Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố teo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần thể bò tót ở vườn quốc gia Cát Tiên nhằm phục vụ công tác bảo tồn (Trang 31 - 33)

- Cấu trúc tuổ

1.5.2 Điều kiện kinh tế xã hộ

Vùng đệm VQG Cát Tiên có khoảng 17 vạn ng−ời của 36 xã, thị trấn thuộc 8 huyện, 4 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Ph−ớc và Đắc Nông. Dân số vùng đệm tăng tự nhiên khoảng 1,2%/năm. Tỷ lệ các hộ nghèo ở mức hơn 30% (2007).

Sau khi điều chỉnh ranh giới theo quyết định số 173/2003/QĐ-TTg ngày 19/8/2003 của Thủ t−ớng Chính phủ và cắt giảm một số diện tích của VQG Cát Tiên giao cho chính quyền địa ph−ơng quản lý, số dân hiện đang sinh sống trong VQG Cát Tiên giảm từ 2.542 hộ, 12.264 (năm 2004) nhân khẩu còn 165 hộ, 874 nhân khẩu (2007). Số cụm dân c− sống trong VQG Cát Tiên giảm từ 9 cụm còn 4 cụm, là:

- Khu Nam Cát Tiên: có 1 cụm dân c− là khu cầu sắt thuộc ấp 4, xã Đắc Lua (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai), gồm 33 hộ, 193 khẩu. ở đây đều là ng−ời Kinh, là quân nhân của S− đoàn 600 cũ ở lại làm kinh tế sau hòa bình.

- Khu Cát Lộc: có 2 cụm dân c− là thôn 3, thôn 4 thuộc xã Ph−ớc Cát 2 (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng), gồm 52 hộ, 268 khẩu. Hầu hết đồng bào dân tộc bản địa Châu Mạ và S’Tiêng đã sinh sống ở đây từ lâu đời.

- Khu Tây Cát Tiên: có 1 cụm dân c− của tổ 5 và tổ 6, thôn 1 và tổ 4, thôn 2 thuộc xã Đăng Hà (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Ph−ớc), gồm 80 hộ, 413 khẩu. Bao gồm các nhóm đồng bào dân tộc di c− tự do từ các tỉnh phía Bắc nh− Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn gồm đồng bào Tày, Nùng, Dao, H’Mông,... đến c− trú trong VQG Cát Tiên từ những năm 1990.

VQG Cát Tiên đã xây dựng dự án di dân, cho các hộ đang sống trong VQG Cát Tiên đ−ợc tái định c− ở vùng đệm đã đ−ợc Bộ NN và PTNT phê duyệt (Quyết định số 893/QĐ-BNN-KL ngày 31/3/2003). Từ năm 2003 đến năm 2006, VQG Cát Tiên đã phối hợp với UBND huyện Cát Tiên thực hiện thành công dự án thí điểm

Tiểu dự án tái định c− thôn K’Lo, K’ích và Thung Cọ ở Cát Lộc. Kết quả đã di dời 125 hộ, 583 khẩu, trong đó ng−ời đồng bào dân tộc có 52 hộ, 138 khẩu. Thu hồi 291 ha diện tích đất đã trồng Điều trong vùng lõi VQG Cát Tiên. Do thiếu vốn đầu t−,

các hộ còn lại không đ−ợc di dời nh− trong quyết định 893/QĐ-BNN-KL. Do vậy, Bộ NN và PTNT và UBND tỉnh Lâm Đồng đã cho phép UBND huyện Cát Tiên xây dựng dự án ổn định tại chỗ cho toàn bộ số dân của đồng bào dân tộc thôn 3 và thôn 4 (khu vực Cát Lộc) sinh sống trong vùng lõi (Quyết định số 1190/BNN-KL ngày 16/5/2006 của Bộ NN và PTNT, văn bản số 3035/UBND ngày 30/5/2006 của UBND tỉnh Lâm Đồng). Cũng do quyết định 893/QĐ-BNN-KL quá thời hạn đầu t−, UBND tỉnh Bình Ph−ớc và UBND tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục xây dựng lại các dự án mới để di dời, tái định c− mới cho các hộ nói trên.

Tình hình dân sinh kinh tế của các địa ph−ơng vùng đệm có ảnh h−ởng rất lớn đến việc quản lý tài nguyên thiên nhiên của VQG Cát Tiên. Hầu hết các hộ dân sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, trong khi các nhu cầu về lâm sản, tập quán sống dựa vào tài nguyên rừng còn nhiều. Tùy từng thời gian, từng khu vực, các hình thức vi phạm phổ biến là săn bắt, bẫy chim, thú rừng; khai thác lâm sản quý hiếm; lấn chiếm đất rừng. Các vụ vi phạm tập trung ở các khu vực dân c− sống trong và ven rừng nh− Tà Lài ở Nam Cát Tiên; Thôn 3, thôn 4, xã Đồng Nai th−ợng ở Cát Lộc; khu vực Đăng Hà ở Tây Cát Tiên. Trong những năm gần đây tình hình vi phạm luôn có chiều h−ớng gia tăng về số vụ và số ng−ời vi phạm, gây nhiều hậu quả thiệt hại nghiêm trọng. Các đối t−ợng vi phạm ngày càng trở nên liều lĩnh, bất chấp pháp luật. Một số vụ chống đối ng−ời thi hành công vụ ch−a đ−ợc xử lý nghiêm minh đã và đang gây nhiều bức xúc cho những ng−ời trực tiếp làm công tác quản lý bảo vệ rừng. Hiện t−ợng di dân tự do tuy đã đ−ợc kiểm soát, nh−ng vẫn tiếp diễn, đặc biệt là ở khu vực Đa Bông Cua.

Nạn chăn thả gia súc bừa bãi làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh cho các loài động vật hoang dã, ảnh h−ởng đến việc bảo tồn gen và cũng làm tăng nguy cơ cháy rừng vào mùa khô hàng năm do ng−ời dân địa ph−ơng đốt các trảng cỏ để tạo cỏ non cho chăn thả gia súc, nhất là ở các vùng có dân c− sinh sống nằm giáp ranh với VQG Cát Tiên nh− Đắc Lua, Tà Lài, Đa Bông Cua, Cát Lộc.

VQG Cát Tiên đã tăng c−ờng nhiều biện pháp quản lý bảo vệ rừng kết hơp với việc nâng cao đời sống cho ng−ời dân địa ph−ơng nhằm hạn chế tình hình xâm hại tài nguyên rừng của VQG Cát Tiên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố teo sinh cảnh và mối quan hệ sinh thái của quần thể bò tót ở vườn quốc gia Cát Tiên nhằm phục vụ công tác bảo tồn (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)