Mạch ổn định hệ thống kích từ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu hệ THỐNG KÍCH từ UNITROL 6800 NHÀ máy THỦY điện IALY (Trang 36 - 37)

E do tải quyết định.

2.6.2. Mạch ổn định hệ thống kích từ

Hệ thống kích thích bao gồm các phần tử trễ với thời gian đáng kể (quán tính thời gian lớn) thường có đặc tính động kém. Đây chính là đặc thù của hệ thống kích thích AC và DC. Trừ khi độ lợi của bộ điều chỉnh ở trạng thái xác lập rất thấp được sử dụng, điều khiển kích thích (thông qua mạch hồi tiếp độ lệch stator máy phát) không ổn định khi máy phát hở mạch. Vì vậy để hệ thống điều kích thích ổn định hoặc dùng bộ bù nối tiếp, hoặc là dùng bộ bù hồi tiếp để cải thiện đặc tính động của hệ thống điều khiển. Hầu hết thường dùng bộ bù vòng hồi tiếp vi phân như ở (hình 2.16), hiệu quả của bộ bù là cực tiểu hoá sự dời pha do thời gian trễ trên một vùng tần số được chọn. Kết quả này là tạo ra độ ổn định hiệu suất của máy phát hoạt động độc lập.

Hình 2.16: Bộ ổn định hệ thống kích thích có bộ bù hồi tiếp

Tự động điều chỉnh điện áp máy phát điện và phân phối công suất kháng hoạt động độc lập, ví dụ tất cả tải tồn tại trước khi hòa đồng bộ hoặc tiếp theo một phụ tải bị loại bỏ. Các thông số hồi tiếp cũng có thể được điều chỉnh để cải thiện hiệu suất của khối máy phát. Tùy kiểu hệ thống kích thích, có thể có vài cấp ổn định của hệ thống điều khiển kích thích gồm vòng ngoài chính, các vòng trong phụ. Hệ thống kích thích tĩnh vốn có thời gian trễ không đáng kể và không yêu cầu hệ thống điều khiển kích thích ổn định để đảm bảo vận hành ổn định với máy phát hoạt động độc lập.

Bộ ổn định hệ thống công suất sử dụng tín hiệu ổn định của các thiết bị phụ để điều khiển hệ thống kích thích cũng như cải thiện đặc tính động của hệ thống điện. Thông thường tín hiệu ngõ nhập được sử dụng cho bộ ổn định hệ thống điện là tốc độ của trục, tần số và công suất ở đầu cực.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu hệ THỐNG KÍCH từ UNITROL 6800 NHÀ máy THỦY điện IALY (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w