Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến chất lượng củ giống hoa lily socbonne và hoa layơn đỏ đô vụ đông xuân năm 2008-2009 tại thành phố lạng sơn.pdf (Trang 27)

Ngày nay, sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành một ngành thƣơng mại cao. Sản xuất hoa mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nƣớc trồng hoa và cây cảnh.

Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng mở rộng và không ngừng tăng lên. Trên thế giới hiện nay sản xuất hoa để xuất khẩu đang trở thành một ngành mũi nhọn, hầu hết các nƣớc trên thế giới đều có đủ các điều kiện để trở thành một nƣớc trồng hoa chuyên nghiệp. Các nƣớc khác nhau ở những vùng địa lý khác nhau có nhu cầu về hoa cũng khác nhau. Nhu cầu thƣởng thức hoa của các nƣớc trên thế giới đều cùng mong muốn đƣợc sở hữu những bông hoa đẹp, thơm, để đƣợc thời gian dài, mầu sắc phong phú. Tuy nhiên hoa là cây trồng sống trong điều kiện tự nhiên có những loại hoa chỉ phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ở một nơi nào đó, cho nên không thể nhân ra để trồng rộng rãi đƣợc. Có những giống lại có điều kiện thích nghi cao có thể trồng đƣợc ở khắp mọi nơi. Tình hình xuất hoa trên thế giới đƣợc thể hiện ở đồ thị 1.1

Đồ thị 1.1. Diện tích trồng hoa, cây cảnh của một số nƣớc trên thế giới (ha) 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 Be lgi um T urk ey A us tri a K enya Isae l E cua dor Co st a Ri ca A us tra li a K ore a (R epub li c) Co lom bi a F ra nc e G erm any S pa in UK T ha il and N et he rl ands Ital y Ja pa n Bra zi l T ai w an M exi co US Ind ia Ch ina Nguồn: Jo Wijnands, 2005

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17

Trong những năm gần đây, ngành sản xuất hoa cắt và cây cảnh không ngừng phát triển và mở rộng ở nhiều nƣớc trên thế giới, nhƣ: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Úc, Newzealand, Kenya, Ecuador, Colombia, Israel...

Hiện nay, Trung Quốc là nƣớc có diện tích trồng hoa, cây cảnh lớn nhất thế giới với diện tích là 122.600ha, nƣớc có diện tích trồng hoa, cây cảnh lớn thứ hai là Ấn Độ : 65.000ha. Mỹ là nƣớc đứng thứ 3, với khoảng 60.000ha (AIPH, 2004)[22]. Một số nƣớc châu Âu nhƣ : Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan, Israel... có nghề trồng hoa phát triển, diện tích trồng hoa của các nƣớc đều ở mức trên 15.000ha. Sản xuất hoa ở các nƣớc châu Âu chiếm khoảng 15% lƣợng hoa trên thế giới. Ở châu Phi, Kenya là nƣớc trồng nhiều hoa nhất với diện tích 2.180ha. Nam Phi và Zimbabwe có diện tích trồng hoa khoảng 1.100ha.

Nhƣ vậy, diện tích trồng hoa tập trung chủ yếu ở các nƣớc châu Âu và châu Á, một phần ở các nƣớc châu Phi.

Theo Roger và Alan, ba nƣớc sản xuất hoa lớn chiếm khoảng 50% sản lƣợng hoa của thế giới là Nhật Bản khoảng 3,731 tỷ USD; Hà Lan khoảng 3,558 tỷ USD; Mỹ khoảng 3,270 tỷ USD.

Trên thế giới có 3 thị trƣờng tiêu thụ hoa chính là Mỹ, các nƣớc châu Âu và Nhật Bản.

Hàng năm giá trị xuất khẩu hoa cắt trên thế giới khoảng 25 tỷ USD, đứng đầu trong 4 nƣớc xuất khẩu hoa trên thế giới là Hà Lan 1.590 triệu USD, Colombia 430 triệu USD, Kenya 70 triệu USD và Israel 135 triệu USD.

