C. Ghi nhớ:
2. Kiểm tra khối lượng cá thể
2.1. Chọn mẫu kiểm tra
Bắt ít nhất 3 cá thể trong đàn để kiểm tra khối lượng
2.2. Cân cá thể
Bắt 3 con trong đàn để cân trọng lượng cơ thể, tính bình quân và ghi chép đối chiếu so sánh với lần trước.
Có thể dùng cân để kiểm tra khối lượng cơ thể
Hoặc dùng dây đo vòng ngực rồi tra bảng để xác định khối lượng cơ thể
Hình 5.4.1. Đo vòng ngực Vßng ngùc (cm) P. Lîn (Kg) 99 83 85 87 89 91 93 95 97 99 101 103 105 107 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110
125 128 131 134 137 139 141 143 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 3. Định thời điểm xuất chuồng
Khi cân mà thấy trọng lượng bình quân gần đến mức cao nhất trong giai đoạn vỗ béo của giống lợn đó thì ta ước chừng thời gian xuất chuồng, bảo đảm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi:
- Trình bày cách kiểm tra sức khỏe ban đầu cho đàn lợn. - Trình bày cách chọn mẫu và cân lợn.
- Trình bày cách ghi chép sổ sách theo dõi.
2.1. Bài thực hành số 5.4. 1: Kiểm tra sức khỏe ban đầu đàn lợn vỗ béo tại trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn vỗ béo hữu cơ nơi tổ chức lớp học.
- Mục tiêu: Sức khỏe của lợn mới nhập chuồng được kiểm tra cẩn thận.
- Nguồn lực: Trại (hộ gia đình) nuôi lợn vỗ béo, bảng các dấu hiệu bệnh, dụng cụ kiểm tra sức khỏe (nếu có), sổ sách theo dõi ghi chép.
- Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện kiểm tra sức khỏe ban đầu đàn lợn vỗ béo.
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Theo dõi lợn ăn, uống
+ Quan sát vận động
+ Quan sát các biểu hiện lâm sàng - Thời gian hoàn thành : 3 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định được các biểu hiện của lợn khỏe và lợn ốm, phân biệt được lợn khỏe và lợn ốm.
2.2. Bài thực hành số 5.4.2: Chọn mẫu, cân và đo khối lượng lợn tại trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn vỗ béo hữu cơ nơi tổ chức lớp học.
- Mục tiêu: Khối lượng của lợn được cân hoặc đo chính xác.
- Nguồn lực : Trại (hộ gia đình) nuôi lợn vỗ béo, cân, cũi, thước dây, bảng tính khối lượng, sổ sách theo dõi ghi chép.
- Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện cân và đo tính khối lượng lợn.
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Xác định mẫu đại diện
+ Cân lợn
+ Đo vòng ngực tính khối lượng - Thời gian hoàn thành : 3 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Các lợn chọn mẫu được cân hoặc đo tính khối lượng đúng yêu cầu kỹ thuật, kết quả phản ánh đúng hiện trạng.
2.3. Bài thực hành số 5.4.3: Ghi chép sổ sách theo dõi tại trại hoặc hộ gia đình nuôi lợn vỗ béo hữu cơ nơi tổ chức lớp học.
- Nguồn lực : Trại (hộ gia đình) nuôi lợn vỗ béo hữu cơ, sổ sách theo dõi ghi chép, biểu mẫu, bút.
- Cách thức tiến hành : Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện theo dõi và ghi chép sổ sách.
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Theo dõi và ghi chép lượng thức ăn hàng ngày + Theo dõi và ghi chép tình trạng sức khỏe + Theo dõi và ghi chép khả năng tăng trọng + Xác định các nguyên nhân bất thường
+ Điều chỉnh khẩu phần ăn, điều kiện chuồng nuôi - Thời gian hoàn thành : 2 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định đầy đủ các nội dung ghi chép, ghi chép tỷ mỉ và chính xác, kết quả đánh giá được thực trạng đàn lợn.
C. Ghi nhớ:
- Phân biệt được các biểu hiện của lợn bệnh và lợn khỏe
- Mẫu lựa chọn phải mang tính đại diện, cân và tính khối lượng chính xác - Ghi chép chi tiết, đầy đủ các thông tin và đúng sự thật.
Bài 5: PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN VỖ BÉO Mã bài: MĐ 05 - 05
Mục tiêu:
- Phát hiện được một số bệnh trên lợn vỗ béo
A. Nội dung
1. Phòng và điều trị bệnh phó thương hàn
* PHÒNG BỆNH
Tăng cường công tác vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt để ý đến chất lượng của bột cá, bột xương, bột xương thịt, không dùng các loại đã bị thối, mốc, kém chất lượng để sản xuất thức ăn.
