Cây độc thức ăn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố teo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần thể bò tót ở vườn quốc gia Cát Tiên nhằm phục vụ công tác bảo tồn (Trang 76 - 77)

Đối chiếu với các loài Cây độc Việt Nam của Trần Công Khánh và Phạm Hải (2004), danh lục cây thức ăn của bò tót ở VQG Cát Tiên có 2 loài cây độc sau đây:

+ Adenanthera pavonia L. - Trạch quạch, Dạng thân là cây bụi. Bộ phận sử dụng là lá non. Mức độ sử dụng nhiều. Sinh cảnh là rừng lồ ô xen gỗ. Phân bố ở Tây Cát Tiên.

+ Ficus hispida L.f. - Ngái, Dạng thân: Cây gỗ nhỏ. Bộ phận sử dụng là lá non. Mức độ sử dụng ít. Sinh cảnh là rừng hỗn giao th−a. Phân bố ở Cát Lộc.

Cây độc là cây khi ng−ời hay động vật ăn phải, có khi chỉ một l−ợng nhỏ, đã có thể gây ra những rối loạn chức năng trong cơ thể, nếu bị nặng có thể chết [36]. Loài

Adenanthera pavonia L. toàn cây có chất độc. Độc nhất là hạt. Trong hạt có khoảng 25% dầu béo có nhiều axit lignoceric, 39% protein và hàm l−ợng saponin t−ơng đối cao [36]. Loài Ficus hispida L.f. có bộ phận độc là quả [36]. Th−ờng phân bố trong các vùng đất ẩm, ven bàu, ven sông ở VQG Cát Tiên.

Trong thực tế, ch−a phát hiện bò tót bị ngộ độc bởi các loài cây thức ăn. Điều này đ−ợc giải thích do khả năng nhạy cảm của cơ thể đối với chất độc tùy thuộc vào từng loài. Đối với các động vật nhai lại (trâu, bò) với kiểu tiêu hóa riêng, chính quá trình tiêu hóa đặc biệt trong dạ cỏ, chất độc đã bị phá hủy, hoặc biến đổi làm mất tác dụng gây độc của chúng [36].

Tóm lại, nguồn thức ăn tự nhiên đ−ợc coi là nhân tố sinh thái quan trọng đối với cơ thể động vật để chúng tồn tại, sinh tr−ởng, sinh sản [60]. Trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái, bò tót là động vật ăn thực vật, thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ sơ cấp [12],[60],[61]. Mặt khác, giữa các nguồn thức ăn tự nhiên và các loài động vật rừng luôn tồn tại mối quan hệ t−ơng hỗ tạo thành một hệ sinh thái cân bằng [60]. Nghiên cứu nguồn thức ăn của bò tót là một trong những công việc quan trọng để biết số l−ợng, thành phần loài, mức độ sử dụng, đánh giá các tác động ảnh h−ởng và bảo vệ nguồn thức ăn của bò tót, đặc biệt là các nguồn thức ăn phân bố ở những khu vực

giáp ranh với các vùng dân c−. Các vùng đất bán ngập n−ớc, ven các bàu là những cánh đồng cỏ tự nhiên tuyệt vời cho quần thể bò tót ở VQG Cát Tiên.

Nguồn n−ớc và muối khoáng

VQG Cát Tiên có nguồn n−ớc phân bố đều khắp các khu vực từ sông Đồng Nai, nối liền với các bàu, suối có n−ớc quanh năm trong tự nhiên. Bò tót th−ờng đến các bàu n−ớc, các suối để uống n−ớc, nh−ng không có dấu vết của bò tót tắm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố teo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần thể bò tót ở vườn quốc gia Cát Tiên nhằm phục vụ công tác bảo tồn (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)