Giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy - học theo hướng, phát huy năng lực sáng tạo của sinh viên khi, dạy chương cảm ứng điện từ - điện từ trường học phần điện học vật lí đại cương của c� .pdf (Trang 41)

Tình huống vấn đề và giải quyết vấn đề

Theo R. Legendre “Giải quyết vấn đề ” thƣờng là một chu trình giúp cho một ngƣời ra khỏi một tình huống có vấn đề tức là chuyển từ một tình huống mờ mịt sang tình huống sáng sủa hơn, là một tình huống không có vấn đề.

Nhằm giúp cho ngƣời học phát triển khả năng lập luận khi học các môn theo quy định của nhà trƣờng, trƣớc hết chúng ta phải xác định các kiểu vấn đề cơ bản. Các kiểu vấn đề đó đòi hỏi các kĩ năng tƣ duy ở cấp độ cao. Các nhiệm vụ đặt ra đều tập chung vào toàn bộ quá trình giải quyết vấn đề, chứ không phải từng bộ phận riêng lẻ của vấn đề. Khi thiết kế các nhiệm vụ trong chu trình cần lƣu ý sau:

* Tình huống vấn đề

Nhƣ đã nói, vấn đề là một câu hỏi hay một khó khăn (trong kiến thức) cần đƣợc xử lí để giải quyết. Tâm lí học nhận thức phân biệt tình huống thực hiện với tình huống vấn đề:

- Tình huống thực hiện là tình huống trong đó cá nhân đã biết rõ các thủ tục tiến hành và ứng dụng trực tiếp vấn đề.

- Tình huống - vấn đề là tình huống trong đó cá nhân chƣa sẵn sàng có các thủ tục hay giải pháp tiến hành (hoặc do kiến thức đƣa ra xử lí sai, không xây dựng đƣợc biểu tƣợng của vấn đề; hoặc kiến thức ứng dụng dẫn tới thất bại tức là chủ thể không xây dựng đƣợc biểu tƣợng, muốn tìm lời giải phải xây dựng một biểu tƣợng mới cho vấn đề - lí luận trên cơ sở mới.

- Đối với ngƣời tự học khi tiếp cận để giải quyết vấn đề là xử lí vấn đề, tập dƣợt giải quyết, tức là biến một thủ tục chƣa biết và chƣa chắc chắn thành một thủ tục biết rõ và có khả năng thực hiện, hay biến từ tình huống vấn đề sang tình huống thực hiện. Đối với trò đó cũng chính là sự tích luỹ kinh nghiệm

cho đến khi biến thành sự tự động hoá trừu tƣợng, gần nhƣ thói quen để có thể áp dụng trong bất kì hoàn cảnh nào, bất kì môn học hay kiến thức nào.

Tất nhiên cần đặt vấn đề chuyển giao kiến thức và càng thấy tầm quan trọng của sự trợ giúp về phƣơng pháp luận của thầy với trò.

* Giải quyết vấn đề - đƣa ra các kết luận có thể

Giải quyết vấn đề là hoạt động trí tuệ đƣợc coi là trình độ phức tạp và cao nhất về nhận thức vì cần huy động tất cả các năng lực trí tuệ của cá nhân.

Để giải quyết vấn đề chủ thể phải huy động trí nhớ, tri giác, lí luận, khái niệm hoá, ngôn ngữ, đồng thời sử dụng cả cảm xúc, động cơ, niềm tin ở năng lực bản thân và khả năng kiểm soát đƣợc tình thế.

Một cá nhân đặt trong tình huống giải quyết vấn đề là khi đối mặt với tình huống mà cá nhân đó chƣa hề gặp trƣớc đó và phải tìm ra cách làm chủ đƣợc tình huống đó.

Tình huống có vấn đề luôn luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vƣớng mắc cần tháo gỡ…

Các đặc trưng của phương pháp giải quyết vấn đề

* Đặc trƣng cơ bản của phƣơng pháp giải quyết vấn đề trong học tập nghiên cứu là tình huống có vấn đề.

