn quốc tế, nhiều chuyên gia đưa ra ước tính và cho rằng tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đã vượt mức 100%.

Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế, ngưỡng nợ công tối ưu (nhằm đảm bảo nợ công là động lực giúp tăng trưởng kinh tế) thông thường cho các nước phát triển là 90%, các nước đang phát triển có nền tảng tốt là 60% và có nền tảng kém là 30 - 40%. Vì vậy, mức ngưỡng nợ công/GDP 65% được Quốc hội Việt Nam đề ra hiện nay là phù hợp với thông lệ quốc tế; nhưng đồng thời, việc vượt ngưỡng tối ưu có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Nếu chỉ số nợ công/GDP của một quốc gia thể hiện quy mô nợ công so với quy mô của nền kinh tế thì chỉ số nợ công trên bình quân đầu người thể hiện trung bình mỗi người dân của quốc gia này đang gánh bao nhiêu nợ. (Đồ thị 3.2)

Đồ thị 3.2: Nợ công bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2010-2017

Nguồn: Economist Intelligence Unit

Với số liệu mới nhất được công bố, nếu chia trung bình cho 94 triệu dân, ước tính mỗi người Việt Nam hiện đang gánh bình quân 33 triệu đồng tiền nợ công, tăng 4 triệu đồng so với năm 2016.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chínhnghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững của nợ công và bài học kinh nghiệm cho việt nam bài 1 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w