Các khuyến nghị nhằm đảm bảo sự tham gia vào và thụ hưởng kết quả phát triển của

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá tác động xã hội dự án giảm nghèo khu vực tây nguyên bản 2 (Trang 69 - 71)

quả phát triển của Dự án của nhóm đối tượng dễ tổn thương

Thiết kế của Dự án như hiện nay, có thể thấy là phù hợp với nguyên lý của Khung SLA nên cần tiếp tục hoàn thiện. Nhưng các biện pháp để đảm bảo sự tham gia tích cực của các nhóm dễ bị tổn thương trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện và và thụ hưởng kết quả của Dự án cần được làm rõ hơn trong thiết kế hiện nay, cần đưa ra các quy định cụ thể (có thể trong văn bản Hướng dẫn Thực hiện Dự án) nhằm:

(1) Đảm bảo sự tham gia tích cực của các hộ dễ bị tổn thương trong quá trình tham vấn, lập kế hoạch cho hoạt động của Dự án.Dự án nên cân nhắc đưa ra yêu cầu về tỷ lệ tham gia tối thiểu của các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số (cả bản địa và di cư đến), phụ nữ trong các cuộc họp thôn có sự tham gia. Ngoài ra, tiêu chí về sự tham gia của các đối tượng dễ bị tổn thương cũng nên được đưa vào hệ thống các chỉ số theo dõi và đánh giá của Dự án. Nội dung tập huấn cho đội ngũ cán bộ các cấp về quy trình lập kế hoạch có sự tham gia của người dân phải chú trọng thích đáng đến tiếp cận CDD, chú trọng nâng cao kỹ năng huy động sự tham gia của cộng đồng [như trên đã phân tích đây là một nhóm năng lực khá yếu của cán bộ cấp cơ sở].

Các buổi họp lấy ý kiến cộng đồng cần được tổ chức thêm những buổi riêng cho nhóm dân tộc thiểu số bản địa và phải được triển khai bằng ngôn ngữ bản địa. Các nội dung lấy ý kiến nên được xây dựng thành phiếu lấy ý kiến đơn giản với từng điểm lấy ý kiến theo dạng đồng ý/không đồng ý và phần mở để người dân có thể đề đạt ý kiến riêng của mình. Tuy nhiên, không nên yêu cầu người dân viết mà nên có thư ký cuộc họp ghi lại ý đề xuất của từng người dân vào phiếu lấy ý kiến. Một khung hướng dẫn tổ chức tham vấn cộng đồng được trình bày trong Phụ lục 1 của Báo cáo này.

(2) Đảm bảo sự tham gia của các hộ dễ bị tổn thương trong các hoạt động sinh kế của Dự án hỗ trợ.Cần có quy định chi tiết về tỷ lệ tham gia của từng đối tượng (hộ DTTS, nữ làm chủ hộ) trong các tổ nhóm nhận hỗ trợ của Dự án. Bên cạnh đó, số chu kỳ hỗ trợ cho các lựa chọn sinh kế của những nhóm hộ dễ bị tổn thương cũng cần cân nhắc theo hướng đảm bảo khả năng duy trì bền vững các hoạt động này sau khi Dự án ngừng hỗ trợ. Ngoài ra, cũng cần đảm bảo rằng các hộ dễ bị tổn thương là những nhóm được ưu tiên trong quá trình t ổ nhóm sản xuất xác định các yêu cầu cần thiết phải tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nhóm. Dự án nên có những tổ/nhóm riêng dành cho nhóm đối tượng là phụ nữ. Đồng thời, các hoạt động phát triển sinh kế cần lưu tâm phát tiển những sinh kế bền vững không đòi hỏi nhiều sức lao động, sở hữu/sử dụng nhiều máy móc hay tư liệu sản xuất. Các hộ gia đình có nữ làm chủ hộ phải được ưu tiên lựa chọn tham gia những sinh kế phù hợp với họ.

(3) Đảm bảo các ưu tiên về đầu tư CSHT phản ánh được nguyện vọng của các đối tượng hưởng lợi dễ bị tổn thương. Các đối tượng hưởng lợi dễ bị tổn thương trong vùng Dự án có thể có những đặc thù riêng (vd. nhu cầu của phụ nữ là cấp nước sinh hoạt, hỗ trợ xây dựng phòng học bổ sung cho các điểm trường, nhà trẻ mẫu giáo, v.v.) và những nguyện vọng đặc thù này cần phải được tính đến một cách đầy đủ trong quá trình tham vấn lập kế hoạch hoạt động hàng năm sau khi Dự án có hiệu lực.

(4) Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để khuyến khích sự tham gia và hưởng lợi của các nhóm dễ bị tổn thương. Đối với những nhóm dễ bị tổn thương, nhất là hộ nghèo nhất, khả năng tham gia vào tham vấn và thực hiện các hoạt động của Dự án có thể bị cản trở bởi tâm lý e ngại hoặc thiếu tin tưởng vào hiệu quả của các mô hình hỗ trợ. Vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động cần được quan tâm để thúc đẩy sự thay đổi, tăng cường mức độ sẵn sàng tiếp cận những mô hình sinh kế mới. Các kênh truyền thông ở đây cần phải có sự kết hợp giữa các kênh chính

thức (phát thanh, truyền hình, báo giấy) và các kênh phi chính thức thông qua phát huy vai trò và ảnh hưởng của già làng, trưởng bản, các nông dân sản xuất giỏi để tác động đến các đối tượng hưởng lợi yếu thế.