* Đặc trƣng thứ hai là chu trình giải quyết vấn đề đƣợc chia thành những bƣớc, những giai đoạn có tính mục đích chuyện biệt.

* Đặc trƣng thứ ba của dạy và học giải quyết vấn đề là sự tiếp thu tri thức trong hoạt động tƣ duy sáng tạo (không phải theo kiểu áp đặt, thụ động “đọc chép”).

* Đặc trƣng thứ tƣ là học, nghiên cứu theo cách giải quyết vấn đề gồm nhiều hình thức tổ chức (nhƣ làm việc theo nhóm nhỏ, tranh luận, não công, sắm vai - giải quyết xung đột, mô phỏng, tập trình bày báo cáo trƣớc lớp…).

1.2.5 Tự học

1.2.5.1 Tự học và sự sáng tạo

Qua những sáng tạo đƣợc thể hiện từ thời Thomas Edison đến thời Bill Gates, giới khoa học kỹ thuật ngày càng nhận thấy giữa trí sáng tạo và việc tự học có một mối liên hệ nhân quả. Tạp chí Science et Vie (Pháp) đã viết: "Ai tự học mạnh nhất, ngƣời đó tích lũy đƣợc một tiềm năng sáng tạo dồi dào nhất. Ngƣợc lại, ai có nhu cầu sáng tạo nhiều hơn, ngƣời ấy càng thôi thúc ý chí tự học cao hơn". [36]

Tạp chí Korean Times cũng đƣa ra một khái niệm về chân dung của ngƣời trí thức mới. Đó là ngƣời biết dùng thái độ tự học và kỹ năng tự học để thƣờng xuyên tiếp cận với cái mới, để học hỏi cái mới, từ đó làm nên cái mới của chính mình, mang tính sáng tạo ngày càng cao.

Cố Giáo sƣ Tạ Quang Bửu (nguyên bộ trƣởng Bộ Đại học và chuyên nghiệp) trong một buổi nói chuyện trƣớc sinh viên Bách khoa Hà Nội năm 1970 đã nhấn mạnh: "Tự học là khởi nguồn của phong cách tự đào tạo, đồng thời là cái nôi nuôi dƣỡng trí sáng tạo. Ai giỏi tự học khi đang ở trƣờng, ngƣời đó sẽ tiến xa".

Tóm lại, tự học và sáng tạo là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau : sẽ không có sáng tạo nếu không có tự học tích cực; sẽ không thể tự học hiệu quả nếu không mài sắc trí sáng tạo. Tự học để khám phá nhận thức và khai phá sáng tạo. Sáng tạo để khẳng định sự tìm tòi siêu thoát trong tự học.

1.2.5.2 Việc tự học để sáng tạo trong cuộc sống

Theo các chuyên gia giáo dục và khoa học của Tổ chức UNESCO, kỹ năng tự học và giá trị biểu hiện của việc tự học là những thƣớc đo của tâm lý sáng tạo và sản phẩm sáng tạo. Bƣớc vào thế kỷ 21, kỹ năng đó sẽ tồn tại nhƣ một trong những kỹ năng sống mà con ngƣời không thể thiếu, đồng thời giá trị đó giúp cho mỗi cá nhân tự khẳng định chính mình trong xu thế nhảy vọt của thời đại thông tin.

Giá trị biểu hiện của việc tự học phản chiếu từ các sản phẩm của lao động trí óc, hay nói đầy đủ hơn: Từ các sản phẩm của trí não. Nhà khoa học nổi danh cuối thế kỷ 20 - Stephen Hawking - đã nói: "Có gƣơng soi mặt chứ không có gƣơng soi tâm hồn và trí não. Vậy cần phải thay thế chiếc gƣơng soi bằng sự phản chiếu của các sản phẩm lao động, chúng ta "đi ra" từ bàn tay nhƣng gốc gác chủ yếu là từ trái tim và khối óc".

