Một số thiết chế văn hóa, tôn giáo có ảnh hưởng đến thực hiện Dự án

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá tác động xã hội dự án giảm nghèo khu vực tây nguyên bản 2 (Trang 55 - 60)

Kết quả khảo sát hiện trường cũng cho thấy vai trò của một số thiết chế văn hóa và tôn giáo quan trọng, có thể có tác động tiềm năng đến Dự án, gồm:

Thứ nhất, truyền thống cộng đồng, tính tự quản của làng và vai trò của già làng trong đời sống cộng đồng dễ tạo sự đồng thuận theo già làng. Truyền thống cộng đồng cũng thư ờng tạo ra sự cào bằng, bình quân chủ nghĩa cũng như những nhân nhượng, thống nhất cục bộ để hưởng lợi, làm giảm sự nỗ lực vươn lên của những hộ tích cực và khiến một số hộ nảy sinh tâm lý ỷ lại. Đã có những phản ánh với đoàn khảo sát về thực trạng cào bằng khi họp thôn để bình xét các hộ nghèo, như dưới đây.

“Việc xét hộ nghèo được tiến hành vào lúc họp thôn để xét hộ nghèo một cách công khai. Tuy nhiên vẫn có trường hợp nghèo mà vợ chồng uống rượu suốt ngày (họ cho rằng nghèo vì lư ời) – “làm 1 ngày, uống ba ngày”, vẫn được xét hộ nghèo để hưởng chế độ của Nhà nước”

(Thảo luận nhóm phụ nữ dân tộc H’Re, xã Ba Khâm, tỉnh Quảng Ngãi)

“Gia đình tôi năm trước là hộ nghèo, đến cuối năm vừa rồi, cán bộ xã đến nói năm nay vẫn nghèo nhưng không được hưởng chính sách hộ nghèo nữa mà để cho các hộ khác được vào trong danh sách. Nên khi họp để bình xét, hộ tôi không có tên trong danh sách được xét”

“Hộ nghèo thì nhiều, nhưng hộ nghèo lười làm thì không nên giúp nữa, nhưng vẫn được hưởng chế độ hộ nghèo”

(Thảo luận nhóm DTTS tại chỗ, huyện Krong Nô, tỉnh Đắk Nông)

Thứ hai, tín ngưỡng dân gian trong sinh hoạt và sản xuất đặc biệt là những tập tục tín ngưỡng và ăn uống trong lễ đầu mùa, lễ cơm mới, chữa bệnh, cưới xin và ma chay thường gây tốn kém về tiền bạc và thời gian; nhiều hộ gia đình có thể rơi vào cảnh nợ nần vì chi phí cho những tập tục đó. Vì vậy, những tập tục này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến phát triển sản xuất.

“Còn nhiều lễ hội trong năm và nhiều tục lệ cúng bái, kiêng cữ ảnh hưởng nhiều tới sản xuất. Khi cúng thì người dân thường phải nghỉ việc kể cả thời điểm đang thu hoạch hoặc chăm bón gấp. Lễ hội nào cũng nghỉ 10 ngày, cúng đâm trâu thì nghỉ 10 ngày, chôn người chết 10 ngày, lễ mừng lúa nghỉ 10 ngày. Nhà nào bị sét đánh là phải cúng bảy (7) con trâu, sẽ cúng đến bao giờ đủ số trâu mới được sản xuất trên mảnh đất đó.

(Trưởng thôn, xã Phước Chanh, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam)

“Vẫn còn phong tục chia của cho người chết. Nặng nề về kinh phí nhất là khi phải trâu cho người chết mỗi thứ cắt một tí: chân, đầu, đuôi, v.v. heo, rượu, gạo cho người chết. Khi có người chết, cả làng đều đến giúp. Lễ này tốn kém nhưng phong tục nó thế, phải chịu thôi”

(Thảo luận nhóm phụ nữ dân tộc H’Re, Thôn Đồng Răm, xã Ba Khâm, t ỉnh Quảng Ngãi)

Thứ ba, những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày xuất phát từ nền nông nghiệp nương rẫy, quảng canh của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa theo kiểu tự cấp tự túc tạo thói quen bình ổn, nhịp điệu sống không khẩn trương, không cảm giác rõ ràng về sức ép; cách sống không quen gò bó, đặc biệt là thói quen về các hoạt động canh tác không đòi hỏi nhiều nỗ lực, đầu tư công sức cực nhọc. Đây có thể là những yếu tố hạn chế tâm thế của đồng bào trong tiếp cận với cái mới, đặc biệt là những mô hình sản xuất thâm canh, các cây trồng và vật nuôi đòi hỏi quy trình canh tác và chăm sóc phức tạp hay khai thác nguồn lợi từ rừng.

