Điều kiện của sự sáng tạo

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy - học theo hướng, phát huy năng lực sáng tạo của sinh viên khi, dạy chương cảm ứng điện từ - điện từ trường học phần điện học vật lí đại cương của c� .pdf (Trang 25 - 28)

1) Sự mô tả về những tình huống đa dạng nói trên trƣớc hết cho ta một ý nghĩ rằng trong thực tế không có một thời gian nào trong ngày mà con ngƣời có đầu óc sáng tạo lại không nảy ra ý kiến về cách giải quyết nhiệm vụ phức tạp trƣớc đó không giải quyết đƣợc. Thƣờng con ngƣời khi đã tìm ra đƣợc cách giải quyết mới, một cấu trúc mới, hay một quy luật mới, thì lại coi nhƣ là một khám phá ngẫu nhiên, một “món quà” bất ngờ và may mắn. Ngày nay, khoa sinh lí học về lao động trí óc đã nói đến “quy luật quán tính của tƣ duy”, nghĩa là khi nhà khoa học đang quan tâm theo đuổi một ý nghĩ nào đó thì “luồng tƣ tƣởng” có xu hƣớng tiếp diễn trong thời gian và không gian và đó là quy luật của sự sáng tạo.

2) Hemhôn, một nhà vật lí, nói về quá trình sáng tạo của ông nhƣ sau: “Theo nhƣ tôi nhớ rõ, thì những ý nghĩ hay không bao giờ đến trên bàn viết khi óc đã mệt”. Ông còn khẳng định sự thật sau đây: Bao giờ cũng cần phải nghiên cứu trƣớc một cách toàn diện vấn đề tới một mức độ để giữ lại đƣợc trong óc mình những góc sắc cạnh, những khía cạnh phức tạp, có thể trở lại với chúng một cách tự do, thoải mái mà không cần ghi chép. Thƣờng nếu không có sự nghiên cứu trƣớc một cách lâu dài, bền bỉ thì sẽ không thể đƣa vấn đề đến tình trạng đó đƣợc. Sau đó, khi sự mệt mỏi do quá trình lao động đó qua đi, khi ta có một trạng thái hoàn toàn trong sạch về thể chất, nhẹ nhõm về tinh thần, thì lúc đó những ý tƣởng hay sẽ đến. Thƣờng chúng đến vào các buổi sáng khi chúng ta vừa tỉnh dậy, giống nhƣ điều mà Goethe đã nói trong các bài thơ của ông, và đúng nhƣ đã có lần Gauss cũng nói, các ý nghĩ hay “ƣa" xuất hiện trong thời gian đi dạo nhẹ nhàng trong thời tiết có ánh mặt trời, chỉ cần một ly rƣợu nhỏ là có thể làm mất hết những ý nghĩ trong đó.

3) Muốn tƣ duy sáng tạo trƣơc hết cần nắm đƣợc những quy luật khách quan của sự vật và đối tƣợng nghiên cứu.

Nhƣ vậy cái gốc của vấn đề chính là những quy luật khách quan liên quan đến sƣ vật. Lênin đã từng nhấn mạnh: “Biện chứng của sự vật tạo lập biện chứng của ý tƣỏng chứ không phải ngƣợc lại”.

Lời khuyến cáo của Ơirstic là: “Hãy suy nghĩ theo những quy luật khách quan về sự phát triển, chắc chắn bạn sẽ có những sáng kiến, cải tiến, cao hơn những sáng chế, phát minh”.

4) Nhiệt tình hay lòng hăng say nghiên cứu Nhà khoa học Prikhôtcô viết:

Công tác nghiên cứu khoa học là quá trình sáng tạo rất công phu và phức tạp, đòi hỏi thƣờng xuyên phải có “lòng hăng say cao độ”, có nhiệt tình công tác. Nếu công tác nghiên cứu ta làm với tinh thần thờ ơ lãnh đạm thì nó sẽ trở thành công việc rất thủ công và sẽ không bao giờ đƣa lại một cái gì có thực chất cả. Không phải ngẫu nhiên mà ngƣời ta so sánh sự sáng tạo trong khoa học với những chiến công. Cũng nhƣ chiến công, nó đòi hỏi toàn bộ năng lực sáng tạo con ngƣời phải hoạt động căng thẳng tới mức tối đa.