Để đảm bảo an toàn dịch bệnh thực hiện tốt quy trình tiêm phòng vacxin phó thương hàn theo lịch sau:
- Đối với lợn con theo mẹ: Tiêm mũi thứ nhất vào lúc 21 – 25 ngày tuổi, mũi thứ 2 nhắc lại sau 7-10 ngày. Vacxin đông khô chỉ cần tiêm 1 mũi đối với lợn nuôi thịt.
- Đối với đàn nái: Tiêm 2 lần/lứa:
+ Lần 1: Sau khi lợn chửa được 45-50 ngày + Lần 2: Sau khi lợn đẻ 21-25 ngày.
Hình 5.5.1. Vaccin phó thương hàn lợn Phòng bệnh bằng thuốc nam: - Lá lốt (50g) + lá xoài (20g) - Lá ngãi cứu (30g) + lá sả (50g) ** ĐIỀU TRỊ Cần cách ly càng sớm càng tốt các cá thể bị bệnh - Thuốc kháng khuẩn: Dùng tỏi và gừng cho lợn uống
- Chất chống tiêu chảy: Lá sim, lá ổi, lá phân xanh, cây phèn đen, lá cây cỏ xước hoặc chè khổng lồ...
Hoặc dùng sâm đại hành phối với cỏ sữa đất (vú sữa đất)…
Hình 5.5.2. Cây cỏ xước
- Kết hợp dùng cây nhọ nồi để chống xuất huyết.
Hoặc dùng bài thuốc sau
- Xuyên tâm liên (16g) + kim ngân (12g) + trắc bá diệp (16g) + ngãi cứu (12g) - Lá lốt (20g) + lá móng (16g) + lá sả (30g) + lá thông (16g)
- Lá sen cạn (20g) + cây chó đẻ (50g) + lá tràm (20g) + tô mộc (12g) - Kinh giới (12g) + táo (5 trái) + quế chi (10g) + gừng sống (10g)
Chú ý: Sử dụng biện pháp trên nếu không khỏi thì mới dùng kháng sinh. Mất nước truyền nước muối sinh lý vào xoang bụng.
2. Phòng và điều trị bệnh dịch tả
* PHÒNG BỆNH
Phòng bệnh dịch tả lợn gồm các bước sau đây - Vệ sinh thú y chặt chẽ
- Cách ly, theo dõi, tiêm phòng dịch tả lợn đối với lợn mới mua về ít nhất 15 ngày trước khi nhập đàn, chỉ nhập lợn khoẻ, không sốt, không có dử mắt, không bị viêm phổi,…
- Tổ chức chăn nuôi trong trại hợp lý theo lứa tuổi và theo hướng chăn nuôi đã định, không nuôi chung lợn với các lứa tuổi khác nhau.
- Tiêm phòng vacxin dịch tả lần 1 cho tất cả lợn sau 1 tháng tuổi (tốt nhất khi chúng đạt 35 - 40 ngày tuổi) tiêm nhắc lại lần 2 lúc 55 - 60 ngày tuổi. Sau đó cứ mỗi năm tiêm định kỳ hai lần vào tháng 4 và tháng 10 và không quên tiêm vacxin bổ sung cho những lợn nái đẻ và con của chúng đến ngày phải tiêm theo chương trình phòng bệnh.
Chú ý:
+ Lợn nái sau khi phối giống 50-55 ngày phải tiêm bắt buộc vacxin dịch tả lợn nhằm không những bảo hộ cho đàn con sinh ra mà con bảo hộ cho bản thân nái đẻ.
+ Mỗi con phải dùng riêng 1 mũi kim
+ Vacxin dịch tả lợn là vacxin nhược độc được sản xuất từ chủng C của Trung Quốc tiêm qua thỏ hoặc trên tế bào xơ phôi hoặc tế bào cơ của thai cừu.
+ Chỉ cần dùng vacxin do Việt Nam sản xuất là đã đảm bảo và yên tâm về chất lượng không nhất thiết phải dùng vacxin ngoại (vì vacxin ngoại quá đắt và không tốt hơn vacxin nội).
+ Không nên tiêm vacxin cho lợn con trước 28 - 30 ngày tuổi vì không tạo được miễn dịch chắc chắn. Hơn thế nữa, khi tiêm phòng nhắc lại lúc 55 - 60 ngày tuổi không những không tăng sự đáp ứng miễn dịch mà còn ức chế sự phát triển hệ thống miễn dịch của lợn. Trường hợp đã dập được dịch ở trại thì những nái chửa sẽ mang trùng trong một thời gian dài. Do đó, phải nhất thiết tiêm vacxin dịch tả cho nái 15 - 30 ngày trước khi đẻ, đồng thời lợn con sinh ra từ những lợn nái đó phải được tiêm một liều vacxin dịch tả lợn vào xoang bụng (tiêm phúc mạc) trước khi bú sữa đầu 1 giờ. Sau đó, đến 35 – 40 ngày tuổi thì tiêm nhắc lại lần hai và lúc 55 - 60 ngày tuổi tiêm lại lần 3. Làm như thế mới chắc chắn loại bỏ tận gốc virut dịch tả lợn ra khỏi trại lợn.
