- Nhóm tiểu vùng sinh thái đất dốc dưới 150, cao so với mặt sông dưới 50m, rộng trên 5ha, đất thuộc loại trung bình có hàm lượng mùn 3,52%;
b. Điểm nghiên cứu số
Điểm nghiên cứu này thuộc xóm 15 xã Hùng Sơn. Đất ở đây là đất pha cát, lẫn nhiều đá sỏi. Ở điiểm nghiên cứu này chúng tôi thống kê được 26 loài thuộc 14 họ. Trong đó họ Lúa (Poaceae) có 7 loài chiếm 26,92% tổng số loài tại điểm nghiên cứu, bao gồm các loài: Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ chân nhện (Digitoria abludens), Cỏ chỉ (Eriachne pallescens), Cỏ mật (Paspalum conjugatum), Cỏ gừng (Panicum repens), Cỏ đắng (Papaslum scrobiculatum).
Họ Cúc (Asteraceae) có 5 loài chiếm 19,23% tổng số loài trong điểm nghiên cứu, bao gồm các loài: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Ngải cứu dại (Artemisia japonica), Cúc chỉ thiên (Elephenotopus scaber), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum).
Họ Đậu (Fabaceae) và họ Bông (Malvaceae), mỗi họ có 2 loài, nhóm họ này chiếm 15,38% tổng số loài trong điểm nghiên cứu. Trong nhóm họ này bao gồm các loài như: Lạc (Arachis hypogea), Đậu dại (Dunbaria podocarpa), Ké hoa vàng (Sida rhombiflia), Ké hoa đào (Urena lobata).
Các họ còn lại bao gồm: Họ Bòng bong (Schizaceae), họ Ráng gỗ nhỏ (Woodsidaceae), họ Thài lài (Commeliniaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Hoa tán (Apiaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Cói (Cyperaceae), mỗi họ có 1 loài chiếm 3,84% tổng số loài, như vậy nhóm các họ này chiếm 38,47% tổng số loài trong điểm nghiên cứu số 2. Các loài thường gặp là: Bòng bong leo (Lygodium flexuosum), Rau dớn (Diplazium esculentum), Rau má (Centella asiatica), Cây móng bò (Bauhinia allba), Thài lài
(Commelina communis), Khoai lang (Ipomea batalas), Chó đẻ (Phyllanthus urnaria), Cà gai (Solanum indicum), Trinh nữ (Mimosa pudica), Củ gấu (Cyperus esaulentus).
Như vậy tại điểm nghiên cứu số 2 này, họ Lúa (Poaceae) cũng chiếm ưu thế về số loài và số lượng cá thể, cũng là họ có nhiều loài có giá trị chăn thả tốt. Trong điểm nghiên cứu này, tổng số loài mà gia súc ăn được là 18 loài, chiếm 69,23% tổng số loài.
c. Điểm nghiên cứu số 3
Điểm nghiên cứu ngày thuộc xóm 16, xã Hùng Sơn. Địa hình của điểm nghiên cứu này cũng tương đối bằng phẳng, đất chủ yếu pha cát có lẫn đá nhỏ và sỏi.
Tại điểm nghiên cứu này chúng tôi thống kê được 30 loài thuộc 17 họ. Trong 17 họ này thì họ Lúa (Poaceae) cũng có số loài nhiều nhất gồm 8 loài chiếm 26,67%. Gồm các loài: Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gà
(Cynodon dactylon), Cỏ chân nhện (Digitaria abludens), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Cỏ bông (Eragrostis unioloides), Cỏ chỉ (Eriachne pallescens), Cỏ mật (Paspalum conjugatum), Cỏ gừng (Panicum repens).
Họ cúc (Asteraceae) có 4 loài chiếm 13,33% tổng số loài trong điểm nghiên cứu. Bao gồm các loài sau: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cúc dại (Calotis gaudichandii), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum), Sài đất
(Wedelia chinensis).
Họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cói (Cyperaceae), mỗi họ có 2 loài, nhóm họ này chiếm 20% tổng số loài của điểm nghiên cứu với các loài như: Khoai lang (Ipomoea batalas), Bìm bìm
(I.chrysoides), Chó đẻ (Phyllanthus Urnaria), Bã đậu (Croton tiglium), Củ gấu (Cyperus esculentus), Cỏ lông lợn (Fimbristylis).
Các họ còn lại: Họ Bòng bong leo, họ Ráng gỗ nhỏ, họ Rau rền, họ Hoa tán, họ Vang, họ Thài lài, họ Đậu, họ Bông, họ Cà, họ Trinh nữ, họ Cỏ roi ngựa, họ Cà phê, mỗi họ có 1 loài. Nhóm họ này chiếm 40% tổng số loài trong điểm nghiên cứu. Bao gồm các loài: Bòng bong leo (Lygodium
flexuosum), Rau dớn (Diplazium esculentum), Rền gai (Amaranthus spinonus), Rau má (Centella asiatica), Móng bò (Bauhinia alba), Thài lài (Commelina communis), Lạc (Arachis hypogea), Ké hoa đào (Urena lobata), Cà lông (S.t. orvum), Trinh nữ (Mimosa pudica), Bọ mảy (Clerodendron cyrtophyllum), Cỏ lạc vừng (Hedyotis multiglomerulata).
