Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola ở trâu bò

Một phần của tài liệu Tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu, vai trò của sán lá fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu bò ở huyện yên sơn - tỉnh tuyên quang, biện pháp phòng trị .pdf (Trang 33 - 38)

Bệnh sán lá gan phổ biến ở khắp các châu lục và nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh thấy ở khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Houmeder (1938) đã điều tra và thấy, trâu, bò ở miền Bắc Việt Nam đều nhiễm sán lá F.gigantica với tỷ lệ là 64,7% ở trâu và 23,5% ở bò, đặc biệt có 2 trường hợp người nhiễm sán lá gan.

Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [33] cho biết, trâu trưởng thành mắc bệnh sán lá gan do F.gigantica, tỷ lệ nhiễm tới 50%- 70%. Theo Phan Địch Lân (1980), mổ khám 1043 trâu ở Thái Nguyên, số trâu nhiễm sán lá gan là 57%, trong đó có nhiều gan phải huỷ bỏ do số lượng sán lá quá nhiều. Kết quả điều tra ở huyện Bình Lục - Nam Hà, tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu là 51,2-57,5%.

Đoàn Văn Phúc và cs (1980) [23] đã kiểm tra 64 bò tại trại bò sữa Hà Nội, thấy tỷ lệ nhiễm sán lá Fasciola là 73,43%. Tác giả còn cho biết, bệnh sán lá gan đã ảnh hưởng rõ rệt đến sức khoẻ và sản lượng sữa của đàn bò.

Đoàn Văn Phúc và cs (1995) [24] cho biết, trâu bò khu vực Hà Nội nhiễm sán lá gan tỷ lệ 53,41%.

Kết quả kiểm tra trâu, bò ở một số địa phương xung quanh Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hoà Bình, tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 44,53%. Trong đó, trâu nhiễm 33,92%, bò nhiễm 54,21% (Lương Tố Thu và cs, 1996 [34]).

Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở gia súc nhai lại phụ thuộc vào những yếu tố sau:

- Yếu tố thời tiết, khí hậu và mùa vụ

Thời tiết, khí hậu của một vùng, một khu vực có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ốc - vật chủ trung gian của sán lá gan. Điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều tạo ra môi trường nước, giúp ốc nước ngọt sống và sinh sản thuận lợi.

Trịnh Văn Thịnh (1963) [32], Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [33], Phạm Văn Khuê và cs (1996) [10], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [12]… đều cho biết, trâu bò nhiễm sán lá gan thường tăng lên vào mùa vật chủ trung gian

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển. Những năm mưa, tỷ lệ nhiễm sán lá gan tăng lên so với những năm nắng ráo và khô hạn. Mùa vụ gắn liền với sự thay đổi thời tiết khí hậu. Mùa hè thu, số gia súc bị nhiễm sán lá gan tăng cao hơn các mùa khác trong năm. Cuối mùa thu và mùa đông bệnh thường phát ra.

- Yếu tố vùng và địa hình

Vùng và địa hình là hai khái niệm khác nhau, song có liên quan chặt chẽ với nhau. Các vùng khác nhau có địa hình không giống nhau. Địa hình là yếu tố quan trọng quyết định sự khác nhau giữa các vùng.

Các vùng khác nhau trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đều thuộc bốn loại địa hình: ven biểu, đồng bằng, trung du và miền núi.

Hầu hết các nhà ký sinh trùng học thống nhất rằng, gia súc nhai lại ở vùng đồng bằng nhiễm sán lá gan nhiều nhất, tỷ lệ và cường độ nhiễm giảm dần đối với đàn gia súc nhai lại ở vùng ven biển, vùng trung du và vùng núi. Về nguyên nhân dẫn đến quy luật này, các tác giả (Trịnh Văn Thịnh, 1963 [32]; Phạm Văn Khuê và cs, 1996 [10]; Soulsby, 1982 [51]; Kaufmann, 1996 [47]…) đều giải thích: Vùng đồng bằng có nhiều hồ, ao, kênh, rạch, có điều kiện cho ốc - vật chủ trung gian sống và sinh sản. Các kiểu địa hình khác thì vấn đề này hạn chế hơn so với đồng bằng.

Phan Địch Lân (1994) [14] đã điều tra 7.359 trâu, bò ở 26 tỉnh miền Bắc Việt Nam, kết quả thấy: trâu bò ở vùng đồng bằng nhiễm sán lá gan cao nhất, sau đó đến vùng trung du, vùng ven biển và miền núi (bình quân tỷ lệ nhiễm sán lá ở các vùng điều tra như sau: vùng đồng bằng từ 19,6% đến 61,3%, vùng trung du từ 16,4% đến 50,2%, vùng ven biển từ 13,7% đến 39,6%, vùng núi từ 14,7% đến 44,0%). Theo Nguyễn Đăng Khải (1996) tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu bò vùng đồng bằng qua mổ khám là 88%, vùng trung du là 77,6%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Yếu tố loài và tuổi vật chủ cuối cùng

Các loài nhai lại đã được thuần hoá như trâu, bò, dê, cừu đều nhiễm sán lá gan Fasciola. Ngoài ra, các loài nhai lại hoang dã cùng nhiễm sán lá này (hươu, nai, hoẵng,…) cũng có những trường hợp thỏ, ngựa, lợn nhiễm Fasciola, người cũng có thể nhiễm sán lá này.

