Âm mu của địch.

Một phần của tài liệu Thạch hà trong phong trào cách mạng 1930 1931 và xô viết nghệ tĩnh (Trang 30 - 32)

Một chính quyền cách mạng sơ khai ra đời mang lại nhiều quyền lợi cho ngời dân thì đụng chạm đến quyền lợi của phong kiến, thực dân. Lập tức chúng đã thi hành chính sách khủng bố ở Nghệ - Tĩnh.

Phong trào càng lên cao thì bọn đế quốc và phong kiến tay sai càng điên cuồng lồng lộn, đối phó quyết liệt hơn. Vào cuối năm 1930, tất cả những tên thực dân, quan lại nổi tiếng gian ác nh khâm sứ Bônommờ, thợng th Tôn Thất Đàn đều đợc phái đến Nghệ - Tĩnh, nơi lò lửa đấu tranh cách mạng luôn luôn nóng bỏng. Tên việt gian Tôn Thất Đàn trắng trợn tuyên bố

hữu Nghệ - Tĩnh bất phú, vô Nghệ - Tĩnh bất bần

“ ” nhằm đe doạ nhân dân

hai tỉnh Nghệ - Tĩnh, hòng làm cho họ từ bỏ cách mạng.

Lo sợ trớc sự phát triển nhanh chóng của cách mạng địch đã tăng cờng chống phá cách mạng ngày càng nhiều. Một mặt đợc chính phủ Pháp chi tiền hoặc trợ cấp, hàng loạt báo chí của bọn tay sai nh: Hoan Châu Tân Báo, Hà Tĩnh Tân Văn, …nối tiếp nhau ra đời đa tin đăng bài xuyên tạc chủ nghĩa cộng sản, nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam,đã kích cách mạng Liên Xô. Bọn phản động lợi dụng tôn giáo để kích động, xúi dục giáo dân chậm tiến, nói xấu cách mạng, lu hành các loại sách báo nói trên trong nhân dân lao

động. Mặt khác, chúng bổ sung thêm lính, chọn một số tên cờng hào ác bá làm chánh tổng, lí trởng và bang tá đợc trang bị súng ống đầy đủ nhằm tăng cờng công cụ đàn áp, khủng bố. Đi đôi với bắn giết, bắt bớ, tù đày, đốt phá chúng còn đa ra các thủ đoạn lừa bịp nh tổ chức phát thẻ quy thuận hoặc lợi dụng tình cảm bà con dụ dỗ ngời thân đi theo cách mạng ra đầu thú hòng chia rẽ nội bộ nhân dân. Chúng tìm đủ mọi cách để làm cho những cán bộ, Đảng viên trung kiên ngờ vực lẫn nhau hoặc gây khó khăn về đời sống, kinh tế nhằm làm cho họ xa rời với cách mạng.

Chúng ra sức cớp bóc nhiễu hại nhân dân, chúng đốt phá 270 nóc nhà của 105 gia đình trong xã Phù Việt làm cho bà con mất sạch của cải và phơng tiện làm ăn.

Phong trào quần chúng với khẩu hiệu đấu tranh đòi đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến đã dồn kẻ địch vào một tình thế lo sợ hoang mang. Không chỉ những tên thực dân Pháp đợc phái đến cai trị thuộc địa nh Saten, Khâm sứ Trung Kỳ lúng túng mà cả bên chính quốc cũng bối rối khó xử. Để ngăn cản làn sóng cách mạng của quần chúng, từ tháng 9/130 kẻ thù tăng c- ờng đàn áp, khủng bố các cuộc biểu tình, bắt giam những ngời lãnh đạo phong trào. Chúng lập sở mật thám ở Hà Tĩnh, tổ chức một mạng lới mật thám dày đặc từ tỉnh đến thôn, xã. Từ tháng 10/1930 trở đi lính khố xanh, khố đỏ đợc tăng cờng thêm và lùng sục bắt bớ.

Để khống chế phong trào cách mạng, bọn phong kiến Nam triều chủ trơng lập hội đồng tộc biểu, hơng biểu và củng cố các đoàn phu. Chúng lợi dụng một số cờng hào nh Phạm Luông (chánh phủ đoàn phủ Thạch Hà), Nguyễn Hạnh ở tổng trung làm tay sai cho chúng. Chính quyền địch hết sức lo sợ chúng tiếp tục sử dụng khủng bố trắng và nhiều âm mu thâm độc hòng bóp chết chính quyền. Mạng lới đồn binh ngày càng dạy đặc làm cho các cuộc vận động lớn trở nên khó khăn, chúng còn đề ra chính sách dụ hàng. Chính sách thâm độc này vừa tạo điều kiện cho những phần tử phản đối hoặc bất mãn với phong trào chuyển hẳn sang phe phản cách mạng. Đây là đòn đánh vào tâm lí cầu an của nhân dân ở một số vùng nhằm chia rẽ quần chúng và cô lập lực lợng tích cực nhất của cách mạng .ở các xã chúng lập Hội đồng kỳ mục, Hội đồng độc biểu để làm cơ sở chính trị cho chúng đàn áp cách mạng, thu thuế, bắt phu … Đồng thời chúng hứa hẹn đào nông giang,

mở trờng học, dùng chính sách cải lơng làm cho nhân dân xa rời cuộc đấu tranh trớc mắt. Một bên là “bàn tay sắt”, một bên là “bàn tay sắt bộc nhung”, chính sách hai mặt của địch đã gây ra cho phong trào cách mạng những khó khăn mới.

Từ khoảng cuối tháng 6/1931, địch tập trung lực lợng mở những cuộc vây ráp quy mô, từ những xã có đồn đóng lan ra các xã, thôn khác ,vây ráp đến đâu chúng lập lại bộ máy tay sai đến đó. ở những nơi bị càn quét nhiều lần, cơ sở bị vỡ, cán bộ Đảng viên một số bị lộ nên nhiều quần chúng, Đảng viên bị địch bắt, một số thoát ly để hoạt động bí mật.

Bắt đầu từ tháng 7/1931 đến đầu tháng 1/1932 bọn địch ra sức khủng bố, vây ráp cản trở phong trào với nhiều thủ đoạn xảo quyệt tinh vi nên các tổ chức đàng phải hoạt động bí mật. Trong 42 xã thôn địch bắt giam 750 ng- ời gồm 195 Đảng viên, 555 quần chúng [6,66].

Những âm mu thủ đoạn đó có đánh lừa đợc một số phần tử và gây ra những khó khăn nhất định cho phong trào cách mạng. Trớc tình hình ấy dới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, Đảng bộ huyện đã đề ra kế hoạch phân công cấp uỷ viên về chỉ đạo các xã tổ chức quần chúng đấu tranh đánh vào âm mu của địch bảo vệ chính quyền Xô Viết –bảo vệ thành quả cách mạng.

Một phần của tài liệu Thạch hà trong phong trào cách mạng 1930 1931 và xô viết nghệ tĩnh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w