Về đảm bảo một số dịch vụ xã hội cơ bản

Một phần của tài liệu Thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với nhóm người yếu thế ở Việt Nam (Trang 99 - 106)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Về đảm bảo một số dịch vụ xã hội cơ bản

4.2.4.1. Về chính sách bảo đảm giáo dục tối thiểu:

Tập trung hoàn thiện hệ thống chính sách giáo dục, chú ý đến nhu cầu phát triển giáo dục và đặc điểm của vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là các yếu tố về văn hoá và nhân học của ngƣời dân tộc thiểu số.

Xây dựng và thực hiện quy hoạch mạng lƣới các cơ sở giáo dục, phấn đấu đến năm 2020 tất cả các xã, phƣờng trên toàn quốc có trƣờng mầm non và 100% các trƣờng mầm non tổ chức giáo dục 2 buổi/ngày. Củng cố và phát triển hệ thống trƣờng phổ thông dân tộc nội trú.

Thúc đẩy, triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục đối với học sinh, sinh viên, nhất là ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời thuộc diện chính sách xã hội. Tăng cƣờng các chế độ ƣu đãi, học bổng, giảm giá sách giáo khoa, học phẩm và đồ dung học tập; nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; ƣu tiên đầu tƣ cho các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú.

Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, ƣu tiên cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Có chính sách ƣu đãi để thu hút, khuyến khích nhà giáo và sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học đến dạy học ở vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn;

Triển khai chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp dạy học phù hợp với điều kiện học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số.

Xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện, an toàn với chỗ học, chỗ vui chơi khang trang, sạch đẹp.

Khuyến khích học song ngữ cả tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số ngay từ bậc mầm non đối với học sinh dân tộc thiểu số.

Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính, huy động và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của nhà nƣớc và xã hội đầu tƣ cho giáo dục ở các cấp học.

Huy động toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt cho các vùng dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn.

4.2.4.2. Về chính sách đảm bảo y tế tối thiểu: Chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Chính phủ tiếp tục triển khai Chiến lƣợc, các chƣơng trình, đề án về y tế, chú trọng cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ở các tuyến cơ sở, ƣu tiên các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đặc biệt khó khăn:

Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lƣới trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện; Phát triển đội ngũ nhân viên y tế thôn bản nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới; tăng cƣờng hoạt động bác sỹ gia đình; triển khai quản lý bệnh không lây nhiễm gắn với chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi tại cộng đồng.

Xây dựng các chính sách ƣu tiên chăm sóc sức khoẻ nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt quan tâm tới đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế có chất lƣợng cho nhân dân vùng nghèo, dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.

của Ban chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ sở; nâng cao nhận thức và tăng cƣờng sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa phƣơng, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu;

Thực hiện lồng ghép các chƣơng trình, mục tiêu, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.

Bảo hiểm y tế

Tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế theo hƣớng bắt buộc đối với mọi ngƣời dân;

Có chính sách hỗ trợ ngƣời dân có thu nhập từ trung bình trở xuống tham gia BHYT;

Đổi mới công tác quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm y tế.

4.2.4.3. Về chính sách bảo đảm mức tối thiểu về nhà ở:

Về hỗ trợ nhà ở cho người nghèo: Tiếp tục thực hiện Quyết định

167/2008/QĐ-TTg; điều chỉnh mức hỗ trợ theo hệ số trƣợt giá; đảm bảo sự công bằng, công khai, dân chủ và đúng ngƣời.

Về hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp: Bổ sung và hoàn thiện các cơ

chế, chính sách để thu hút các chủ đầu tƣ tham gia; đơn giản hoá qui trình giải quyết thủ tục hành chính triển khai dự án.

Về hỗ trợ nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung:

Sửa đổi các quy định về đầu tƣ, quy định trách nhiệm của doanh nghiệp và nhà đầu tƣ trong việc xây dựng nhà ở cho công nhân; tăng hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời lao động từ quỹ hỗ trợ phát triển nhà ở.

Về phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo: Ƣu tiên, bố trí

nguồn vốn ngân sách, trái phiếu chính phủ để phát triển quỹ nhà ở cho học sinh, sinh viên; xây dựng nhà ở với chi phí và nhu cầu của học sinh, sinh viên.

4.2.4.4. Về bảo đảm nước sạch cho người dân:

Nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi của ngƣời dân và cộng đồng về nƣớc sạch;

Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động sự tham gia của toàn dân, các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ và quản lý;

Nghiên cƣ́u ƣ́ng du ̣ng chuy ển giao công nghệ xử lý nƣớc hộ gia đình, sử dụng vật liệu truyền thống sẵn có ta ̣i đi ̣a phƣơng và vâ ̣t liê ̣u mới.

Tăng cƣờng lồng ghép các chƣơng trình thực hiện trên cùng một địa bàn để nâng cao hiệu quả thực hiện.

4.2.4.5. Về bảo đảm thông tin cho người nghèo, vùng nghèo:

Đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn 2011-2020 và Chƣơng trình mục tiêu quốc gia đƣa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2011-2015 và những năm sau;

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành; tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác thông tin và truyền thông cấp xã;

KẾT LUẬN

An sinh xã hội là hệ thống chính sách xã hội cơ bản của mỗi quốc gia trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng. Mặc dù, với những diễn đạt khác nhau, các quan niệm về an sinh xã hội đều có những điểm chung sau: Một là sự bảo đảm an toàn thu nhập ở mức tối thiểu thông qua hệ thống các chính sách can thiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn (phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các rủi ro có thể dẫn đến suy giảm hoặc tạm thời hay vĩnh viễn mất đi nguồn thu nhập của các thành viên trong xã hội; Hai là các chính sách do nhà nƣớc tổ chức thực hiện là chính, ngoài ra còn có sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng trong việc tổ chức thực hiện và cung cấp dịch vụ an sinh xã hội; Ba là tạo ra lƣới an toàn cho mọi thành viên trong xã hội.

Tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách này có ý nghĩa quan trọng đến sự đảm bảo ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế, xây dựng một xã hội văn minh và hiện đại.

Bảo đảm an sinh xã hội cho ngƣời dân là chủ trƣơng nhất quán và xuyên suốt của Đảng trong lãnh đạo đất nƣớc. Tăng cƣờng và đảm bảo an sinh xã hội là giải pháp cơ bản để giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân và góp phần ổn định chính trị xã hội.

Mặc dù có nhiều biến động về kinh tế trong nƣớc và quốc tế, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp diễn ra trên diện rộng, nguồn lực của đất nƣớc còn hạn hẹp, nhƣng Đảng và Nhà nƣớc luôn coi trọng công tác an sinh xã hội, đặt nhiệm vụ phát triển xã hội ngang tầm và gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế trong mỗi chính sách, mỗi giai đoạn phát triển của đất nƣớc. Đầu tƣ của Nhà nƣớc cho an sinh xã hội ngày càng tăng, công tác xã hội hóa huy động mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực trong nhân dân và ở địa phƣơng ngày càng mở rộng. Đặc biệt, Nhà nƣớc luôn quan tâm, đầu tƣ nhiều cho vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các huyện nghèo, xã thôn bản đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển, hải đảo; thực hiện toàn diện các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ đối với ngƣời nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số và

những ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đời sống của ngƣời dân, nhất là ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các ngƣời yếu thế ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao. An sinh xã hội đƣợc đảm b ảo đã góp ph ần quan trọng ta ̣o đô ̣ng lƣ̣c cho tăng trƣ ởng kinh tế, thực hiện công bằng, tạo sự đ ồng thuận xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, củng cố và tăng cƣờng quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên, hệ thống an sinh xã hội còn hạn chế, diện bao phủ của nhiều chính sách an sinh xã hội còn hẹp, một bộ phận ngƣời dân nhất là nhóm ngƣời yếu thế trong xã hội còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt về giáo dục, chăm sóc y tế cơ bản, sức khỏe và dinh dƣỡng. Mức hỗ trợ nhìn chung còn thấp, kết quả đạt đƣợc chƣa bền vững, ngƣời cận nghèo, ngƣời gặp rủi ro dễ rơi xuống nghèo.

Phát huy những thành quả đã đạt đƣợc, Việt Nam chủ trƣơng phát triển hệ thống an sinh xã hội đa tầng, toàn diện với các chính sách, chƣơng trình phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục mọi rủi ro cho ngƣời dân, hƣớng đến bao phủ toàn dân, không để một ai rơi vào hoàn cảnh khốn cùng mà không đƣợc trợ giúp. Hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam sẽ đáp ứng các yêu cầu: bảo đảm để ngƣời dân có việc làm, thu nhập tối thiểu; tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm hỗ trợ những ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, ngƣời cao tuổi thu thập thấp, ngƣời khuyết tật nặng, ngƣời nghèo…); bảo đảm cho ngƣời dân tiếp cận đƣợc các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nƣớc sạch, thông tin), góp phần từng bƣớc nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Ngọc Anh, Nghiên cứu hệ thống CSXH nông thôn Cộng hòa Liên Bang Đức và kiến nghị đối với việc xây dựng hệ thống ASXH cho nông dân Việt Nam,

tạp chí Kinh tế và phát triển số tháng 10 năm 2006.

2. Mai Ngọc Anh, 2008. Phát triển hệ thống ASXH đối với nông dân Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 364.

3. Nguyễn Kim Bảo, 2004. Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, 2010, 2011, 2012. Vụ Bảo trợ xã hội Báo cáo tổng kết công tác bảo trợ xã hội, Hà Nội.

5. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, 2012. Đề án chính sách an sinh xã hội

giai đoạn 2012-2020, Hà Nội.

6. Mai Ngọc Cƣờng, 2007. Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2006-2015. NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

7. Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, 2006. Hà Nội.

8. Đảng cộng sản Việt Nam, 2012. Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Ngân hàng thế giới, 2012. Đánh giá Nghèo Việt Nam 2012, Hà Nội.

10. Liên hiệp quốc, 2011. Báo cáo quốc gia về Phát triển con người năm 2011: Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người, Hà Nội.

11. Liên hiệp quốc, 1999. Dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam: Phân tích chi ngân sách và viện trợ phát triển chính thức, Hà Nội.

12. Luật Bảo hiểm xã hội. 13. Luật Bảo hiểm y tế.

14. Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

15. Luật Ngƣời cao tuổi và các văn bản hƣớng dẫn. 16. Luật Ngƣời khuyết tật.

17. Viện Khoa học lao động xã hội và GIZ (2011), Thuật ngữ ASXH Việt Nam. 18. Viện Khoa học lao động xã hội, 1998. Điều tra nghiên cứu khả năng đóng góp

của xã hội để phát triển giáo dục. Hà Nôi.

19. Vũ Văn Phúc, 2012. An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với nhóm người yếu thế ở Việt Nam (Trang 99 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)