Đức là một trong những nƣớc nhập khẩu hoa cắt lớn nhất thế giới, với giá trị nhập khẩu hoa cắt của Đức là 880 triệu Euro mỗi năm; Anh: 830 triệu Euro; Mỹ: 600 triệu Euro; Canada: 203 triệu Euro. Hà Lan không chỉ là nƣớc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18

xuất khẩu nhiều hoa mà còn là một nƣớc nhập khẩu hoa lớn, giá trị nhập khẩu chiếm khoảng 25% xuất khẩu (Jo Wijnands, 2005) [23].

Tình hình tiêu thụ hoa trung bình/ngƣời và ƣớc tính giá trị thị trƣờng của một số nƣớc trên thế giới đƣợc thể hiện ở Đồ thị 1.2. nhƣ sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 A u st ri a Be lg iu m F ra n ce G erm an y It al y N et h erl an d s Ru ss ia S p ai n S w ed en S w it ze rl an d UK Ja p an U S A

Tiêu thụ trung bình/ngƣời (Euro) Giá trị thị trƣờng (100 triệu Euro)

Đồ thị 1.2. Tình hình tiêu thụ hoa cắt trên đầu ngƣời và giá trị thị trƣờng (100 triệu Euro) của một số nƣớc trên thế giới

Nguồn: Jo Wijnands, 2005

Tiêu thụ hoa bình quân trên đầu ngƣời hàng năm của các nƣớc trên thế giới biến động trong phạm vi rất rộng từ vài Euro nhƣ ở Nga đến trên 90 Euro nhƣ ở Thuỵ Sỹ. Ƣớc tính giá trị thị trƣờng cao nhất là Mỹ, đạt trên 7.000 triệu Euro; sau đó đến Nhật, đạt gần 4.000 triệu Euro; Đức trên 3.000 triệu Euro và Anh trên 2.000 triệu Euro...

Tính theo số lƣợng hoa cắt năm 2006, 11 nƣớc châu Âu đã xuất khẩu 175,86 triệu cành hoa cắt, trong đó Lily: 6,19 triệu cành; nhập khẩu: 67,29 triệu cành, thì Lily là 543.900 cành. Tiêu thụ hoa cắt ở châu Á cũng tăng nhanh từ những năm 1993 trở lại đây, nhƣ : Inđonêxia năm 1993 tiêu thụ 33,93 triệu cành, năm 1999 tiêu thụ 58,99 triệu cành; Trung Quốc sản xuất và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19

tiêu thụ năm 1993 khoảng 400 triệu cành, đã tăng lên 1,09 tỷ cành vào năm 1996.

Nhƣ vậy, thị trƣờng hoa cắt trên thế giới là rất lớn, bên cạnh những thuận lợi để phát triển nghề trồng hoa, thì khó khăn cũng không nhỏ, nhất là những thách thức thị trƣờng cho các nƣớc xuất khẩu hoa (Jo Wijnands, 2005)[23].

Ngành sản xuất hoa hiện nay đang là ngành cho thu nhập cao nhất trong nền sản xuất nông nghiệp. Từ trồng hoa cho thu nhập cao gấp 4 - 5 lần so với trồng các cây trồng khác. Hiện nay, trên thế giới đang có xu thế chuyển những diện tích đất trồng cây cho thu nhập thấp sang trồng hoa có giá trị kinh tế cao.

Bảng 1.1: Giá trị xuất khẩu hoa một số nƣớc năm 2002 Nƣớc

Giá trị xuất khẩu ( Triệu đôla ) Tỷ lệ thay đổi năm 2002/2001 (%) Tổng số Củ Cây Hoa cắt cảnh Toàn thế giới 9.012 790 3.589 3.858 774 + 23 Hà Lan 4.350 607 1.515 2.108 120 +17 Colombia 551 0 0 547 4 +25 Italya 546 3 352 92 100 +99 Đan Mạch 527 5 428 6 88 +95 Bỉ 354 15 186 121 33 +26 Đức 297 13 229 25 29 +13 Kenya 238 0 28 210 1 +14 Nguồn: Www.pathfastpublishing.com, 2004

