Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Trang Trại Arale Devorai Moshav Paran, Arava, Israel (Trang 25)

Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.095,7 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là 26.226,4 nghìn ha chiếm 79,24% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 3.705,0 nghìn ha, chiếm 11,20% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng là 3.164,3 nghìn ha, chiếm 9,56% tổng diện tích tự nhiên.

Diện tích đất bình quân đầu người ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới. Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa diện tích đất đai nước ta ngày

càng giảm, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp. Vì vậy, vấn đề đảm bảo lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đang là một áp lực rất lớn. Do đó việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với nước ta.

Từ những năm 1990 đến nay, viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu đánh giá, đất trên phạm vi toàn quốc với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư. Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng (1994) với “Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam”, Nguyên Công Pho (1995) với “Đánh giá khả năng sử dụng đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long” … Tháng 1 năm 1995, viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã tổ chức hội thảo về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Hội nghị đã tổng kết, đánh giá ứng dụng quy định đánh giá của FAO vào thực tiễn ở Việt Nam, nêu những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để đưa kết quả đánh giá vào quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả. Thông qua việc đánh giá khả năng thích hợp của đất đai để thấy tiềm năng đa dạng hoá của nông nghiệp, khả năng tăng vụ, lựa chọn hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất phù hợp để tiến tới sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn [20],[23].

Quy trình đánh giá đất của FAO được vận dụng trong đánh giá đất đai của Việt Nam từ các địa phương đến các vùng, miền của toàn quốc. Những công trình nghiên cứu để triển khai sâu rộng ở một số vùng sinh thái lớn có đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu:

Vùng núi Tây Bắc và trung du phía Bắc có Lê Văn Khoa (1993), Lê Thái Bạt (1995). Các kết quả nghiên cứu cho thấy vùng này gồm 6 nhóm đất và 24 loại đất với các đặc điểm phát sinh và sử dụng đa dạng. Toàn vùng có 4 loại sử dụng đất chính là đất lúa, đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày, đất trồng cây lâu năm, đất rừng [14],[17].

- Vùng đồng bằng sông Hồng với những công trình nghiên cứu có kết quả đã công bố của các tác giả Nguyễn Công Pho (1995). Cao Liêm, Vũ Thị Bình, Quyền Đình Hà (1992, 1993), Phạm Văn Lăng (1992). Trong công trình nghiên cứu đã vận dụng phương pháp đánh giá đất của FAO, thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/250.000 cho

phép đánh giá ở mức độ tổng hợp phục vụ cho quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định vùng đồng bằng sông Hồng có 33 đơn vị đất đai (22 đơn vị đất đai thuộc đồng bằng và 11 đơn vị đất đai thuộc đất đồi núi). Loại hình sử dụng đất của vùng rất phong phú và đa dạng với 3 vụ chính là vụ xuân, vụ mùa và vụ đông [30], [3], [23].

- Vùng Đông Nam bộ có các công trình nghiên cứu của Trần An Phong, Phạm Quang Khánh, Vũ Cao Thái (1990), nghiên cứu về môi trường tự nhiên kinh tế - xã hội, đặc điểm các đơn vị đất đai, hiện trạng sử dụng đất, các loại hình sử dụng đất, phân tích tài chính, đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, đánh giá đất thích hợp và lựa chọn các loại hình sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp của từng vùng. Trên bản đồ đơn vị đất đai và hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/250.000 đã thể hiện 54 đơn vị đất với 602 khoanh có 7 loại hình sử dụng đất chính, 49 loại hình sử dụng đất chi tiết với 94 hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp, trong đó có 50 hệ thống sử dụng đất được chọn [28], [29].

Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã góp phần đặt nền móng cho sự nghiên cứu và sử dụng đất theo quan điểm sinh thái lâu bền, bước đầu hoàn thiện quy trình về đánh giá đất theo FAO và đưa ra những kết quả mang tính khái quát. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu phần lớn mới chỉ dừng ở mức độ vĩ mô, những nghiên cứu chi tiết còn chưa được thực hiện nhiều. Việc đánh giá đất theo quan điểm sinh thái phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm cho cấp huyện mới chỉ có một số công trình nghiên cứu như: Đỗ Nguyên Hải (2001) [7]; Đào Châu Thu, Nguyễn Ích Tân (2004) [5].

