Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Trang Trại Arale Devorai Moshav Paran, Arava, Israel (Trang 39 - 40)

Hiệu quả xã hội của mỗi loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu nông hộ, giá trị ngày công lao động nông nghiệp, mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động… Quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra việc làm cho người nông dân, tạo ra nguồn của cải phục vụ đời sống của chính nông hộ, đồng thời tạo ra nguồn hàng hóa để buôn bán trên thị trường. Qua đó, loại hình sử dụng đất phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ có tác dụng tích cực đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi bộ mặt nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực địa phương, giảm tình trạng đói nghèo, giải quyết nhu cầu về lao động cho người dân. Ngược lại, các loại hình sử dụng đất không phù hợp cho thu nhập thấp, không giải quyết được việc làm cho người dân dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội trong lúc nông nhàn, hay xu thế dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị. Sản xuất chưa đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu thì người dân không có điều kiện đầu tư cho giáo dục, y tế. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.7: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của trang trại ớt Arale Devorai, Paran, Arava, Israel

STT Chỉ tiêu Mức độ

1 Thu hút lao động ***

2 Đáp ứng nhu cầu nông hộ **

3 Yêu cầu vốn đầu tư **

4 Đảm bảo lương thực **

5 Sản phẩm hàng hóa ***

6 Tệ nạn xã hội *

7 Giảm tỷ lệ đói nghèo ***

(Nguồn: Điều tra thứ cấp)

***: Cao **: Trung bình *: Thấp

Các hoạt động làm đất, trồng, chăm sóc và thu hoạch ớt đã huy động và sử dụng phần lớn quỹ thời gian lao động của nông hộ, lao động nhập khẩu từ Việt Nam, Thái Lan, Lào... Yêu cầu thời gian đầu tư công lao động trung bình 10h/ngày, 1 tháng làm 24-26 ngày công.

Trong những năm qua, diện tích trồng ớt thu hút được lao động trên địa bàn và các trên thế giới. Cây ớt chuông giải quyết được việc làm ổn định cho người lao động do cần nhiều công lao động trong khâu chăm sóc, thu hoạch, chế biến, lại liên tục từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau Cây ớt chuông cho thu nhập cao và được coi là cây làm giàu cho người dân tại Paran, góp phần quan trọng trong việc làm giàu, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là sản phẩm hàng hóa, sản phẩm lưu thông trên thị trường tạo điều kiện thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển, tăng số lượng lao động dịch vụ, góp phần làm thay đổi nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Trang Trại Arale Devorai Moshav Paran, Arava, Israel (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)