Hà Lan là nƣớc xuất khẩu hoa nhiều nhất trên thế giới nên giá trị xuất khẩu hoa của nƣớc này cũng cao nhất. Hà Lan là trung tâm sản xuất hoa của thế giới, nhắc đến hoa thì ngƣời tiêu dùng nói đến hoa hồng Hà Lan, Bungary,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20

Hungary, hoa Tuy lip Hà Lan là nổi tiếng trên toàn thế giới và không ở nơi đâu trồng đƣợc loại hoa này đẹp nhƣ ở đất nƣớc những chiếc cối xay gió. Ngoài ra còn phải kể đến một số nƣớc có truyền thống trồng hoa ở châu Á nhƣ Thái Lan chủ yếu trồng hoa phong lan để xuất khẩu, Trung Quốc nổi tiếng với hoa đỗ quyên, cúc, các loại hoa trồng chậu. Chi phí sản xuất hoa ở châu Á thƣờng rẻ hơn so với chi phí sản xuất hoa ở một số nƣớc châu Âu, vì ở đây giá nhân công rẻ, giá thành các loại vật tƣ thấp nên một số công ty trồng hoa của nƣớc ngoài đầu từ vào các nƣớc này để trồng hoa bán thu đƣợc lãi suất cao hơn.

Bảng 1.2: Giá trị nhập khẩu hoa một số nƣớc năm 2002 Nƣớc

Giá trị nhập khẩu ( Triệu đôla ) Tỷ lệ thay đổi năm 2002/2001 (%) Tổng số Củ Cây Hoa cắt cảnh Toàn thế giới 7.694 682 2.704 3.686 622 - 3 Đức 1.458 59 550 715 134 - 13 Mỹ 1.362 196 299 771 96 +6 Anh 845 36 248 534 28 - 3 Pháp 834 61 354 384 36 - 6 Hà Lan 742 29 180 369 165 - 1 Nhật 392 112 71 167 42 +2 Ý 379 52 164 147 16 - 3 Nguồn: Www.pathfastpublishing.com, 2004 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị nhập khẩu hoa của các nƣớc tƣơng ứng với số phần trăm thị trƣờng nhập khẩu hoa nên nƣớc Đức là nƣớc có giá trị nhập khẩu hoa lớn nhất thế giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21

Sản xuất hoa trên thế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các nƣớc châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Hƣớng sản xuất hoa trên thế giới là tăng năng suất hoa, giảm chi phí lao động, giảm giá thành hoa, cần hƣớng tới là giống hoa đẹp, tƣơi, chất lƣợng cao.

Hoa lily cắt cành là một loài hoa đẹp, hiện đang là một trong sáu loại hoa cắt phổ biến và có giá trị nhất ( hồng, cúc, phăng, layơn, đồng tiền, lily). Tuy Lily là loại hoa mới phát triển gần đây, nhƣng vì vẻ đẹp quyến rũ cùng hƣơng thơm thanh nhã nên lily đã trở thành một trong những loại hoa đƣợc ƣa chuộng nhất trên thế giới [6].

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất hoa lily ở một số nƣớc trên thế giới (ha) TT Nƣớc năm 1989-1990 Năm 1997-1998 Năm 1999-2001

1 Hà Lan 1.200 4.000 5.000 2 Pháp 30 150 420 3 Canada và Mỹ 200 215 235 4 Nhật Bản 370 350 360 5 Úc 50 350 400 6 Chi Lê 8 45 135 7 Hàn Quốc 131 209 250

Nguồn: Đặng Văn Đông, 2005

Năm 2001, Hà Lan có 5.000 ha lily, đứng thứ hai trong tổng diện tích hoa cắt trồng bằng củ (sau Tuy líp). Sở dĩ hoa lily đƣợc phát triển mạnh trong những năm gần đây là do ngƣời Hà Lan đã tạo ra rất nhiều giống mới có hoa đẹp, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao. Ngoài ra, còn do kỹ thuật điều khiển hoa phát triển nhanh có thể cho hoa quanh năm. Một nguyên nhân nữa là do có sự đầu tƣ cơ giới hoá trong việc trồng và chăm sóc đã làm giảm giá thành, vì vậy hiệu quả kinh tế từ việc trồng lily cao hơn hẳn trƣớc đây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22

Hà Lan là nƣớc có công nghệ tạo giống và trồng lily tiên tiến nhất hiện nay. Mỗi năm Hà Lan tạo ra từ 15 - 20 giống mới, sản xuất 1,3 triệu củ giống lily, cung cấp cho 35 nƣớc khác nhau trên toàn thế giới.