Từ những nghiên cứu trên đã nêu ta có thể thấy các các công trình nghiên cứu của các tác tác giả là cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng đất trong thời gian tiếp theo.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp tại trang trại Arale Devorai, moshav Faran, Arava, Israel.

3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Khái quát về trang trại

- Vị trí địa lý

- Lịch sử và hiện trạng của trang trại

3.2.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ ớt chuông tại trang trại Arale Devorai. Devorai.

- Tình hình sản xuất ớt

- Chế biến và tiêu thụ ớt chuông

3.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất

- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho cây ớt chuông.

- Chỉ ra tính bền vững và khả năng áp dụng tại Việt Nam của mô hình sản xuất trong trang trại

3.2.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất

- Thuận lợi - Khó khăn

- Bài học kinh nghiệm và đề xuất

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

3.3.1.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp

- Thu thập các số liệu thống kê, tổng quan về đất nước Israel, về tình hình sản xuất nông nghiệp, về tình hình xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Các công nghệ đang được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp.

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Israel - Thu thập số liệu thứ cấp chủ yếu ở nguồn: Internet và sách báo.

3.3.1.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

- Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu cụ thể về trang trại như quy mô, diện tích, tình hình sản xuất của trang trại.

3.3.2. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

3.3.2.1. Hiệu quả kinh tế

- Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1+p2.q2+...+pn.qn Trong đó:

+ p: là khối lượng từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm

+ q: là đơn giá của từng loại sản phẩm của thị trường cùng thời điểm + T: là tổng giá trị sản phẩm của 1 ha đất canh tác/năm

- Thu nhập thuần túy (N): N = T - Csx Trong đó:

+ N: thu nhập thuần túy của 1 ha đất canh tác/năm

+ Csx: chi phí sản xuất của 1ha đất canh tác/năm bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí lao động

- Hiệu quả sử dụng vốn (H) H = T/Csx

- Giá trị ngày công lao động: HLđ=N/số ngày công lao động/ha/năm

- Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

3.3.2.2. Hiệu quả xã hội

- Giá trị ngày công lao động nông nghiệp. - Thu nhập bình quân/lao động nông nghiệp. - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo.

- Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động. - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.

3.3.2.3. Hiệu quả môi trường

- Khả năng bảo vệ, cải tạo đất

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về trang trại Arale Devorai

- Trang trại Arale Devorai, Moshav Faran thuộc vùng Arava phía Nam của đất nước Israel với tổng diện tích là 120 dunam (12 ha) được thành lập bởi ông Arale Devorai, được chia làm 6 nhà lưới khác nhau. Giống cây trồng chính được trồng ở trang trại là ớt chuông đỏ. Hiện tại, trang trại có 7 người, bao gồm: 5 người lao động Thái Lan và 2 tu nghiệp sinh. Số lượng công nhân có thể thay đổi do hết hạn visa hoặc hết hạn 5 năm lao động.

- Giới thiệu chung: Cây ớt chuông là cây phù hợp với diều kiện tự nhiên của

Paran, Arava, Israel. Loại cây này có sản lượng tương đối ổn định và giá trị kinh tế cao tạo việc làm cũng như thu nhập cho người lao động. Với ưu thế là một cây nông nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, thì cây ớt chuông được coi là một cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của khu Paran, Arava, Israel.

Với 100% diện tích đất trong trang trại đều trồng ớt chuông màu đỏ. Tất cả ớt chuông đều bắt đầu bằng màu xanh lá cây và phát triển khi trái cây chín cuối cùng sẽ có màu đỏ. Thu hoạch ớt đủ tiêu chuẩn khi chúng vẫn xanh không có lợi nhuận vì các loại ớt chín có giá tốt hơn.

