Bộ bù phụ tải (bộ tạo đặc tuyến)

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu hệ THỐNG KÍCH từ UNITROL 6800 NHÀ máy THỦY điện IALY (Trang 37 - 39)

E do tải quyết định.

2.6.3. Bộ bù phụ tải (bộ tạo đặc tuyến)

stator máy phát không đổi. Trường hợp này đặc tuyến điều chỉnh điện áp máy phát là đường thẳng không phụ thuộc phụ tải máy phát, được gọi là đặc tuyến độc lập như (hình 2.18a). Đôi khi bộ bù phụ tải còn được thêm vào sử dụng để điều khiển điện áp không đổi tại một điểm bện trong hay bên ngoài máy phát. Trong trường hợp này đặc tuyến điều chỉnh điện áp máy phát là đường thẳng dốc lên hoặc dốc xuống, được gọi là đặc tuyến phụ thuộc dương hay âm như (hình 2.18b).

Hình 2.17: Sơ đồ khối của bộ bù phụ tải

Hình 2.18: Đặc tính điều chỉnh điện áp đầu cực máy phát a: Đặc tính độc lập

b: Đặc tính phụ thuộc

1- Đặc tính phụ thuộc âm; 2 - Đặc tính phụ thuộc dương

Điều này thực hiện được bằng cách xây dựng thêm một mạch đưa vào bộ AVR như (hình 2.17). Bộ bù có thể điều chỉnh được điện trở (Rb), điện kháng cảm ứng (Xb) dựa theo trở kháng giữa cực máy phát và tại điểm mà điện áp cần điều khiển theo ý muốn. Sử dụng trở kháng này và dòng cảm ứng, điện áp rơi đã được tính toán và đã

được cộng hoặc trừ đi điện áp đầu cực. Độ lớn điện áp được bù để cung cấp cho bộ AVR là: Vb = Ef + (Rb+jXb).I F

Để tạo đặc tính phụ thuộc dương, với Rb và Xb được xác định trong công thức trên, điện áp rơi ngang bộ bù được cộng với điện áp đầu cực. Bộ bù điều chỉnh điện áp tại một điểm bên trong máy phát và vì vậy cung cấp điện rơi. Điều này được dùng để đảm bảo ổn định phân phối công suất phản kháng giữa thanh cái máy phát. Các sơ đồ loại này thường sử dụng cho các máy ghép song song. Nếu không có bộ phận bù này, một trong những máy phát sẽ có khuynh hướng cung cấp toàn bộ công suất phản kháng được yêu cầu trong khi những máy khác thu công suất phản kháng sẽ vi phạm cho phép của bộ giới hạn thiếu kích thích.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu hệ THỐNG KÍCH từ UNITROL 6800 NHÀ máy THỦY điện IALY (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w