Có một hệ thống các giải pháp thƣờng nhật. Việc định hình một hệ thống các giải pháp hiệu nghiệm thƣờng đi kèm với một hệ thống các giá trị biểu hiện (đƣợc đánh giá theo thang bậc). Các chuyên gia UNESCO đã đƣa ra một bảng lƣợng giá với bảy bậc thang giá trị sau đây:

Từng giải pháp cho sản phẩm (giá trị biểu hiện đạt theo thang bậc) Bậc 1. Ghi chép vào phiếu (thu thập chọn lọc từ việc truy cập mọi nguồn thông tin khác nhau, cả trong dân gian và Internet)

Bậc 2. Xử lý thông tin từ việc ghi chép (đối chiếu, phân loại, phân tích, tổng hợp, cấu trúc lại thông tin...)

Bậc 3. Phối kiểm thông tin sau khi xử lý (tự kiểm chứng qua khảo sát thực tế và thực nghiệm khoa học)

Bậc 4. Nhận thức lại vấn đề  Tự khởi phát thông tin (điều chỉnh thông tin, hoàn thiện thông tin, nêu ý tƣởng, nêu sáng kiến)

Bậc 5. Tìm cách giải quyết vấn đề  Chọn phƣơng án xử lý (tự thể nghiệm và tự điều chỉnh phƣơng án, nêu giải pháp, nêu sáng kiến)

Bậc 6. Hình thành tạo phẩm (hiện thực hoá giải pháp): - Bằng ngôn ngữ (bài viết/nói)

- Bằng vật chất (phi ngôn ngữ)

Bậc 7. Cái biên sản phẩm (điều chỉnh, cải biên, nâng cấp hình thái và chất lƣợng của tạo phẩm bằng những cách thể hiện mới)

Bảng này giúp ta hình dung một tiến trình tự học để sáng tạo, đồng thời cho ta một cách lƣợng giá việc tự học (theo giá trị sản phẩm), một cách đo đạc sức sáng tạo (theo thái độ tự học).

Giải pháp gốc: Luyện thái độ tìm tòi và kỹ năng ứng biến.

Hệ thống các giải pháp và các thang bậc nêu trên cũng gợi ý cho ta thấy những tiêu chí cần thiết để thẩm định sự thông thái của một chủ thể nhận thức đồng thời là chủ thể sáng tạo.

Trí thông minh và óc sáng tạo của mỗi ngƣời đƣợc thể hiện chủ yếu bằng hành động, thay vì chỉ dừng lại ở ý tƣởng: đƣợc thể hiện chủ yếu bằng sự đáp ứng những thử thách trong quá trình vận dụng kiến thức, thay vì chỉ quanh quẩn ở việc vun bồi kiến thức. Bởi vậy, các chuyên gia UNESCO đã khẳng định:"Ngƣời hiểu biết ít mà vận dụng nhiều (có hiệu quả) biểu hiện một trí tuệ hơn hẳn một ngƣời biết nhiều mà vận dụng ít". Đó là một trong những "quy luật thành tài", là nguyên nhân ra đời của những bậc tài danh sáng chói nhƣ Thomas Edison trƣớc đây (ngƣời chƣa học hết bậc đại học ) hoặc nhƣ Bill Gates hiện nay (ngƣời chƣa học hết bậc đại học ). Đó cũng là một cơ sở để xác định, học rộng không bằng tài cao (nếu chỉ đƣợc một trong hai thứ). Khoa tâm lý học sáng tạo đã cho thấy ngƣời học rộng cũng có thái độ tìm tòi, nhƣng nặng về tìm tòi hiểu biết, vả lại mức độ tìm tòi đó không thiết thực và hiệu quả bằng sự tìm tòi sáng tạo của ngƣời tài cao. Mặt khác, chính nhờ liên tục tìm tòi mang tính ứng dụng sáng tạo nên mới thành tài và ngày càng phát triển tài năng, cao hơn hết là tài năng sáng tạo.