“Tại thôn, không có tập quán bón phân, cả phân hóa học và phân chuồng, người dân chỉ gieo hạt và thu hoạch, họ cho rằng, đất rất tốt không cần đến phân hóa học”.

(Già làng, xã Phước Chanh, huyện Phước Sơn, Quảng Nam)

Xã đã giao 1500 ha cho 55 h ộ (30 ha/hộ) bảo vệ, trồng và phát triển rừng (giao rừng theo chương trình 304 năm 2007 cho DTTS theo quy định của chính phủ). Người DTTS được hưởng tiền, gạo và khai thác nguồn lợi từ rừng. Nhưng đến giờ các hộ vẫn chưa trồng và phát triển vì lười mà chỉ bảo vệ. Các rừng này đều là rừng giàu ở mức độ trung bình khá. Việc giao đất rừng không hiệu quả vì ngư ời dân không chịu đi trông coi rừng (50% số hộ không trông coi) nên lâm tặc vẫn phá rừng”.

(Cán bộ xã, huyện Kon Rát, tỉnh Kon Tum)

Thứ tư,rất nhiều nhóm dân tộc thiểu số bản địa trong vùng Dự án theo chế độ mẫu hệ. Tuy nhiên, vai trò chủ gia đình của người phụ nữ cũng đồng nghĩa với việc phụ nữ phải đảm nhận nhiều công việc nặng nhọc như nam giới. Đồng thời, vị trí chủ gia đình của phụ nữ cũng không nhất thiết dẫn đến sự tham gia tích cực hơn của phụ nữ vào các hoạt động cộng đồng. Thực tế cho thấy ở cả xã hội mẫu hệ và phụ hệ phụ nữ ít đại diện cho hộ gia đình đ ể tham gia vào các công việc xã hội như nam giới.

Hộp 2.7: Các ý kiến phản ảnh về vai trò của phụ nữ tuy lớn trong gia đình nhưng l ại hạn chế trong hoạt động cộng đồng

“Người dân tộc tại chỗ theo chế độ mẫu hệ (Ê đê), phụ nữ là người ra quyết định, phụ nữ cũng làm trên đồng ruộng nhiều hơn nhưng nam lại tham dự tập huấn nhiều hơn nên cũng hạn chế hiệu quả đào tạo”

(Cán bộ nông nghiệp, huyện M’Đrắk, Đắk Lắk)

“Ngày càng có sự bình đẳng giới rồi nhưng chồng cũng chỉ phụ giúp chút ít còn hầu như ngồi chơi. Người phụ nữ phải lo nội trợ, chăm sóc con cái. Đàn bà vừa phải ra ngoài kiếm tiền vừa phải các lo công việc gia đình”

(Nhóm phụ nữ Xã Ea Trang, M’Đrắk, Đắk Lắk)

“Phụ nữ làm việc nhà nhiều hơn đàn ông”

(Nông dân xã Chư Mố, Ia Pa, Gia Lai)

“Người phụ nữ lao động nhiều hơn nhiều người đàn ông, họ chăm lo mọi việc gia đình: nuôi con, d ạy dỗ, bếp núc, làm ruộng. Đàn ông nghĩ việc đó là của phụ nữ nên không quan tâm tới việc nhà, các ông chỉ làm ruộng chưa giúp đỡ gia đình, chưa tận dụng hết lao động của mình”

(Cán bộ phòng dân tộc huyện Kon Rẫy, Kon Tum)

