Triệu chứng bệnh sán lá ga nở trâu bò

Một phần của tài liệu Tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu, vai trò của sán lá fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu bò ở huyện yên sơn - tỉnh tuyên quang, biện pháp phòng trị .pdf (Trang 38 - 39)

Triệu chứng lâm sàng là biểu hiện ra bên ngoài bởi các tác động gây bệnh của sán lá Fasciola. Triệu chứng ở trâu, bò biểu hiện nặng hay nhẹ phụ thuộc vào cường độ nhiễm sán lá gan, tình trạng sức khoẻ và tuổi trâu bò, tình trạng chăm sóc quản lý,….

- Thể cấp tính thường gặp ở trâu, bò 1,5 - 2 năm tuổi (Phạm Văn Khuê và cs, 1996 [10]) trong giai đoạn sán lá non di hành hoặc khi nuôi dưỡng, chăm sóc kém.

Trâu bò biểu hiện: ăn uống sút kém, suy nhược, chướng bụng, ỉa chảy, miệng hôi, sốt, gan sưng to và đau, thiếu máu, vàng da, đôi khi có triệu chứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thần kinh (lảo đảo, xiêu vẹo). Trâu bò có thể chết do xuất huyết nặng, trúng độc và suy nhược cơ thể.

Thể mãn tính thấy phổ biến ở trâu, bò trưởng thành, khi trâu bò được nuôi dưỡng tốt và sán lá ở giai đoạn trưởng thành, ký sinh trong ống dẫn mật với số lượng ít. Thể mãn tính thường xuất hiện sau thể cấp tính 1 - 2 tháng.

Trâu bò biểu hiện: ăn uống kém, suy nhược, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu, lông xù và dễ rụng (nhất là lông ở vùng dọc hai bên sườn và dọc sương ức). Xuất hiện thuỷ thũng ở mí mắt, yếm, ngực, bộ phận sinh dục. Thuỷ thũng ban đầu lúc thấy, lúc không, về sau thấy liên tục. Trâu bò nhai lại yếu, khát nước, ỉa chảy xen kẽ táo bón, gầy yếu dần. Giai đoạn sau đi tháo nhiều hơn và gầy rất nhanh. Kiểm tra lâm sàng thấy gan sưng to và đau. Có thể thấy hiện tượng xảy thai ở bò cái bị bệnh, lượng sữa có thể giảm 30 - 50%. Triệu chứng thần kinh cũng có thể gặp song rất hiếm. Bệnh kéo dài nhiều tháng, con vật có thể chết do suy nhược toàn thân.

Phan Địch Lân (1994, 2004) [14] đã theo dõi 37 trâu bị bệnh sán lá gan nặng, thấy các triệu chứng thường lặp đi lặp lại như: gầy rạc, suy nhược cơ thể (37/37); phân nhão không thành khuôn, có lúc ỉa lỏng (32/37); niêm mạc mắt nhợt nhạt, thiếu máu kéo dài (27/37); lông xù, da mốc, lông dễ rụng (26/37); phân đen, thối khắm (22/37); mắt sâu có dử (18/37); bụng ỏng, ỉa chảy kéo dài (13/37); thuỷ thũng ở nách, hai chân trước, gan to (11/37); thuỷ thũng ở ngực, ức liên tục (9/37).

Nhìn chung, khi trâu bò bị bệnh sán lá gan kéo dài, nếu không được điều trị kịp thời thì trâu bò thường chết trong tình trạng thiếu máu, ỉa chảy và suy kiệt.

Một phần của tài liệu Tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu, vai trò của sán lá fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu bò ở huyện yên sơn - tỉnh tuyên quang, biện pháp phòng trị .pdf (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)