Ngƣời có tài năng sáng tạo không bao giờ dừng lại ở mức độ lĩnh hội, họ chuyển rất nhanh qua thái độ tìm tòi cách cải biến và cách ứng dụng sự lĩnh hội đó.

Những ngƣời có thái độ sáng tạo tìm tòi sáu nội dung cơ bản sau:

1- Tìm hiểu nhu cầu xã hội hoặc nhu cầu khoa học đối với một sản phẩm nào đó.

2- Tìm hiểu những ƣu điểm vƣợt trội cùng với những khuyết tật lớn nhỏ của một sản phẩm.

3- Tìm kiếm cách thức đi tới cải tiến sản phẩm, chủ yếu: hạn chế những khuyết tật đó.

4- Tìm kiếm những hiểu biết mới nhất kết hợp với những kinh nghiệm cổ truyền cho việc giải quyết vấn đề đó.

5- Tìm kiếm mọi ý tƣởng giản đơn cho việc phân tích và giải quyết một vấn đề phức tạp.

6- Tìm hiểu những điều kiện khả thi và cách vƣợt lên khó khăn để thực hiện ý tƣởng sáng tạo.[35]

1.2.5.3 Vấn đề tự học trong nhà trường

1) Khái niệm tự học

Tƣ̣ học là hình thƣ́c tổ chƣ́c hoạt động nhận thƣ́c có tính chất cá nhân , là quá trình ngƣời học tự tổ chức quá trình nhận thức và đƣợc tiến hành ở trên lớp hoặc ngoài lớp, theo hoặc không theo chƣơng trình và sách giáo khoa đã đƣợc ấn định. Nó diễn ra khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng và cả khi đã ra trƣờng. Tƣ̣ học còn là quá trình ngƣời học tự giác bằng hành động của chính mình nhằm chiếm lĩnh tri thức , kĩ năng, kĩ xảo tƣơng ứng và các phẩm chất cá nhân . Trong quá trình tự học, ngƣời học thƣ̣c sƣ̣ là chủ thể của hoạt động nhận thức với sự nỗ lực, huy động các chƣ́c năng tâm lí nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

Trong việc tự học ngƣời học phải xác đinh rõ mục tiêu có thái độ thích hợp với các tình huống cụ thể; phải chú ý đến các đặc điểm của việc tự học và phải biết xử lí thông tin. Các yếu tố ấy có quan hệ qua lại và tác động đến nhau.

2) Các yếu tố tác động đến sự thành công của tự học

* Mục tiêu

Mục tiêu học tập có thể là:

- Mục tiêu dài hạn: Ví dụ ngƣời học cần hoàn thành một khoá học, muốn nhận đƣợc văn bằng tốt nghiệp.

- Mục tiêu trung hạn: Ví dụ ngƣời học cần hoàn thành và thi đạt 4.5 môn học của học kì hay trong một năm nào đó.

- Mục tiêu ngắn hạn: Ví dụ học để hiểu 1 chƣơng mục của 1 giáo trình và trả lời đƣợc các câu hởi, bài tập quan trọng của môn học. Ngƣời học phải ôn tập và chuẩn bị kết thúc một vài môn học…

* Tình huống

- Ngƣời học học hệ chính quy, từ xa hay tại chức.

- Nghề nghiệp, sở thích và hoàn cảnh gia đình và bản thân ngƣời học ảnh hƣởng gì tới các tình huống tự học.

- Thời gian ngƣời học giành cho việc tự học hàng ngày. - Cụ thể các tình huống sau:

+ Khi đang làm bài tập tự đọc sách để trả lời các câu hỏi trong giáo trình. + Khi đang suy nghĩ để vận dụng kiến thức vừa học(để giải bài tập, trả lời câu hỏi, vận dụng vào nghề nghiệp, công việc của mình…)

+ Khi đang ôn tập để chuẩn bị thi hết môn học.

+ Ngƣời học đang học nhóm với bạn bè hay đang trong đợt tập chúng để nghe giáo biên hƣớng dẫn giải đáp.

