- Cấu trúc tuổ
1.5.3 Tài nguyên đa dạng sinh học
• Hệ thực vật
ở VQG Cát Tiên đã thống kê đ−ợc 1.610 loài thực vật, chiếm khoảng 6% số loài thực vật đã biết ở Việt Nam. Nhiều loài cây quý hiếm nh− cẩm lai bà rịa (Dalbergia bariensis Pierre), cẩm lai vú (Dalbergia mammosa Pierre), trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre in Lan), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib),
và song bột (Calamus poilanei Conr.)...[53].
Hệ thực vật ở VQG Cát Tiên mang tính đặc tr−ng điển hình của khu vực địa sinh học Đông Nam Bộ với hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới th−ờng xanh, có các loài cây gỗ chủ yếu thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Đậu (Fabaceae) và họ Tử vi (Lythraceae) là đại diện phổ biến ở các khu rừng ít bị tác động của con ng−ời. Tại các khu rừng bị tác động nhiều hơn thì các họ đại diện chính là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và họ Dâu tằm (Moraceae) [52].
VQG Cát Tiên có 5 kiểu rừng chính: i) Rừng lá rộng th−ờng xanh; ii) rừng th−ờng xanh nửa rụng lá; iii) rừng hỗn giao gỗ tre nứa; iv) rừng tre nứa thuần loại; v) thảm thực vật đất ngập n−ớc [52] (bảng 1.7 và bản đồ 1.2). Bảng 1.7 - Các dạng thảm thực vật ở VQG Cát Tiên Dạng thảm thực vật Diện tích (ha) T/cộng (ha) Tỷ lệ % NCT CL TCT Tổng cộng 39.627 27.530 4.193 71.350 100 1 - Rừng th−ờng xanh 7.844 9.828 1147 18.819 26,75 2 - Rừng bán th−ờng xanh 5.097 - 5.097 7,15 3 - Rừng tre 10.519 13.200 1.038 24.757 34,7 4 - Rừng hỗn giao 11.760 2,351 529 14.640 20,52
5 - Rừng trồng, cây công nghiệp 340 0 31 371 0,52
7 - Trảng cỏ 2711 712 577 4.000 5,61
8 - Đất nông nghiệp và thổ c− 69 1439 500 2.008 2,82
9 - Đất ngập n−ớc 1287 0 371 1.658 2,33
Nguồn: VQG Cát Tiên (2002)
Số liệu hiện trạng rừng trên đã lạc hậu vì hiện trạng tài nguyên rừng có nhiều thay đổi, ch−a đ−ợc cập nhật. Rừng th−ờng xanh gặp rải rác ở khu vực tây tắc và tây nam Cát Lộc và đông nam khu Nam Cát Tiên. Rừng bán th−ờng xanh phân bố ở phía đông bắc khu Nam Cát Tiên và gần sông Đồng Nai. Rừng th−ờng xanh hoặc bán
Bản đồ 1.2 - Bản đồ hiện trạng rừng ở VQG Cát Tiên
th−ờng xanh, chiếm khoảng 50% diện tích của VQG Cát Tiên, đây là những diện tích rừng th−ờng xanh cuối cùng ở miền Nam Việt Nam [52].
Rừng hỗn giao gỗ tre hoặc rừng tre nứa thuần loại, là kiểu rừng thứ sinh nhân tác sau phục hồi, chiếm khoảng 40% diện tích của VQG Cát Tiên. Phân bố ở phía đông và nam khu Nam Cát Tiên. Rừng tre phổ biến cả ở khu Nam Cát Tiên và Cát Lộc [52]. Khu đất ngập n−ớc chiếm khoảng 5% diện tích toàn VQG Cát Tiên, ở phần trung tâm và bắc Nam Cát Tiên là hệ sinh thái độc đáo, hiếm thấy ở Việt Nam [52]. Thực vật ở đây thích ứng cao với chế độ ngập lụt hàng năm, bao gồm các loài tre, các loài cây gỗ ven bàu và thảm cỏ với các loài cói Carex spp., cỏ tranh (Imperata cylindrica (L.) P. Beauv. var. major (Nees) Hubb.), cỏ đế (Echinochloa pyramidalis (Lam.) Hichc.), lách (Saccharum spontaneum L.),... Đây cũng chính là sinh cảnh cho nhiều loài động vật sinh sống [52].
• Hệ động vật
VQG Cát Tiên có tính đa dạng sinh cảnh tạo nên hệ động vật phong phú, đa dạng. Hệ động vật của VQG Cát Tiên có những nét đặc tr−ng của hệ động vật vùng bình nguyên đông Tr−ờng Sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, là một trong những địa điểm dễ quan sát các loài thú móng guốc nh− nai rừng (Cervus unicolor), heo rừng (Sus scrofa), cheo cheo (Tragulus javanicus), mang (Muntiacus muntjak), bò tót (Bos gaurus), voi (Elephas maximus) [54]. VQG Cát Tiên có số loài thú và chim cao hơn so với các VQG và khu BTTN khác ở Đông Nam á (bảng 1.8).
Bảng 1.8 - So sánh số loài động thực vật ở VQG Cát Tiên với cả n−ớc
Đơn vị phân loại VQG Cát
Tiên
So với Việt Nam Sách đỏ
IUCN (2008)Loài % Loài % Thực vật bậc cao có mạch 1.610 11.373 14,16 31 Thú 103 298 34,57 16 Chim 348 840 41,43 15 Bò sát 79 260 30,39 8 L−ỡng c− 41 120 34,17 0 Cá n−ớc ngọt 159 700 22,72 2 Côn trùng (Papillonidae) 435 5.500 7,91 1 Nguồn: VQG Cát Tiên (2008)
Một số loài quý hiếm nh− tê giác việt nam (Rhinoceros sondaicus annamiticus), bò tót (Bos gaurus), voi châu á (Elephas maximus), v−ợn đen má hung (Nomascus gabriellae), chà vá chân đen (Pygathrix nigripes), công (Pavo muticus), gà so cổ hung (Arborophila davidi), cò quắm cánh xanh (Pseudibis davisoni), cá sấu n−ớc ngọt (Crocodylus siamensis),...
Ch−ơng trình phục hồi loài cá sấu n−ớc ngọt ở khu vực bàu Sấu đã đ−ợc thực hiện thành công, là ch−ơng trình phục hồi cá sấu đầu tiên ở Việt Nam trong môi tr−ờng tự nhiên ở VQG Cát Tiên [55].
Nhìn chung, khu hệ thú ở VQG Cát Tiên đang đ−ợc bảo vệ tốt, có số loài và số cá thể khá phong phú và có giá trị nhiều mặt về mặt khoa học, về kinh tế và xã hội, đặc biệt là bảo tồn các nguồn gen hoang dã quý hiếm. So với nhiều khu rừng đặc dụng khác của Việt Nam, độ phong phú về các loài thú của VQG Cát Tiên có lẽ là cao nhất [54]. Nhiều loài có số l−ợng cá thể rất phong phú nh− nai, heo rừng, lợn rừng, bò tót,... Nh−ng cũng có những loài có số l−ợng cá thể hạn chế nh− tê giác việt nam, voi, hổ, báo gấm,... Công tác bảo tồn ở VQG Cát Tiên đã và đang thu đ−ợc nhiều kết quả, giúp cho khu hệ động vật ở đây đang dần hồi phục và phát triển.