Các phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với nhóm người yếu thế ở Việt Nam (Trang 46 - 49)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu tài liệu là phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ liệu cấp hai trên cơ sở các tài liệu hay báo cáo đã đƣợc công bố chứ không phải do chính tác giả thu thập lần đầu.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong toàn bộ các chƣơng của Luận văn và tập trung nhiều nhất ở chƣơng Tổng quan tài liệu. Phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong việc khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, phân tích những nội dung chính, phƣơng pháp đƣợc sử dụng và các kết luận đã đạt đƣợc cũng nhƣ những điểm cần tiếp tục nghiên cứu trong các nghiên cứu trƣớc đó.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Để tiến hành nghiên cứu và thực hiện luận văn, học viên sử dụng phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp. Những tài liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ những công bố, báo cáo chính thức của Bộ, ngành Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Bảo hiểm Xã hội và một số các cơ quan, ban ngành liên quan đến lĩnh vực ASXH.

Mục đích của phƣơng pháp này nhằm thu thập kết quả nghiên cứu, số liệu có liên quan đến luận văn. Trên cơ sở thông tin, dữ liệu thu thập đƣợc, học viên sẽ tiến

2.2.3. Phương pháp phân tích – tổng hợp

Phƣơng pháp này sử dụng phổ biến ở các chƣơng 3 và chƣơng 4 của luận văn. Phƣơng pháp phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Trên cơ sở phân tích, nắm vững nội dung từng nhóm chính sách, luận văn tổng hợp lại và đề xuất khung lý thuyết về các chính sách an sinh xã hội cho nhóm ngƣời yếu thế. Cụ thể, trên cơ sở phân tích vai trò, mục tiêu, tình hình thực hiện từng nhóm chính sách, luận văn tổng hợp lại những mặt đƣợc, những mặt chƣa đƣợc; những hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện chính sách (những bất cập của chính sách); những nguyên nhân của tình trạng đó; từ đó tổng hợp lại những vấn đề cần giải quyết trong các khâu định hƣớng chính sách, đƣa ra các giải pháp phù hợp với từng nhóm chính sách cụ thể.

2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả

Thông tin định lƣợng thu thập đƣợc từ các tài liệu thống kê về tình hình thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho nhóm ngƣời yếu thế đƣợc sử dụng xử lý, sắp xếp và mô phỏng dƣới dạng bảng biểu, sơ đồ để minh chứng cho các bằng chứng định lƣợng về các phân tích hay nhận định về công tác thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho nhóm ngƣời yếu thế.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhiều nhất ở phần phân tích thực trạng thực hiện các chính sách ASXH cho nhóm ngƣời yếu thế tại Việt Nam tại Chƣơng 3.

2.2.5. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp này dùng để so sánh số liệu qua các thời gian

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, hiện tƣợng xã hội, kinh tế đã đƣợc lƣợng hóa có cùng nội dung, tính chất tƣơng tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số phần trăm - Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng:

+ So sánh kết quả thực hiện với nhiệm vụ kế hoạch

+ So sánh các chỉ tiêu qua các giai đoạn và thời gian khác nhau + So sánh các đối tƣợng tƣơng tự

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhiều nhất ở phần phân tích thực trạng thực hiện các chính sách ASXH cho nhóm ngƣời yếu thế tại Việt Nam tại Chƣơng 3 của Luận văn.

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ

Một phần của tài liệu Thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với nhóm người yếu thế ở Việt Nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)