Ở nước ta, theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [33], Phạm Văn Khuê và cs (1996) [10] loài gia súc nhiễm sán lá Fasciola nhiều nhất là trâu (79,6%), bò ít hơn (36%), dê ít nhất (20%). Sở dĩ trâu nhiễm sán lá gan nhiều là do đặc tính ưa nước của chúng (thích ăn gần chỗ có nước, đằm tắm trong nước và uống nước ở vũng, ao, kênh rạch), trong khi bò và dê ít ưa nước hơn.

Về mối liên quan giữa tỷ lệ, cường độ nhiễm sán lá gan và tuổi vật chủ, các tác giả đều thống nhất rằng, tuổi trâu bò càng cao thì tỷ lệ và cường độ nhiễm càng tăng lên. Một điều dễ nhận thấy là, trâu bò tuổi càng tăng lên (thời gian sống càng dài) thì sự tiếp súc với môi trường ngoại cảnh càng nhiều, cơ hội gặp và nuốt phải nang ấu (Adolescaria) càng cao. Mặt khác, sán lá Fasciola trưởng thành có thời gian ký sinh ở trâu bò nhai lại tương đối dài (3 - 5 năm, thậm chí tới 11 năm). Đó chính là cơ sở khoa học giải thích cho quy luật nhiễm theo tuổi vật chủ của sán lá Fasciola sp.

Phan Địch Lân (1994, 2004) [14] cho biết, trâu dưới 3 năm tuổi chỉ nhiễm sán lá gan 17,2-22,0%; trâu 3-5 năm tuổi nhiễm sán lá gan 31,2% - 40,2%, trâu 5 - 8 năm tuổi nhiễm 42,4% - 57,5%, trâu trên 8 năm tuổi nhiễm 56,8 - 66,3%, trâu ở độ tuổi phế canh (loại thải) khi mổ khám thấy tỷ lệ nhiễm cao tới 84,6% (những trâu này bị bệnh rất nặng, gan phải huỷ bỏ toàn bộ do có quá nhiều sán lá ký sinh).

Nguồn gieo rắc bệnh chủ yếu là (trâu, bò, dê, cừu,…và những dã thú mang Fasciola. Trứng sán lá gan theo phân của trâu bò ra ngoài tự nhiên. Hàng năm mỗi sán lá gan đẻ ra hàng trục vạn trứng. Vì vậy, mỗi trâu bò mang sán lá hàng năm thải khối lượng trứng khá lớn ra đồng cỏ và các bãi chăn thả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những đồng cỏ ẩm thấp lầy lội là những nơi cần thiết để mầm bệnh phát triển và xâm nhập vào trâu bò, đồng thời thuận lợi cho trứng nở thành Miracidium và thuận lợi cho vật chủ trung gian tồn tại và phát triển.

- Vật chủ trung gian của Fasciola sp.

Sự phân bố các loài ốc - vật chủ trung gian của sán lá gan phụ thuộc vào các vùng địa lý khác nhau. Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [10], vật chủ trung gian của sán lá Fasciola là các loài ốc nước ngọt Lymnaea: L. auricularia, L. swinhoei, L.viridis, Agalba truncatula, Radix ovata.

Phan Địch Lân (1980) đã tổng hợp và cho biết: loài ốc - vật chủ trung gian của F.gigantica ở ấn Độ là L. acuminat, ở Châu Phi là L.natalensis, ở Pakistan là L.permisca, ở Apganixtan là L.luteola, ở Malayxia là L.Auricularia, ở Nhật Bản là L.pervia, ở Indonexia, ở Philippine là L.viridis, ở Hungari là G.truncatula,…

Ốc G.truncatula là loài ốc nhỏ, dài 10mm, rộng 5mm, vỏ màu xám; đầu dài, có 4-5 gai thịt. Nhiệt độ tốt nhất để loài ốc này phát triển là 20 - 22oc, pH 6,6 - 8,6, sinh sản mạnh từ tháng 4 đến tháng 9.

Theo Jorgen Hansen và cs (1994) [46], nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của ốc là 15-26oc, khi ở nhiệt độ này chúng đẻ số lượng trứng rất lớn. Trứng nở trong vòng 2 tuần và sau 1 tháng ốc trưởng thành. Một con ốc trong vòng 10 - 12 tuần có thể sinh sản ra hàng ngàn con ốc, ở dưới 10oc, ốc không phát triển và ngừng hoạt động. Tuy nhiên, ốc có thể chui vào bùn và sống trong điều kiện bất lợi nhiều tháng.

