Đặc điểm hình thái của sán lá Fasciola

Một phần của tài liệu Tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu, vai trò của sán lá fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu bò ở huyện yên sơn - tỉnh tuyên quang, biện pháp phòng trị .pdf (Trang 26 - 27)

Cũng như nhiều loài sán lá khác, sán lá gan lưỡng tính, có thể thụ tinh chéo hoặc tự thụ tinh. Sán lá có giác miệng và giác bụng, giác bụng không nối với cơ quan tiêu hoá. Sán lá không có hệ hô hấp, tuần hoàn và cơ quan thị giác (ở giai đoạn mao ấu có dấu vết sắc tố mắt). Hệ sinh dục rất phát triển với cả bộ phận sinh dục đực và cái trong cùng một sán lá. Tử cung sán lá chứa đầy trứng.

Có thể phân biệt hai loài sán lá gan thuộc giống Fasciola như sau:

- F. gigantica (Cobbold, 1885): có chiều dài thân gấp 3 lần chiều rộng, "vai" không có hoặc nhìn không rõ rệt, nhánh ruột chia toả ra nhiều nhánh ngang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

F. gigantica (nghĩa là sán lá "khổng lồ"): dài 25 - 75mm, rộng 3 - 12mm, u lồi hình nón của đầu là phần tiếp theo của thân, vì vậy nó không có "vai" như loài khác của giống Fasciola. Hai rìa bên thân sán lá song song với nhau, đầu cuối của thân tù. Giác bụng tròn lồi ra. Ruột, tuyến noãn hoàng, buồng trứng và tinh hoàn đều phân nhánh. Trứng hình bầu dục, màu vàng nâu, phôi bào to đều và xếp kín vỏ. Kích thước trứng 0,125 - 0,170 x 0,06 - 0,10mm.

- F. hepatica (linnaeus, 1758): trái với loài trên, loài này thân rộng, đầu lồi và nhô ra phía trước làm cho sán lá có "vai", nhánh ruột chia ít nhánh ngang hơn.

F. hepatica (nghĩa là sán lá ở gan) dài 18 - 51mm, rộng 4 - 13mm, phần trước thân nhô ra, tạo cho sán lá có vai bè ra hai bên. Hai rìa bên thân sán lá không song song với nhau mà phình ra ở chỗ vai rồi thót lại ở đoạn cuối thân. Những ống dẫn tuyến noãn hoàng chạy ngang, chia vùng giữa của sán lá thành phần trước và phần sau thân. Phần sau thân có tinh hoàn và bộ phận sinh dục đực. Tinh hoàn phân nhiều nhánh xếp phía sau thân. Tử cung ở phần giữa thân trước tạo nên một mạng lưới rối như tơ vò. Buồng trứng phân nhánh nằm ở sau tử cung.

Trứng của sán F.hepatica có hình thái, màu sắc tương tự trứng của loài F.gigantica, kích thước 0,13 - 0,145 x 0,07 - 0,09mm.

Một phần của tài liệu Tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu, vai trò của sán lá fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu bò ở huyện yên sơn - tỉnh tuyên quang, biện pháp phòng trị .pdf (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)