- Các vacxin ngoại đang bán rộng rãi ở nước ta là:
+ Coglapest của Canada: 2ml/liều, tiêm lần đầu cho lợn 35- 40 ngày tuổi, và tiêm nhắc lại lúc 90 ngày tuổi.
+ Pestiffa của Pháp: nếu là lợn con từ nái không có đáp ứng miễn dịch tốt thì tiêm ở mọi lứa tuổi. Nếu là lợn con từ nái đã được tiêm phòng cẩn thận thì tiêm lúc 30- 35 ngày tuổi. Sau 2-3 tháng phải tiêm nhắc lại.
Đối với trại chăn nuôi lợn phải tiêm định kỳ đại trà 2 lần/năm và không quên tiêm bổ sung.
+ Himmvac Hog clolera – Vacxin sống nhược độc của Hàn Quốc chứa chủng Lom ( Strain ) và cũng được sử dụng như các loại vacxin trên.
+ Vacxin dịch tả lợn của Trung quốc cũng đã xuất hiện trên thị trường nước ta. Tóm lại, việc khống chế dịch tả lợn sẽ thành công nếu chúng ta áp dụng đầy đủ các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh thú y và tiêm phòng chống dịch tả đúng quy trình cho mỗi đối tượng lợn.
Hình 5.5.3. Vaccin dịch tả lợn lợn
** ĐIỀU TRỊ
Bệnh dịch tả là bệnh nguy hiểm mà thế giới khuyến cáo không nên điều trị, nếu điều trị thì sẽ có một số lợn ốm khỏi bệnh, nhưng chúng sẽ mang trùng trong vòng 3 tháng và trở nên nguồn bệnh tiềm tàng. Do đó, khi phát hiện ra dịch tả lợn cần phải tiêu huỷ tận gốc.
Ở Việt Nam do lợi ích kinh tế trước mắt có nhiều trang trại không tiêu huỷ mà họ vẫn áp dụng biện pháp như sau:
- Tách lợn con theo mẹ nuôi cách ly và tiêm phòng cho chúng ngay sau khi được 35 ngày tuổi.
3. Phòng và điều trị bệnh tụ huyết trùng
* PHÒNG BỆNH
Tụ huyết trùng là bệnh nổ ra khi có điều kiện Stress, do đó việc làm đầu tiên là chăm sóc nuôi dưỡng đúng kỹ thuật, giảm tối thiểu các yếu tố Stress.
Phòng bệnh tích cực bằng vacxin do do nước ngoài sản xuất đang lưu thông tại nước ta như:
- Vacxin tụ dấu nhị giá vô hoạt, phòng tụ huyết trùng týp D và liên cầu trùng lợn.
- Neumosuin: vacxin nhị giá vô hoạt, phòng viêm dính màng phổi và tụ huyết trùng týp A.
Ở nước ta đang sử dụng phổ biến 3 loại vaccine phòng bệnh tụ huyết trùng sau:
- Vaccine tụ huyết trùng vô hoạt có keo phèn: Khi dùng, tiêm dưới da cho lợn từ 2 tháng tuổi trở lên, liều 2 ml/lợn, tiêm nhắc lại sau 3 tuần miễn dịch chắc chắn sau tiêm 14 ngày và kéo dài từ 6 - 9 tháng. Với lợn giống mỗi năm tiêm 2 lần vào tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10.
- Vaccine tụ huyết trùng nhũ hoá: Tiêm bắp sâu với liều 2 ml/lợn sau tiêm 15 ngày tạo miễn dịch chắc chăn và kéo dài 6 - 8 tháng.
- Vaccine tụ dấu 3/2.
Hình 5.5.4. Vaccin tụ huyết trùng lợn Phòng bệnh bằng thuốc nam
- Kim ngân (20g) + mã đề (50g) - Diếp cá (100g) + rau ngót (50g)
* ĐIỀU TRỊ
- Chăm sóc tốt, tăng cường trợ sức, trợ lực cho lợn.
Hoặc sử dụng bài thuốc sau: Cỏ mực 16 g, xuyên tâm liên 16 g, tang bạch bì 12 g, lá kim giao 12 g, quyển bá xanh lục 16 g, ý dĩ 12 g, tất cả sắc kỹ 2 nước cho 2 lần uống. Hoặc kim ngân 20g, huyền sâm 12 g, hoa hè 8 g, bách bộ 16g, bối mẫu 12 g, cam thảo 8g, tất cả sắc cho uống. Hoặc kim ngân 20g, địa du 12 g, địa cốt bì 16 g, hậu phác 12g, tất cả sắc cho uống.