4.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ của ớt chuông tại trang trại Arale Devorai Devorai

4.2.1. Tình hình sản xuất ớt chuông

4.2.1.1. Điều kiện sản xuất

Ớt được trồng ở loại đất, khí hậu và dinh dưỡng đặc biệt hơn so với các loài cây khác để có thể cho ra được trái ớt vừa to và ngọt. Đất để trồng cần trộn cát mới có thể trồng ớt chưa kể cần trộn phân hữu cơ.

Cụ thể như sau:

- Loại đất: Đất để chuẩn bị cho ớt nói chung là giống như cà chua, mặc dù ớt dung ít hơn số lượng nitơ, phốt pho, và kali. Đất thoát nước tốt, vụn với độ pH từ 6,5- 7,5 là tối ưu cho sản xuất. Loại đất dưới 6,0 nên được bón vôi để nâng độ pH trước khi trồng. Bổ sung chất hữu cơ sẽ làm tăng khả năng giữ nước và cung cấp chất dinh dưỡng và khoáng chất cho các đặc tính vật lý của các cây trồng.

- Yêu cầu phân bón: Mặc dù ớt có hệ thống rễ cạn yêu cầu sinh cao trong giai đoạn đầu của sự phát triển và giai đoạn sau này. Phân bón nitơ được dải bên dưới và bên cạnh của hạt giống hoặc cây con dải cùng với phốt pho trong quá trình làm đất và trồng. Khi cây phát triển, phân nên được dải từ gốc cây trở ra. Phần trăm chất dinh dưỡng (nguyên tố đa lượng) để cây phát triển đầy đủ như sau: N (4.0-6.0%), P (0,35- 1,0), K (4.0-6.0), Ca (1,0-2,5), Mg (0,3-1,0). Các nguyên tố vi lượng được đo với đơn vị một phần triệu (ppm): Fe (60-300), Mn (50-250, Bo (25-75), Cu (6-25), Zn (20- 200).

- Hệ thống tưới: Tưới tiêu và quản lý nguồn nước là rất qua trọng đối với ớt chuông. Đây giống cây thuộc họ rễ cạn nên không thể chịu được hạn hán. Nhu cầu nước là đặc biệt cao khi cây đang ra hoa và ra trái. Ruộng ớt cần được tưới nếu có dấu hiệu héo vào buổi trưa. Với ớt chuông, rãnh tưới hoặc tưới nhỏ giọt được khuyến khích. Tưới phun nên tránh để lá, hoa, quả ướt sẽ thúc đẩy phát triển của bệnh. Nếu cần phải sử dụng cách tưới phun nên tưới trước khi trời tối vì cây phải khô trước khi đêm xuống.

- Kiểm soát cỏ dại: Trồng trọt giúp kiểm soát cỏ dại một cách tốt nhất, vẫn cần sử dụng thuốc diệt cỏ khi thích hợp

- Bệnh: Mặc dù nhiều loại virut và bệnh có thể ảnh hưởng đến ớt, nhưng thường là không thường xuyên. Nhiễm nấm có thể được điều trị bằng thuốc diệt nấm. Chủ trang trại là người liên kết trực tiếp với các trung tâm bảo vệ cây trồng, báo cáo các vấn đều xảy ra nếu cây có dấu hiệu bị bệnh từ đó đưa ra giải pháp hợp lý và đồng thời các trung tâm bảo vệ cây trồng cũng cử các bác sĩ theo dõi trang trại định kì 1 tháng hai lần đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho cây.

- Thu hoạch: ớt chông phải được thu hoạch bằng tay để khi tiêu thụ trên thị trường vẫn còn tươi vì quả ớt chuông rất dòn và dễ bị bầm tím khi va chạm mạnh. Tùy thuộc vào giai đoạn bạn chọn trái cây, cần phải có từ 60-90 ngày từ lúc trồng đến lúc thu hoạch. Ớt đã sẵn sàng để thu hoạch khi chúng có màu đỏ sáng bóng, chắc. Cây ớt sẽ cho ra trái theo chu kỳ, hoa và quả mới sẽ ra các đợt mới sau khi thu hoạch lần đầu tiên.