Phan Địch Lân và cs (1985) đã nghiên cứu đặc điểm sinh học của ốc - vật chủ trung gian của F.gigantica ở miền Bắc Việt Nam. Tác giả cho biết, vật chủ trung gian của sán lá Fasciola là hai loài ốc nước ngọt thuộc giống Lymnae với tên gọi là ốc vành tai (L.swinhoei) và ốc chanh (L.viridis). Loài swinhoei có vỏ mỏng, dễ vỡ, không có nắp miệng, kích thước 20mm, vòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xoắn cuối cùng rất lớn, chiếm gần hết phần thân, vỏ loe ra như vành tai. Loài L. viridis cũng có vỏ mỏng, không có nắp miệng, kích thước 10mm, vỏ dễ vỡ, có 4 - 5 vòng xoắn cuối cùng lớn.

Ốc L.viridis thường sống ở những nơi nước xâm xấp, đẻ trứng thành ổ 7 - 10 trứng sau 7 ngày nở thành ốc con, ốc L.swinhoei thường sống trôi nổi ở cống rãnh, ao, hồ, đẻ trứng quanh năm, mỗi ổ có 60 - 150 trứng. Trong điều kiện nhiệt độ ở nước ta, ốc đẻ quanh năm và quanh năm có ốc con được nở ra. Phan Địch Lân (1994, 2004) [14] cho biết: ốc L.swinhoei phân bố nhiều hơn ở vùng đồng bằng, trong khi ốc L.viridis phân bố nhiều hơn ở vùng núi, trung du và ven biển. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì hai loài ốc này đều xuất hiện trong cả 12 tháng của năm, nhưng mật độ (tính trên 1m2

) khác nhau theo vùng: vùng đồng bằng, mật độ ốc L.swinhoei cao hơn và phân bố đều trong năm. Cụ thể ở Mỹ Hào (Hưng Yên) bình quân mật độ là 110,4 con/m2, ở Bình Lục (Hà Nam) 116,2 con/m2

, còn ốc L.viridis thì xuất hiện với mật độ cao hơn ở các vùng núi là 75%, trung du 66,5%, ven biển 42%. Từ đó, tác giả nhận xét rằng, L.swinhoei chịu nước hơn, còn L.viridis chịu cạn hơn.

Sự tồn tại và phát triển quanh năm, ở tất cả các vùng của ốc - vật chủ trung gian là điều kiện quan trọng nhất làm cho tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu bò ở nước ta cao và phổ biến ở tất cả các vùng. Phan Địch Lân (1994, 2004) [14] đã tổng hợp và cho biết, nước ta được xếp vào 1 trong 5 nước ở Châu Á trồng lúa nước có đàn trâu, bò bệnh sán lá gan với tỷ lệ cao nhất. Kết quả điều tra ở một số vùng cho thấy:

Ở 11 tỉnh miền núi, tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu bò là 39% Ở 4 tỉnh trung du, tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu bò là 42,2% Ở 5 tỉnh thuộc vùng đồng bằng, tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 57,5% Ở 6 tỉnh thuộc vùng ven biển, tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 36,7%

Theo Nguyễn Trọng Kim (1997) [11], giữa tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan của ốc - vật chủ trung gian với tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu, bò có mối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tương quan thuận, nghĩa là nếu tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan ở ốc nước ngọt cao thì tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu, bò ở khu vực đó cũng cao.

- Sức đề kháng của trứng và ấu trùng sán lá gan

Trứng sán lá gan được thải theo phân trâu bò ra môi trường ngoại cảnh. Trứng sán lá rất nhậy cảm với điều kiện khô hạn và tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời. Ở trong phân khô, phôi ngừng phát triển, trứng bị chết sau 8 - 9 ngày.

Trong điều kiện khô hạn, vỏ trứng bị nhăn nheo, biến đổi hình dạng, Miracidium bị chết trong vỏ trứng sau 1 - 1,5 ngày. Ở môi trường ẩm ướt, trứng có khả năng sống khá lâu (trong phân hơi ẩm, trứng tồn tại đến 8 tháng). Dưới ánh nắng chiếu trực tiếp, trứng chết nhanh. Phôi bị chết sau 2 ngày ở nhiệt độ thấp (-5o

c -15oc). Nhiệt độ 10 - 20oc trứng ngừng phát triển. Nhiệt độ 40 - 50oc, phôi chết sau vài phút (Phạm Văn Khuê và cs, 1996 [10]).

Khi phát triển đến giai đoạn nang ấu (Adolescaria), sức đề kháng của chúng tăng lên rõ rệt. Adolescaria có khả năng tồn tại ở nhiệt độ -4o

c 6oc, ở điều kiện nhiệt độ bình thường, những Adolescaria có trong cỏ khô bị ẩm và trong môi trường nước có thể tồn tại đến trên 5 tháng (Kaufmann, 1996 [47]).

Một phần của tài liệu Tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu, vai trò của sán lá fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu bò ở huyện yên sơn - tỉnh tuyên quang, biện pháp phòng trị .pdf (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)