4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Tăng trưởng kinh tế
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V, nền kinh tế của phường đạt mức tăng trưởng khá, phường đã áp dụng những cơ chế, chính sách nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng hàng năm khá lớn, năm sau tăng so với năm trước. Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng rõ rệt. Tổng thu ngân sách năm 2012 thu 1.617 triệu đồng đạt 134,2% kế hoạch, năm 2013 đạt 134,7% kế hoạch, năm 2014 thu ngân sách đạt 2.5 tỷ đồng.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V, cơ cấu kinh tế phường Tân Lập có sự tăng dần theo hướng tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, thương mại dịch vụ và nông nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp của phường dù có tăng nhưng quy mô nhỏ, trình độ công nghệ chưa cao nên khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Hơn nữa, hoạt động thương mại – dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng thấp.
(Nguồn: Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ phường Tân Lập lần thứ VII, nhiệm kỳ 2010 – 2015)
4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Về sản xuất nông nghiệp:
- Trồng trọt: Những năm vừa qua, phường đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường áp dụng các biện pháp cải tiến, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sản lượng lương thực có hạt năm 2014 đạt 490,55 tấn, tăng 20,5 tấn so với năm 2011.
32
+ Lúa: Tổng diện gieo trồng năm 2014 là 73,88 ha, trong đó diện tích gieo cấy vụ chiêm-xuân là 25 ha, năng suất ước tính đạt 120,5 tấn, bằng 110,7% kế hoạch giao.
+ Diện tích màu: Theo thống kê năm 2014 là 11.5 ha. Trong đó ngô là 5 ha, khoai lang là 2 ha, đỗ lạc các loại là 2.5 ha và rau các loại là 2 ha. Sản lượng hoa màu đạt khá như : ngô đạt 114 kg/sào, 40 tạ/ha. Tổng sản lượng ước đạt 20 tấn.
+ Diện tích trồng cây ăn quả là 57 ha, sản lượng chất lượng cây ăn quả có giá trị ổn định.
Để đạt kết quả trên là do phường đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu trong phát triển nông nghiệp nông thôn, phát huy tiềm năng thế mạnh xây dựng mô hình kinh tế vườn đồi, trang trại, mở rộng diện tích cây ăn quả, hiện nay nhiều hộ có thu nhập từ 50 đến 70 triệu đồng/năm.
- Chăn nuôi: Khi diện tích trồng trọt ngày càng thu hẹp thì kinh tế chăn
nuôi có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, trong đó chủ lực là chăn nuôi lợn và gia cầm. Tính đến năm 2014 tổng gia súc đạt 5800 con, gia cầm đạt 13000 con. Toàn bộ số gia súc gia cầm đã được tổ chức triển khai tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ và tiêm phòng định kỳ theo kế hoạch của UBND thành phố.
- Nuôi trồng thủy sản: Chủ yếu là nuôi cá trong các ao hồ của các hộ
gia đình. Năm 2014 diện tích nuôi trồng thủy sản là 4.38 ha.
- Lâm nghiệp: Công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng được quan
tâm thường xuyên. Đến nay phường có 52,56 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất chiếm 100% đất lâm nghiệp. Hiện tại đang phát triển mô hình kinh tế trang trại, vườn đồi, trồng cây ăn quả kết hợp. Giá trị sản xuất đạt 40- 50 triệu đồng/năm/ha.
33
* Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ
Cùng với chủ trương của Thành Phố xây dựng và phát triển cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn, phường đã áp dụng những cơ chế, chính sách nhằm thu hút các ngành đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh.
Tính đến nay phường đã có 55 doanh nghiệp ( tăng 02 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước), 355 hộ sản xuất kinh doanh ( tăng 49 hộ so với cùng kỳ năm trước). Các ngành phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh, trong đó ổn định và đạt doanh thu cao là xây dựng, chế biến lâm sản, đồ nội thất, sửa chữa lắp ráp và bán ô tô xe máy… Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15% trong 5 năm qua, hàng năm chiếm từ 40 – 45% chỉ tiêu thu ngân sách, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Năm 2014, giá trị sản xuất công nghệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đạt 62.274 tỷ đồng bằng 109.25% kế hoạch được giao.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển giao thông – xây dựng, quản lý và sử dụng
đất đai
Hệ thống giao thông trên địa bàn phường Tân Lập trong những năm qua đã có những bước phát triển tương đối rõ nét, Quốc lộ 3 chạy qua địa bàn phường dài 4,5km và trên 12km đường liên xóm, hầu hết đã được bê tông hóa 100%, tạo điều kiện trong việc vận chuyển hàng hóa, thông thương, giao lưu văn hóa giữa phường Tân Lập và các khu vực lân cận.
Các tuyến đường trong các khu dân cư được tu bổ thường xuyên đáp ứng được một phần nhu cầu đi lại của người dân. Hiện nay, các tuyến đường này cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao thông, nhưng định hướng trong tương lai cần mở rộng hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể là
34
tiếp tục đối ứng xây dựng đường bê tông liên tổ theo phương án “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, hoàn thiện hồ sơ, khởi công xây dựng đường giao thông liên tổ 5 - 12.
4.1.2.4. Thực trạng phát triển y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội * Công tác Giáo dục
Tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” thực hiện hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ, duy trì nề nếp kỷ cương dậy và học đặc biệt các kỳ thi cuối năm học được tổ chức an toàn và nghiêm túc.