Để Dự án tiếp cận tốt hơn đến các nhóm yếu thế, và đảm bảo các nhóm này cũng được hưởng lợi từ Dự án, hoạt động truyền thông về dự án cần được thực hiện song song bằng tiếng dân tộc. Các quyền và quyền lợi của người dân trong dự án được tóm tắt thành từng điểm rõ ràng và in dư ới dạng tờ rơi phát rộng rãi cho người dân, đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc thiểu số bản địa nói riêng.

(5) Khuyến khích sự ủng hộ của cá nhân có uy tín trong cộng đồng như già làng, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, lãnh đ ạo tôn giáo, phát huy tính cố kết cộng đồnglà những yếu tố quan trọng cần tính đến trong thiết kế Dự án. Việc này sẽ giúp củng cố sự đồng thuận và tăng cường tính tích cực của cộng đồng trong tham gia tổ chức thực hiện Dự án, giúp củng cố vốn xã hội cho người dân. Ở giác độ này, nên có sự tham gia của một số cá nhân có uy tín, nhất là già làng, trong Ban PTX. Bên cạnh đó, vai trò Dự án cần chú ý huy động sự tham gia của các cá nhân này vào quá trình tham vấn, lập kế hoạch, và các hoạt động tuyên truyền vận động của Dự án.

(6) Các định kiến sẵn có, dù chưa thể thay đổi trong ngắn hạn, nhưng nên được đưa vào là một trong các nội dung đối thoại trao đổi giữa các cấpquản lý với người dân và với doanh nghiệp trong quá trình triển khai các hoạt động cụ thể của Dự án, sao cho nhóm đối tượng bị tước mất các cơ hội tham gia Dự án vì những định kiến này. Ví dụ, Doanh nghiệp xây dựng nên được chính quyền xã hỗ trợ trong việc tuyển lựa các thanh niên DTTS tại chỗ để tham gia xây dựng các công trình CSHT thôn bản. Hay việc tập huấn cho đối tượng đồng bào DTTS cần phải được thiết kế phù hợp với khả năng tiếp thu của bà con, kết hợp với sự hỗ trợ từ các điển hình lao động giỏi từ chính cộng đồng DTTS để giúp bà con tiếp thu khoa học kỹ thuật thay vì giữ định kiến bà con không thể học hỏi và áp dụng kỹ thuật mà không nỗ lực thích đáng.

(7) Để nâng cao tính bền vững của các sinh kế sau khi kết thúc dự án,hoạt động tập huấn cần được kết hợp chặt chẽ hoặc lồng ghép với các hoạt động nâng cao nhận thức. Các tổ nhóm sản xuất nên có các buổi sinh hoạt định kỳ (2 tuần một lần) theo nhóm nhỏ 5 - 7 người, các buổi sinh hoạt định kỳ này nhằm phổ biến và ôn lại các kiến thức, kỹ năng đã được tập huấn. Các thành viên nhóm kiểm tra lẫn nhau xem có tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật, áp dụng đúng các kiến thức đã đư ợc tập huấn hay không. Các nhóm nhỏ này lại có thể được tổ chức tiếp thành các cụm và có thể có những hoạt động thi đua giữa các cụm, người trình bày hoặc mô hình trình diễn trong các hoạt động thi đua này phải là/của hộ/người dân tộc thiểu số (nên là bản địa).

Tập huấn kỹ thuật nên được lặp đi lặp lại, nhất là đối với nhóm dân tộc thiểu số bản địa. Tài liệu tập huấn nên được chuyển ngữ sang các ngôn ngữ bản địa, trường hợp không có chữ viết thì có thể lập tài liệu dưới dạng băng ghi ngôn ngữ nói và có thể kèm thêm hình ảnh minh họa. Bên cạnh đó, để đảm bảo các kỹ năng và kiến thức mới được tồn tại dưới dạng kiến thức sống của cộng đồng cần củng cố mô hình trình diễn ở các hộ dân/cá nhân có uy tín trong cộng đồng, có khả năng tiếp nhận, duy trì và áp dụng mô hình nhanh chóng và lâu dài.

(8) Trong quy định về theo dõi và đánh giá Dự án, cần phải có quy định bắt buộc về việc lấy ý kiến đánh giá của người dân (đặc biệt là nhóm DTTS và phụ nữ)về những kết quả sinh kế mà họ đã thụ hưởng từ Dự án, những thay đổi đáng kể trong cuộc sống của nhóm này nhờ các can thiệp của Dự án. Việc lấy ý kiến này không nên chỉ thực hiện ở các cuộc đánh giá định kỳ như đánh giá giữa kỳ hay đánh giá cuối kỳ mà có thể tiến hành các đánh giá độc lập theo chủ đề, hoặc các giám sát không thường kỳ của cấp quản lý Dự án Trung ương và tỉnh thực hiện tại cộng đồng.

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá tác động xã hội dự án giảm nghèo khu vực tây nguyên bản 2 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)