Viện sĩ Ferman nói: “Trong cuộc đấu tranh để giành lấy những bí mật và sức mạnh của thiên nhiên có chứa đựng phần hạnh phúc của nhà khoa học, có cuộc đời, niềm vui, nỗi đau khổ, sự lôi cuốn, lòng say mê và nhiệt tình nóng bỏng của anh ta”. Nhƣng nếu nhƣ ở ngƣời cán bộ nghiên cứu khoa học không có lòng say mê ấy, nếu anh ta làm việc theo lối “sáng vác ô đi, chiều vác ô về”, nếu tay anh ta không run lên khi tiến hành những lần cân đo, những con tính cuối cùng, thì anh ta không phải là nhà khoa học chân chính.

Lênin đã nhấn mạnh rằng nếu thiếu “sự xúc động của con ngƣời” thì con ngƣời không thể và sẽ không bao giờ thể tìm thấy chân lí.

Newton nói: “Thiên tài là lao động” . Ông nói đến một quá trình lao động kiên trì và bền bỉ, bao gồm việc tích luỹ tri thức về vấn đề nghiên cứu, việc khắc phục lần lƣợt khó khăn để thực hiện các thí nghiệm.

T.Edison, ngƣời đƣợc mệnh danh “có thể sáng chế ra bất kì thứ gì” nói: “Trong những công trình của tôI 99% là kết quả lao động cật lực và chỉ 1% là cảm hứng, may mắn và tài năng”.

5) Nhiều nhà khoa học đã nhấn mạnh đến phƣơng pháp. Theo họ, phƣơng pháp là điều kiện đầu tiên, điều kiện quan trọng nhất. Tất cả tính nghiêm túc của nghiên cứu phụ thuộc vào phƣơng pháp, cách thức hoạt động. Tất cả sự nghiệp là nằm ở phƣơng pháp tốt. Phƣơng pháp nắm trong tay vận mệnh của công trình nghiên cứu.

Landau nói: “Phƣơng pháp quan trọng hơn phát minh, bởi vì phƣơng pháp nghiên cứu đúng sẽ dẫn đến những phát minh mới, giá trị hơn”.

Tolstoy nói: “Điều quý báu nhất cần biết không phảI là quả đất tròn mà là làm thế nào để đi đến kết luận ấy”.

Khi thực hiện một đề tài cụ thể, cần áp dụng những phƣơng pháp thích hợp. Hegel, một nhà phƣơng pháp luận, nhấn mạnh mối quan hệ giữa nội dung và phƣơng pháp. Ông cho rằng phƣơng pháp là sự vận động của bản thân nội dung, vi vậy không thể nghiên cứu phƣơng pháp mà tách rời nội dung.

Nhờ có phƣơng pháp làm việc khoa học, nhà nghiên cứu mới thu đƣợc một cách đầy đủ và chính xác các sự kiện. Các sự kiện, đó là không khí của nhà khoa học. Không có chúng thì sẽ không có khoa học, nhà khoa học phải có phƣơng pháp tốt để thu thập và xử lí chúng.

Nhiều nhà khoa học nói họ đã làm nhiều khám phá chỉ bằng cách quan sát cẩn thận.

Galilê khám phá những “Mặt Trăng” của sao mộc theo cách này. Có thể bạn đã biết loài kiến sống và làm việc với nhau nhƣ thế nào. Ngày nay, có nhà khoa học đang thực hiện việc tổ chức lao động và xã hội của loài kiến.

Còn Claude Bernard thì nhấn mạnh đến phƣơng pháp thí nghiệm và sự

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy - học theo hướng, phát huy năng lực sáng tạo của sinh viên khi, dạy chương cảm ứng điện từ - điện từ trường học phần điện học vật lí đại cương của c� .pdf (Trang 25 - 28)