Công nghệ sản xuất hoa lily của Hà Lan tiên tiến, đầu tƣ cơ sở vật chất lớn, nhƣ nhà kính năm 2003 có tới 266 ha (Jo Wijnands,2005) [18].

Hiện nay Hà Lan mỗi năm trồng 18.000ha hoa lily, trong đó xuất khẩu 70%. Nhật Bản là nƣớc có truyền thống dùng hoa cắm và cũng là một trong những nƣớc tiêu thụ và nhập khẩu hoa cắt lớn nhất châu Á (mỗi năm khoảng 500 triệu USD). Những năm gần đây Hàn Quốc là một trong những nƣớc phát triển nghề trồng hoa mạnh, lƣợng xuất khẩu hoa của Hàn Quốc lớn nhất khu vực Đông Bắc Á.

Theo thống kê năm 2002, Hàn Quốc có 15.000 ha trồng hoa với 1,2 vạn ngƣời tham gia, giá trị sản lƣợng đạt 700 triệu USD, gấp 8 lần năm 1989. Trong đó, lily là loại cây có hiệu quả kinh tế cao nhất trong các loại hoa ở Hàn Quốc[11].

Nhật Bản là nƣớc có truyền thống dùng hoa cắm và cũng là một trong những nƣớc tiêu thụ và nhập khẩu hoa cắt lớn nhất châu Á, mỗi năm nhập khẩu hoa giá trị khoảng 500 triệu USD. Hoa lily đứng ở vị trí thứ 4 trong các loài hoa ở Nhật.

Kenia là nƣớc sản xuất hoa chủ yếu của châu Phi và là nƣớc xuất khẩu hoa tƣơi lớn nhất châu lục này. Hiện nay, nƣớc này có tới 3 vạn nông trƣờng với hơn 2 triệu ngƣời trồng hoa, chủ yếu là hoa phăng, hoa lily, hoa hồng. Mỗi năm nƣớc này xuất khẩu sang châu Âu 65 triệu USD, trong đó riêng hoa lily chiếm 35%.

Công nghệ sản xuất hoa lily cắt cành ở Đài Loan rất tiên tiến, trình độ canh tác còn cao hơn Hàn Quốc, chỉ kém Nhật Bản, năm 2001 nƣớc này đã có 490ha trồng lily, trong đó xuất khẩu lily cắt cành đạt 7,4 triệu USD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23

Ngoài các nƣớc kể trên còn có nhiều nƣớc trồng lily lớn khác nhƣ: Italia, Mỹ, Đức, Mêhycô, Côlômbia, Israel....

1.3.1. Sản xuất và tiêu thụ hoa ở châu Á

Châu Á có 134.000 ha trồng hoa chiếm khoảng 60% diện tích trồng hoa của thế giới nhƣng diện tích trồng hoa thƣơng mại nhỏ. Tỷ lệ thị trƣờng hoa chiếm 20% thị trƣờng hoa thế giới. Nguyên nhân do các nƣớc châu Á có phần lớn diện tích đất trồng hoa trong điều kiện tự nhiên và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của nội địa.

Nghề trồng hoa ở châu Á có từ lâu đời nhƣng trồng hoa thƣơng mại phát triển mạnh từ những năm 80 của thế kỷ XX. Khi các nƣớc châu Á mở cửa tăng cƣờng đầu tƣ, đời sống nhân dân đƣợc nâng cao, yêu cầu hoa cho khách sạn, du lịch lớn nên thị trƣờng hoa phát triển mạnh.