“Phụ nữ ở đây vẫn còn nghèo vì vấn đề học thức thấp, ít tham gia xã hội, ít học, lấy chồng sớm, rồi làm nương để nuôi sống bản thân. Họ có tham gia tổ chức hội (60%) còn 40% thì ít tham gia nên ít tiếp cận thông tin, khoa học kỹ thuật vào sản xuất”

(Cán bộ hội phụ nữ huyện Kon Rẫy, Kon Tum)

“Năng lực, trình độ phụ nữ hạn chế hơn so với nam giới, ít được tiếp cận trong các cuộc họp, họ chỉ nghe được 50-70%, kém mạnh dạn, hay rụt rè hơn so với nam giới. Phụ nữ thường trao đổi với nhau bằng tiếng địa phương nên cán bộ muốn truyền đạt được cho họ thì phải nói ít và chậm”

(Cán bộ Hội phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi)

Nguồn: Tổng hợp ý kiến khảo sát thực địa của đoàn đánh giá

Thứ năm, trong khoảng hai thập kỷ gần đây, Công giáo và Tin Lành với các đức tin, giáo luật có xu hướng phổ biến hơn trong vùng Dự án. Các giá trị tôn giáo này đã có m ột số tác động đáng chú ý tới đời sống và hoạt động của người dân như khuyến khích bỏ hút thuốc, giảm uống rượu, đơn giản hóa các tập tục về cưới xin, tang ma; tạo mạng lưới xã hội rộng hơn truyền thống. Công giáo và Tin Lành cũng có ảnh hưởng đối với truyền thông sinh hoạt cộng đồng, hướng đến đức tin và những giáo luật thay vì những tập tục truyền thống vốn có.

Thứ sáu, sự tồn tại của định kiến, quan niệm rập khuôn về dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số bản địa cũng làm tăng tính dễ bị tổn thương của các nhóm yếu thế.Vấn đề định kiến và quan niệm rập khuôn đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên đã đư ợc đề cập đến trong một số nghiên cứu trước đây về dân tộc và phát triển trong vùng. Kết quả khảo sát này tiếp tục khẳng định sự tồn tại của những định kiến về đồng bào dân tộc thiểu số bản địa trong vùng Dự án. Cần nhấn mạnh rằng, Báo cáo này không có mục tiêu đánh giá về tính ‘đúng, sai’ của các định kiến ghi nhận được mà chỉ tổng kết một số định kiến phổ biến ghi nhận tại hiện trường để từ đó đưa ra những cảnh báo và khuyến khị cho quá trình thiết kế Dự án. Vì vậy, các ghi nhận về định kiến là phản ánh thực tế chứ không nhất thiết phản ánh quan điểm của nhóm tư vấn hay các tổ chức liên quan. Với cách tiếp cận như vậy, các định kiến về đồng bào dân tộc thiểu số bản địa chủ yếu xoay quanh một số vấn đề chính sau.

Về ý thức/nhận thức nói chung, định kiến phổ biến cho rằng đồng bào dân tộc thiểu số trình độ học vấn thấp hơn so với mức trung bình, chậm tiến bộ và thậm chí là lạc hậu.

“Người đồng bào Ê đê có trí tuệ không bằng người đồng bào ngoài Bắc, người đồng bào ngoài Bắc họ thông minh hơn nhiều. Người di cư họ chịu khó đi làm thêm để tăng thu nhập, người ta linh hoạt hơn nên năng suất gấp 1,2 - 1,5 lần người đồng bào tại chỗ. Nhóm người tại chỗ không chăm làm, tập quán của họ không thích đi xa, không thích mạo hiểm”.

(Phỏng vấn sâu, đại diện doanh nghiệp, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk)

Về các hoạt động sinh kế,định kiến phổ biến cho rằng đồng bào dân tộc thiểu số chỉ dựa vào lối canh tác truyền thống, đòi hỏi nỗ lực chăm sóc nên năng suất cây trồng, vật nuôi thấp. Đồng thời, do đã quen với các lối canh tác truyền thông nên nếu phải áp dụng các biện pháp canh tác đòi hỏi nhiều thời gian, công sức thì sẽ khó thực hiện. Bên cạnh đó, thói quen tiêu sài không tiết kiệm, chi tiêu cho lễ hội nhiều (nhất là ăn uống trong các dịp tế lễ) nên không biết tích lũy để đầu tư cho phát triển sản xuất.