Hình 5.5.5. Cây kim ngân - Cách ly lợn ốm tránh lây lan
4. Phòng bệnh tai xanh
* PHÒNG BỆNH
- Biện pháp tổng hợp vệ sinh thú y phải luôn được chú trọng, thường xuyên phải khử trùng tiêu độc bằng Vinadin và diệt côn trùng, chuột.
- Nếu bệnh nổ ra ở quy mô cục bộ trong một gia đình, một trại, một thôn thì cần tiến hành tiêu huỷ, bao vây dập dịch một cách nghiêm ngặt nhất.
- Lợn khoẻ trong khu vực ngoài ổ dịch phải tiêm ngay vacxin. - Lợn nái, lợn hậu bị tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi phối giống - Lợn con tiêm lúc 3 tuần tuổi và nhắc lại ở 8 tuần tuổi.
- Đối với nái chửa thì tiêm vacxin 30 ngày trước khi đẻ.
- Đối với lợn đực giống cũng phải tiêm vacxin 30 ngày trước khi lấy tinh hoặc nhảy đực trực tiếp.
- Các loại vắc xin hiện đang được sử dụng tại Việt Nam:
+ Vắc xin BLS- PS.100 của Singapore hoặc vacxin PRRS/Repro hay PRRS.MLV/pac PRRS với liều 2ml/con.
+ Vắc xin Ingelvac PRS.KV - vacxin sống nhược độc: 2ml/con lúc 3 tuần tuổi và 18 tuần tuổi.
+ Porcillis PRRS chủng DV
Hiện nay, Trung Quốc đã sản xuất vacxin sống nhược độc chống bệnh Tai xanh rất hiệu quả. Vacxin tiêm lần 1 lúc lợn đang theo mẹ, lần 2 sau ba tháng tuổi thì tiêm nhắc lại.
Tuy nhiên việc triển khai áp dụng vacxin chống PRRS phải được hiểu chỉ là một giải pháp dập dịch.
Hình 5.5.6. Vaccin tai xanh lợn
5. Phòng và điều trị bệnh ký sinh trùng
Trong chăn nuôi hữu cơ việc lợn mắc phải giun sán là không tránh khỏi. Vì vậy việc cần thiêt nhất là phải vệ sinh khu vực chăn nuôi, giữ cho khu vực chăn nuôi luôn khô ráo sạch sẽ, không có chỗ cho ký sinh trùng lưu cữu.
- Thuốc thảo mộc được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước. Một số cộng đồng canh tác truyền thống có một lượng kiến thức khổng lồ về các loại cây trồng của địa phương và những đặc tính chữa bệnh của chúng. Cây trồng có thể hỗ trợ quá trình chữa bệnh rõ ràng, cho dù chúng không loại bỏ các mầm bệnh một cách trực tiếp. Dù vậy, nông dân không nên quên xác định nguyên nhân của bệnh hại và cũng phải cân nhắc các biện pháp quản lý của mình.
- Đối với các vấn đề về ký sinh trùng, thay đổi điều kiện sống hoặc cách quản lý đồng cỏ sẽ đem lại hiệu quản hiều hơn trong thời gian dài hơn so với bất kỳ cách chữa trị nào:
Ví dụ 1: Dùng cây thủy xương bồ chống ký sinh trùng
Một ví dụ về sử dụng thảo mộc từ cây thủy xương bồ để chữa ký sinh trùng (Acorus calamus). Cây này mọc cả ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và được tìm
thấy ở bờ sông, hồ và trong các rãnh lầy lội hoặc đầm lầy. Bột rễ khô (phần rễ dày) có tác dụng như là một loại thuốc trừ sâu hiệu quả chống rận, bọ chét và ruồi nhà.
Bột thủy xương bồ cũng được báo cáo là có hiệu quả chống ruồi nhà khi rắc chúng lên trên đống phân bò tươi bị nhiễm giòi ruồi. Hơn nữa nó có thể bảo vệ bò con mới sinh không bị nhiễm bọ nếu rửa chúng bằng nước có pha bột này.
Ví dụ 2: Dùng chiết xuất thực vật chống tuyến trùng ký sinh
Ở Việt Nam, các nghiên cứu ban đầu trong phòng thí nghiệm về sử dụng chiết xuất thực vật chống lại tuyến trùng ký sinh như muồng pháo (Caliandra spp), Keo dậu (Leucaena glauca) và Keo ta (Acacia farnesiana) đã ngăn chặn được hơn 80% loại ký sinh trùng này. Chiết xuất cây trồng này thực hiện tốt gần như