+ Ngƣời học đang khai thác một tài liệu tham khảo, một học liệu mới sƣu tầm đƣợc.

Ứng với các tình huống trên ngƣời học đã hành động và xử thế ra sao?

* Thái độ

Ngƣời học có mục đích rõ ràng và có quyết tâm thực hiện mục đích của mình,có tự tin là sẽ đi đến đích, có thật tập chung tƣ tƣởng trong khi tự học, có kế hoạch tự học cụ thể không, có thời gian dự định kết thúc đọc hiểu một giáo trình trong một thời gian nhất định chƣa? Khi tự học có tích cực tìm thắc mắc và đặt ra các câu hỏi không? Khi bị vƣớng mắc khó khăn đã cố tìm hết cách để cố giải quyết, có tích cực đi hỏi (bạn bè, trợ giảng, thầy giáo… ), có thấy cần thiết phải học nhóm không? Ứng xử thế nào khi học nhóm, trong các đợt tập chung nghe giải đáp hƣớng dẫn?

* Đặc điểm tự học

Ngƣời học đang tự học trong mô hình, có chế và môi trƣờng nào? Đã các định hết các khó khăn, thuận lợi để khai thác tận dụng và khắc phục chƣa? Đã biết các con đƣờng để tiếp cận thông tin (kiến thức) đối với ngƣời học chƣa? Đã khai thác hết thông tin chƣa? Đã vận dụng hết các nội lực và ngoại lực chƣa? Đã có đủ những học liệu để tự học chƣa? Nếu thiếu liệu có cách gì khác phục? Ngoài giáo trình có bao giờ tìm tòi thêm các loại học liệu khác tham khảo mở rộng không? Có những thế mạnh gì và những nhƣợc điểm gì trong quá trình tự học? Phƣơng tiện học tập của ngƣời học đã tốt chƣa? Có ti vi, máy tính, tủ sách nhỏ không? Nếu có đã khai thác cho việc tự học của mình nhƣ thế nào?

* Xử lí thông tin

Xử lí thông tin trong tự học nói cách khác là toàn bộ phƣơng pháp tự học của ngƣời học. Việc tự học tƣơng ứng với việc xử lí thông tin, có 3 giai đoạn:

- Nắm bắt các dữ liệu (kiến thức/ thông tin). - Xử lí các dữ liệu (để hiểu kiến thức/ thông tin). - Ghi nhớ và diễn đạt lại các dữ liệu.

Ngƣời tự học phải có các phƣơng pháp để nắm bắt các kiến thức, hiểu các kiến thức và ghi nhớ diễn đạt lại các kiến thức đó. Xung quanh vấn đề phƣơng pháp ngƣời học và các cơ sở đào tạo từ xa thử suy nghĩ về các câu hỏi sau:

- Đã chú ý đến phƣơng pháp học chƣa?

- Đã tích cực tìm hỏi về kĩ thuật tự học nhƣ cách đọc sách, cách ghi chép, ghi nhớ, cách phân tích, tổng hợp, cách vận dụng kiến thức chƣa? Nếu tìm đƣợc có tích cực vận dụng không?

- Có vở ghi tóm tắt từng môn học không? Có làm các phiếu tóm tắt tổng kết mỗi khi học một chƣơng mục nào đó không? Khi ôn tập chuẩn bị thi hết môn học đã dùng những tƣ liệu gì?

- Có chú ý tới các phƣơng pháp luận của từng bộ môn không? Chúng có gì khác nhau không?

Mặt khác các nhà trƣờng và giáo viên cần tăng cƣờng trang bị cho học viên các phƣơng pháp luận môn. Nguyên Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng (1969), đã nói: “Điều chủ yếu không phải là nhồi nhét một mớ kiến thức hỗn độn… mà là phƣơng pháp suy nghĩ, phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp học tập,

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy - học theo hướng, phát huy năng lực sáng tạo của sinh viên khi, dạy chương cảm ứng điện từ - điện từ trường học phần điện học vật lí đại cương của c� .pdf (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)