- Đóng gói: ớt chuông được đóng gói trong thùng nhựa, thùng trái cây hoặc hộp đựng có trọng lượng khoảng 5 kg.

- Nhà lưới: lưới bảo vệ khỏi ánh mặt trời, mưa đá, côn trùng và chim và không cần phải tháo dỡ vào mùa đông. Cung cấp cho người trồng những lợi ích hữu hình, như: tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành (năng lượng, tưới tiêu, phun thuốc, vv) ức chế bệnh thực vật…

Bảng 4.1: Các kiểu sử dụng đất của Trang trại Arale Devorai

(Nguồn: Phiếu điều tra chủ trang trại) 4.2.1.2. Thời vụ gieo trồng và diện tích sản xuất.

- Thời vụ gieo trồng.

Thời vụ trồng bắt đầu 25/7/2017. Để so sánh năng xuất ớt chuông ở đây người chủ cần quan tâm đến các vấn đề như phân bón, thời gian trồng của từng loại. Các giống ớt chuông của nông trại được trồng vào các khoảng thời gian khác nhau để biết thời gian nào cây trồng đạt năng xuất nhất.

+ Giống ớt chuông 7158 trồng ngày 25/07/2017 + Giống ớt chông 6106 trồng ngày 27/07/2017

LUT chính LUT Kiểu sử dụng đất

+ Giống ớt chuông Mercava trồng ngày 01/08/2017 - Diện tích gieo trồng.

Trong mùa vụ 2017 - 2018 nông trại trồng 3 loại giống ớt chuông Mercava, 7158 và 6106. Tổng diện tích của trang trại năm 2017 – 2018 là 12ha.

Bảng 4.2: Diện tích của từng giống ớt chuông tại trang trại STT Trang trại số Diện tích (ha) Loại cây trồng

1 1 + 2 4 ớt chuông giống Mercava

2 3 + 4 4 ớt chuông giống 7158

3 5 + 6 4 ớt chuông giống 6106

(Nguồn: Phiếu điều tra của chủ trang trại) 4.2.1.3. Chi phí sản xuất.

Bảng 4.3: Chi phí sản xuất cho 1 năm trồng ớt chuông của 12ha nhà lưới.

(Đơn vị: Shekel, 1 shekel = 6,400 vnđ)

STT Các loại chi phí

Chi phí

(Đơn vị: Shekel)

Quy đổi sang tiền Việt Nam

(Nghìn đồng)

1 Giống cây 370.000 2.368.000.000

2 Nhân công 400.000 2.560.000.000

3 Phân bón 75.000 480.000.000

4 Nước tưới 55.000 352.000.000

5 Thuốc bảo vệ thực vật (bio bee, trừ sâu sinh

học, thiên địch…), ong để thụ phấn… 35.000 224.000.000

6

Máy móc (máy cày, Tractor....), chi phí bảo dưỡng, xăng dầu, hộp đựng ớt, dụng cụ lao

động…

95.000 680.000.000

7 Bảo trì nhà lưới các đồ dùng trong nhà lưới 185.000 1.184.000.000

8 Hệ thống tưới nhỏ giọt 230.000 1.472.000.000

9 Đóng gói, marketing 95.000 608.000.000

10 Chi phí khác (bác sĩ kiểm tra bệnh cây, nhà ở

công nhân…) 460.000 2.944.000.000

Tổng chi phí 1 năm 2.000.000 12.800.000.000

4.2.2. Chế biến và tiêu thụ ớt chuông tại trang trại.

- Trung bình thời gian thu hoạch bắt đầu từ tháng 11-12 năm trước đến tháng 4- 5 năm sau. Có thể nói thu hoạch liên tục trong 5-6 tháng.

- Trước khi thu hoạch ớt chuông sẽ được cách ly với thuốc bảo vệ thực vật khoảng 10 - 15 ngày.

- Khi quả đạt kích thước tối đa, màu sắc chuyển từ xanh sang đỏ từ 80- 90% quả

Một phần của tài liệu Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Trang Trại Arale Devorai Moshav Paran, Arava, Israel (Trang 25)