“Người dân trông vào đất màu mỡ tự nhiên. Không dùng phân chuồng, chỉ có cán bộ thì sử dụng phân bón. Chuột phá hoại quá nhiều, dân cũng chưa bi ết cách dùng thuốc diệt. Năm ngoái dùng nhưng sau chuột đẻ nhiều hơn”.

(Trưởng thôn, xã Phước Thành, hu"yện Phước Sơn, Quảng Nam)

“Phong tục tập quán ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất, bò dê heo nuôi chủ yếu phục vụ cùng tục lệ của làng. Một nhà cúng thì cả làng nghỉ lao động. Một nhà có người chết thì cả làng nghỉ, liên hoan tới 2-3 ngày, ảnh hưởng rất nhiều cuộc sống. Đất đai thì màu mỡ nhưng thiếu trình độ khoa học kỹ thuật, không tiếp thu kiến thức”

(Cán bộ xã, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai)

“Dân tộc thiểu số chỉ biết làm nông nghiệp, người Kinh đến sau chỉ có đất ở để kinh doanh buôn bán như phân bón và xây xát.”

(Cán bộ, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai)

Về tham gia vào thị trường lao động, định kiến phổ biến cho rằng thanh niên dân tộc thiểu số ý thức kỷ luật kém, làm việc không đúng kỷ luật và giờ giấc, không quen thao tác với thiết bị máy móc nên không làm được các công việc phức tạp, không phù hợp với môi trường làm việc trong các nhà máy, hay nghỉ làm tùy tiện.

“Là một doanh nghiệp nên chúng tôi cần phải đảm bảo tính có lợi của doanh nghiệp nên sẽ không muốn làm việc với người dân tộc thiểu số tại chỗ. Chỉ khi đầu tư vào lĩnh v ực trồng rừng, doanh nghiệp sẽ tuyển chọn người dân tộc tại chỗ vì họ thật thà hơn và trong trồng rừng thì năng lực của họ cũng ngang v ới người Kinh.”

(Phỏng vấn sâu, đại diện doanh nghiệp, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk)

“Doanh nghiệp của chúng tôi không có công nhân cơ hữu. Khi nào trồng rừng thì gom 200 người, những công việc này không yêu cầu kỹ năng đặc biệt. DTTS ở đây cũng quen những công việc đó rồi. Còn việc gì cần kỹ thuật, chúng tôi không tin tưởng người dân tộc vì người dân tộc không đủ khả năng. Dẫu sao dùng người của mình [người Kinh] vẫn hơn”.

(Phỏng vấn sâu, đại diện doanh nghiệp lâm nghiệp, huyện Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum)

“Nếu người DTTS chịu khó thì họ làm được nhưng yêu cầu công việc phải đơn giản. Ví dụ, xây nhà người Kinh làm kỹ thuật (thợ cả), người dân tộc làm phụ hồ. Người bản địa khổ nhưng họ lười, không thích đi làm. Nhận thức của người DTTS không cao bằng người Kinh. Cúng lúa mới họ nghỉ, không chịu đi làm. Người Kinh nói qua là hiểu. Nhưng người dân tộc thì phải nói nhiều lần. Người dân tộc muốn sáng đi làm chiều trả tiền vì họ sợ chủ sẽ không trả tiền. Ngoài ra, họ cũng muốn có tiền để trang trải cuộc sống luôn. Vì vậy, DTTS không có hợp đồng lao động. Người Kinh có hợp đồng lao động vì lấy tiền theo tháng.”

Về tiếp cận các chương trình và chính sách khuyến khích phát triển kinh tế xã hội, định kiến phổ biến cho rằng đa số đồng bào dân tộc thiểu số có ý thức trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ theo kiểu cho không nên không tích cực vươn lên để thoát nghèo.

Đối với tiếp cận tín dụng, có định kiến cho rằng đồng bào dân tộc thiểu số không biết cách sử dụng tín dụng có hiệu quả, nên thường không trả được các khoản vay.