Đến nay trên địa bàn toàn phường có 01 tiểu học cơ sở, 01 trường trung học cơ sở với số học sinh hơn 2.500 em. Trường Trung học cơ sở với số học sinh 1.450 em, Trường Tiểu học với số học sinh 1.050 em, 01 trường Mầm non với số học sinh 300 em. Hầu hết các trường đều có đội ngũ giáo viên được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở vật chất đều đạt chất lượng tốt tạo điều kiện để các em học sinh có một môi trường học tập tốt nhất.
Niên khóa 2010 – 2011 thầy và trò cả ba trường (Trường mầm non, Trường tiểu học, Trường Trung học cơ sở Tân Lập) luôn cố gắng phấn đấu giữ danh hiệu “ Trường tiên tiến cấp Thành phố”. Cả ba trường đều đạt “ Chất lượng giáo dục khá”, nhà trường đạt danh hiệu “ Trường tiên tiến”, riêng trường mầm non 19/5 Tân Lập đang trình UBND tỉnh Thái Nguyên thẩm định, phê duyệt “ Trường đạt chuẩn Quốc Gia mức độ I”.
* Công tác y tế, Dân số - kế hoạch hóa gia đình
Duy trì thực hiện chuẩn y tế quốc gia tăng cường các biện pháp bảo vệ bà mẹ và trẻ em, hoàn thành các chỉ tiêu dân số, các chương trình y tế quốc gia
35
khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em ở các trường học, đối tượng gia đình chính sách và người cao tuổi. Đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn tại trạm y tế gắn với hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, tăng cường công tác vệ sinh phòng dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2014, cán bộ của trạm cùng với cán bộ y tế cơ sở khám chữa bệnh 3.152 lượt bệnh nhân, đạt 100% kế hoạch. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được quan tâm đúng mức. Hiện nay phường đã tổ chức kiểm tra 01 lần = 10/10 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, trong đó có 4 bếp ăn tập thể, kết quả 10/10 cơ sở kiểm tra đạt yêu cầu.
Bảng 4.1: Dân số theo độ tuổi.
Số TT Độ tuổi Số người Tỷ lệ (%)
1 < 18 tuổi 4.564 41,21
2 Từ 18 đến 60 tuổi 5.542 50,04
3 > 60 tuổi 969 8,75
* Cộng 11.075 100
Nguồn (UBND phường Tân Lập 2014)
Theo số liệu thống kê của UBND phường Tân Lập trong quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB thì số người ở độ tuổi dưới 18 là tương đối lớn, có 4.564/11.075 người chiếm tỷ lệ 41.21%, phần lớn các em đang theo học mẫu giáo và phổ thông cơ sở, một số ít đã nghỉ học và lao động tự do.
Số người ở độ tuổi từ 18 đến 60 là lớn nhất, có 5.542/11.075 người chiếm tỷ lệ 50.04%, trong số này một phần lớn lao động nông nghiệp, một phần lao động phi nông nghiệp và một phần đang theo học các trường chuyên nghiệp.
36
Số người ở độ tuổi trên 60 là thấp nhất, có 969/11.075 người chiếm tỷ lệ 8.75% số người này đã hết tuổi lao động, hiện đang sống cùng các con trong gia đình.
Trong những năm qua công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn phường được thực hiện khá tốt, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm. Phường đã tiến hành việc ký kết giữa các khu phố trong việc đăng ký cam kết thực hiện không có người sinh con thứ 3 trở lên, đây cũng là một trong những việc làm cần được nhân rộng và phát huy trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.
* Hoạt động Văn hoá thông tin – Thể thao
Tăng cường chỉ đạo phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phát triển KT - XH của địa phương, gắn phát triển văn hoá với phát triển KT.
- Triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, kiểm tra các hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá trên địa bàn. Thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, internet và phương tiện nghe nhìn trên địa bàn năm 2013. Ban văn hoá phối hợp với các phòng ban chức năng TP tổ chức 3 đợt kiểm tra được 16 cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá intenet, karaoke, nhà nghỉ, khách sạn, kẻ 56 băng zôn, 8 khẩu hiệu, phối hợp với MTTQ, các ban ngành đoàn thể tổ chức tốt chương trình giao lưu văn hoá, văn nghệ, TDTT cấp phường đã thu hút được hàng nghìn lượt người tham gia.
- Tham gia giải cầu lông do Thành Phố tổ chức.
- Tham gia giải cầu lông do công đoàn Thành Phố tổ chức. - Tham gia các môn thể thao trong dịp tết.
4.1.2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội tác động đến việc sử dụng đất
37
* Những lợi thế chủ yếu và kết quảđạt được
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, sự phối hợp giúp đỡ có hiệu quả của các phòng ban, ngành, đoàn thể của thành phố Thái Nguyên và các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp trên địa bàn phường…
- Năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ ngày càng nâng cao.
- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được duy trì và bảo đảm ổn định, không có biến cố lớn xảy ra.
* Những hạn chế
- Cơ cấu kinh tế trên địa bàn phường chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, thương mại dịch vụ và nông nghiệp do đó sẽ kéo theo nhu cầu sử dụng đất lớn.
- Hệ thông cơ sở vật chất còn thiếu và không đồng bộ, đòi hỏi phải có quỹ đất để thực hiện việc mở rộng, nâng cấp, cải tạo, làm nơi công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội như: giao thông, nhà văn hóa, sân vận động, khu vui chơi giải trí.
- Áp lực phát triển kinh tế - xã hội lên đất đai dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu sử dụng các loại đất. Do đó, quỹ đất của phường cần được sử dụng một cách khoa học, tiết kiệm và có hiệu quả, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo việc sử dụng đất được lâu dài và bền vững.
38