Nhìn chung, định hướng phát triển CSHT theo hướng hỗ trợ cho phát triển sinh kế được thống nhất rất cao, gần như đồng thuận; về phạm vi và vốn đầu tư cho các công trình CSHT thì còn có nhiều ý kiến khác nhau, như dưới đây.
Với CSHT cấp huyện:Chủ trương chung của Dự án là khuyến khích các CSHT có tính kết nối với CSHT ở đây được hiểu gồm cả CSHT ‘cứng’ (như đường giao thông, thủy lợi, v.v.) hoặc CSHT ‘mềm’ (ví dụ như cung cấp thông tin thị trường). Tuy nhiên, việc xác định đâu là công trình có tính ‘kết nối’ chưa được giải thích rõ trong thiết kế Dự án, và tính ‘kết nối’ này cũng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau bởi đội ngũ cán bộ trong vùng Dự án. Hầu hết các cuộc phỏng vấn cán bộ huyện, đặc biệt là thành viên BCB Dự án huyện, đoàn khảo sát đều nhận được các ý kiến “thắc mắc” như:
“Thế nào là kết nối, chúng tôi chưa hiểu rõ, con đường nối hai xã với nhau được coi là kết nối hay phải nối đến tận thị trường tiêu thụ?”
(cán bộ BCBDA huyện, tỉnh Kon Tum)
hay“Một cây cầu nối liền một con đường huyết mạch, dù nằm chỉ trong một thôn có được gọi là kết nối không?”
(cán bộ BCBDA huyện, tỉnh Quảng Ngãi)
“Chúng tôi băn khoăn lắm về công trình kết nối, chưa được giải thích rõ thế nào kết nối, chợ ở một xã có được gọi là kết nối không?”
Ngoài ra, nếu là những công trình CSHT kết nối ‘cứng’, có khả năng tạo kết nối quan trọng về hạ tầng cơ bản thì vốn đầu tư thông thường là rất lớn (có thể hơn cả mức kinh phí dự kiến cho toàn bộ HP3 ở cấp huyện). Điều này gợi ý trong văn kiện Dự án cần làm rõ tính ‘kết nối’ được hiểu theo nghĩa đơn gi ản là bất kỳ một công trình cấp huyện nào có khả năng tăng cường kết nối giữa huyện với xã, giữa các xã đều có thể coi là công trình có tính kết nối. Đối với các khoản đầu tư CSHT ‘mềm’ thì ‘kết nối’ có thể được hiểu là những hỗ trợ giúp tăng cường hợp tác/tương tác giữa các tác nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương như cung cấp thông tin về thị trường lao động, biến động giá nông sản.
Với CSHT cấp xã,các ý kiến phản hồi tập trung chính vào một số vấn đề cụ thể sau.
Thứ nhất, việc thực hiện hình thức đấu thầu có sự tham gia của động đồng được đánh giá cao nhưng do cần có hướng dẫn chi tiết, theo hướng đơn giản hóa thủ tục thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tham gia thi công, nhất là đối với khâu tạm ứng, thanh quyết toán.Thứ hai, ưu tiên sử dụng lao động địa phương trong các xây dựng các công trình CSHT là cần thiết nhưng khả năng phù hợp của lao động địa phương với yêu cầu của nhà thầu còn là vấn đề cần cân nhắc. Bên cạnh đó, cơ chế khuyến khích các nhà thầu trong sử dụng lao động địa phương cũng cần được xác định rõ để khuyến khích nhà thầu cam kết lâu dài và nghiêm túc trong sử dụng và đào tạo lao động địa phương.
“Công ty ủng hộ cách làm của dự án nếu dự án yêu cầu sử dụng 50% lao động địa phương để có thể đấu thầu.”
(Công ty xây dựng, huyện Kon Ray, Kon Tum)
Thứ hai, bên cạnh các công trình CSHT có tính hỗ trợ cho sinh kế, một số loại hình công trình khá đặc thù cũng đư ợc người dân đề xuất là: điện (chủ yếu là kéo đường dây từ cột điện đến hộ gia đình), phòng học (cho các điểm trường tại thôn bản và trường tại xã), nhà sinh hoạt cộng đồng, bổ sung trang thiết bị cho trạm y tế xã, nhà vệ sinh, thậm chí cả hệ thống chiếu sáng cũng đư ợc ghi nhận trong quá trình tham vấn. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều cán bộ xã và huyện thì một số loại công trình đặc thù như điện, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng, v.v đã và sẽ tiếp tục có thể có sự hỗ trợ từ các chương trình khác. Vì vậy, trọng tâm hỗ trợ CSHT trong Dự án, theo ý kiến của các đối tượng khảo sát, có thể vẫn tập trung vào ưu tiên hỗ trợ phát triển sinh kế là chính. Ngoài ra, một số vấn đề chung về CSHT ở cả cấp huyện và cấp xã cũng được đề cập trong các phản hồi. Theo quan sát từ một số chương trình/dự án khác, nhiều ý kiến cho rằng Dự án nên cân nhắc để xác định mức trần tối đa cho các tiểu dự án CSHT, gắn với mức độ phân cấp cho xã làm chủ đầu tư. Ngoài ra, vấn đề lồng ghép với các nguồn vốn khác được đưa ra như là một ‘bài toán’ cho Dự án. Với nguồn lực dự kiến phân bổ trong khuôn khổ Dự án GNKVTN là khá hạn chế so với nhu cầu phát triển CSHT thiết yếu trong vùng Dự án, cộng thêm với thực tế về nhiều chương trình/dự án khác trong cùng địa bàn cũng hỗ trợ phát triển CSHT, vấn đề phối hợp và lồng ghép giữa các nguồn vốn để đảm bảo tập trung nguồn lực có trọng điểm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn được đặt ra. Đến thời điểm hiện nay, các bên liên quan đều bày tỏ quan ngại về những khác biệt liên quan đến thủ tục đấu thầu và quản lý tài chính giữa Việt Nam và các đối tác phát triển có thể là yếu tố cản trở khả năng lồng ghép các nguồn vốn.
“Hiện có 24 dự án ổn định dân cư nhưng mới có sáu dự án đang thực hiện. Nguyên nhân không thực hiện được là vì thiếu vốn, nhà tài trợ chưa giải ngân vì quản lý yếu kém, không đúng với thủ tục yêu cầu”
(Cán bộ Sở nông nghiệp, tỉnh Đắk Lắk)
“Huyện sử dụng vốn chưa tốt, có nguồn vốn nào thì dùng vốn đó, chưa có tổng kết, đánh giá, lồng ghép vốn. Có nhiều kênh vốn vào nhưng vì không đồng nhất về quan điểm quản lý rồi khác biệt về thời gian nên khó đạt hiệu quả”