“Người dân tộc thiểu số có tâm lý lười lao động và trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Một vài hộ chỉ đi uống rượu không chịu làm ăn. Một số hộ vẫn còn ỷ lại, dù có ý kiến góp ý, giúp đỡ của già làng, của cán bộ nhưng vẫn không chịu lao động”

(Già làng, xã Phước Chanh, huyện Phước Sơn, Quảng Nam)

“Người dân tộc thiểu số không biết cách làm ăn (trồng cây, chăn nuôi) nên làm kinh tế không hiệu quả. Vốn cũng được đầu tư ưu đã khá nhiều nhưng lại không đem hiệu quả. Có tâm lý trông chờ ỷ lại do trình độ nhận thức kém, dân trí kém”hay“Dân tộc thiểu số tại chỗ còn ỷ lại và trông chờ vào nhà nước. Nhà nước cho gì thì họ nhận đó. Nếu các chương trình, dự án cần đến sự đóng góp thì rất khó.”

(Cán bộ xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai)

“10 -15% hộ nghèo trong thôn là lười lao động, không chịu làm ăn. Vì vậy, dự án nên bắt người dân có sự cam kết và kiểm tra. Ở dự án ADB [trồng rừng - keo, cải tạo vườn tạp như cây ăn quả] người dân được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc mối (hiện vật). 200 ha của dân trong toàn xã đư ợc nhận hỗ trợ của ADB vì chỉ hỗ trợ nếu là đất của dân. Người dân sẽ được kiểm tra kết quả thực hiện. Nếu tốt thì sẽ nhận được tiền cho tiền lao động của họ. Tất cả các hộ (dù làm tốt hay không) đều phải hoàn lại 15% vốn đầu tư để tái đầu tư cho những hộ khác (áp dụng cho tất cả các hộ). Dù có làm vậy hiệu quả cũng chỉ đạt 50%”.

(Trưởng thôn, xã AeTrang, huyện M’Đrắk, Đăk Lăk)

Những định kiến nói trên có thể gây tạo ra rủi ro trong tiếp cận với các hỗ trợ của Dự án như thiết kế hiện nay ở nhóm dân tộc thiểu số bản địa - là đối tượng chính của những định kiến này [ít có những ý kiến/định kiến tương tự khi mô tả về nhóm dân tộc thiểu số di cư. Như nhiều trích dẫn khác trong Báo cáo đã nêu, người dân tộc thiểu số di cư đến đây được nhìn nhận là nhóm khá năng động, cần cù, chịu khó tích lũy đất đai và nhanh chóng thoát nghèo sau một khoản thời gian như ba đến năm năm]. Thiết kế Dự án hiện nay sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận Phát triển do cộng đồng định hướng (CDD - Community Driven Development) và nhấn mạnh kế hoạch phát triển phải được xây dựng từ nhu cầu của đối tượng hưởng lợi. Nhưng với định kiến về khả năng nhận thức kém của nhóm DTTS, nhóm này có thể không được huy động đầy đủ hoặc chỉ được tham gia mang tính hình thức trong quá trình tham vấn và lập kế hoạch hoạt động của Dự án. Thứ hai, trong thiết kế hiện nay của Hợp phần II, các mô hình sinh kế của Tiểu hợp phần (THP) 2.2 sẽ hướng đến nhưng sinh kế thị trường, tạo thu nhập cao và bền vững, nhưng với định kiến về năng lực áp dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức sản xuất thấp ở nhóm dân tộc thiểu số bản địa, sẽ có rủi ro nhóm này ít tham gia vào THP 2.2, thay vào đó nhóm này sẽ nhận những hỗ trợ sinh kế đơn giản, tập trung vào củng cố an ninh lương thực trong THP 2.1. Thứ ba, thanh niên dân tộc thiểu số bản địa có thể ít được tuyển dụng bởi các nhà thầu xây dựng công trình CSHT (như dự kiến của HP I và THP 3.1) do các định kiến về tính tuân thủ kỷ luật lao động thấp và khả năng hạn chế thực hiện các thao tác kỹ thuật phức tạp ở nhóm này.

Như vậy, có thể kết luận các thể chế văn hóa hiện hữu, tôn giáo, định kiến nói trên cũng có thể

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá tác động xã hội dự án giảm nghèo khu vực tây nguyên bản 2 (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)