Các loại hoa nhƣ cúc, layon, huệ... đặc biệt hoa lan là sản phẩm hoa nhiệt đới, đặc sản hoa châu Á đƣợc thị trƣờng châu Âu và châu Mỹ ƣa chuộng. Căn cứ vào số liệu lƣu lại cho thấy con ngƣời biết trồng hoa hồng từ lâu. Nƣớc Ba Tƣ cổ đại đã có vƣờn hồng nổi tiếng vào thế kỷ thứ VI sau công nguyên. Loài Rosa Gallia là thuỷ tổ của hơn 5000 giống hồng mà ngày nay đang trồng trên khắp thế giới (Vũ Phạm Hồng Oanh) [16].

Theo khảo sát của thƣơng vụ Việt Nam tại Nhật Bản, tập quán tặng hoa và chi tiêu mua hoa của ngƣời Nhật đang tăng mạnh trong các dịp kỷ niệm và các ngày lễ lớn trong năm. Thói quen tặng hoa đang trở thành nếp sống văn hoá của ngƣời Nhật Bản. Do điều kiện thiên nhiên ƣu đãi, Nhật Bản có thể tự trồng và cung cấp hầu hết nhu cầu hoa trong nƣớc. Tuy nhiên, do nhu cầu trong nƣớc về các loại hoa khá phong phú và để giảm chi phí do nhân công tại Nhật khá đắt đỏ không thể cạnh tranh với các nƣớc khác, kim ngạch nhập khẩu hoa của Nhật Bản ngày càng tăng trong các năm gần đây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24

Hàng năm, nhu cầu nhập khẩu hoa của Nhật Bản khoảng 453 triệu USD, do nhu cầu trong nƣớc ngày càng tăng cao, năm 2005 kim ngạch nhập khẩu hoa của Nhật đạt 500 triệu USD. Hoa nhập chủ yếu là các loại hoa không đƣợc trồng phổ biến ở Nhật Bản. Hà Lan là nƣớc cung cấp các loại hoa hồng, hoa loa kèn và các loại hạt, củ hoa tulíp cho Nhật Bản. Việt Nam, hàng năm xuất khẩu hoa sang Nhật Bản khoảng 6,2 triệu USD chiếm 1,4% thị phần nhập khẩu hoa Nhật Bản.

Hàn Quốc là nƣớc sản xuất hoa ở vùng Bắc Á, với các loại hoa nổi tiếng: cúc, lily, và địa lan. Diện tích trồng trọt tăng nhanh từ 2249 ha (1985) lên 4.6.22 ha (2002) và thu lại lợi nhuận cao từ trồng hoa với 789 tỷ won (tƣơng đƣơng 607 triệu USD). Tình hình sản xuất hoa ở Hàn Quốc đƣợc thể hiện ở bẳng số liệu 1.4.

Bảng 1.4: Tình hình sản xuất hoa Hàn Quốc

Năm 1985 1990 1995 2000 2001 2002

Số lƣợng trang trại trồng hoa 5.365 8.945 12.509 13.080 13.466 13.575

Diện tích trồng trọt (ha) 2.249 3.503 5.347 6.047 6.417 6.422 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị sản phẩm(tỷ Won) 7.46 239.3 509.0 664,9 696.6 789.3

Hak Ki Shi, 2004

Sản xuất hoa ở châu Á là một tiềm năng quan trọng thúc đẩy nghề trồng hoa phát triển trong tƣơng lai. Tuy nhiên hiện nay sự phát triển hoa của các nƣớc Châu á gặp các điều kiện thuận lợi và hạn chế sau:

- Thuận lợi:

+ Có nguồn gen cây hoa phong phú, đa dạng

+ Khí hậu nhiệt đới, đất đai phù hợp với sinh trƣởng và phát triển của nhiều loài hoa

+ Lao động dồi dào, giá lao động thấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến chất lượng củ giống hoa lily socbonne và hoa layơn đỏ đô vụ đông xuân năm 2008-2009 tại thành phố lạng sơn.pdf (Trang 27)