Trong điểm nghiên cứu số 3 này thì số lượng loài nhiều thuộc về họ Lúa (Poaceae) với 8 loài, tiếp theo là họ Cúc (Asteraceae) với 4 loài, các họ Khoai lang (Convolvulaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cói (Cyperaceae), mỗi họ có 2 loài... Trong điểm nghiên cứu này số loài mà gia súc ăn được là 18 loài chiếm 60% tổng số loài, còn 40% là cây không có giá trị chăn thả.
Qua nghiên cứu thảm cỏ ven sông tại 3 điểm nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:
- Qua điều tra chúng tôi thấy thảm cỏ ven sông tại điểm số 1 và số 3 có sự chăn thả nhiều hơn nên thành phần loài nhiều hơn, số lượng loài và họ tăng.
- Các loài cỏ thường gặp là: Cỏ may, Cỏ gà, Cỏ đắng, chúng tạo độ phủ lớn. Đây là những cây mọc sát đất, chịu được sự giẫm đạp của gia súc, chịu hạn tốt, thân ngắn. Ngoài ra còn xuất hiện các loài cây thuộc họ Thầu dầu, Cúc, Bông, Trinh nữ. Đây là những loài cây mà gia súc không ăn được hoặc ít ăn, ưa sáng và chịu hạn tốt.
- Để thích nghi với điều kiện sống thay đổi, trong thảm thực vật xuất hiện những kiểu hình thái dạng sống mới như cây thuộc thảo cỏ thân ngắn là mọc tỏa trên mặt đất (Cúc chỉ thiên), cây bụi nhỏ như Trinh nữ, cây 1 năm như Rền gai, Thài lài, Cỏ cứt lợn gia súc không ăn nên tăng dần. Đa số các cây thân bụi có đặc điểm rễ trụ khá phát triển có khả năng lan rộng hoặc đâm sâu để lấy nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây vào mùa khô hạn. Muốn hạn chế các cây mà gia súc không ăn được cần phải có sự chăn thả hợp lý, luân phiên, loại bỏ cây bụi, cây leo.
4.2.1.2. Thành phần dạng sống
Dựa trên cách sắp xếp kiểu dạng sống theo phương pháp của Hoàng Chung (1980) và qua điều tra, thu thập, chúng tôi đã phân tích các dạng sống của hệ thực vật trong các điểm nghiên cứu thông qua bảng 4.2.
Bảng 4.2. Những dạng sống chính của thực vật trong các thảm cỏ ven sông
Stt Kiểu dạng sống Điểm số 1 Điểm số 2 Điểm số 3 1 Kiểu 1: Cây gỗ 1 1 1
2 Kiểu 2: Cây bụi 1 0 1
3 Kiểu 3: Cây bụi thân bò 1 1 2
4 Kiểu 4: Cây bụi nhỏ 2 1 2
5 Kiểu 5: Cây bụi nhỏ thân bò 0 0 0
6 Kiểu 6: Cây nửa bụi 2 3 1
7 Kiểu 7: Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái 0 1 1
8 Kiểu 8: Cây có chồi mọc từ rễ 1 0 1
9 Kiểu 9:Cây thảo sống lâu năm có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn 0 0 0 10 Kiểu 10: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm 5 3 3 11 Kiểu 11: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, cỏ thân bò 3 4 3 12 Kiểu 12: Cây thảo mọc búi thưa, sống lâu năm 1 2 1 13 Kiểu 13: Cây thảo mọc thành búi dầy, sống lâu năm 1 0 1 14 Kiểu 14: Cây thảo sống lâu năm, có thân rễ dài 2 1 1 15 Kiểu 15: Cây thảo sống lâu năm, có thân rễ dài, có thân bò 4 4 4
16 Kiểu 16: Cây thảo sống 1 năm có hệ rễ cái 4 2 4
17 Kiểu 17: Cây thảo sống 1 năm có hệ rễ cái, có thân bò 2 1 2
18 Kiểu 18: Cây thảo 1 năm có hệ rễ chùm 1 2 2
Tổng số loài 31 26 30
a) Điểm nghiên cứu số 1:
Trong điểm nghiên cứu số 1 có 31 loài thuộc 15 kiểu dạng sống khác nhau. Dạng sống có số lượng loài nhiều nhất là cây thảo có hệ rễ chùm sống lâu năm ( thuộc kiểu 10 ) có 5 loài chiếm 16,13% tổng số loài của điểm nghiên cứu với các loài như: Ngải cứu dại (Artemisia japonica), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Củ gấu (Cyperus esculentus), Cỏ lông lợn (Fimbristylis annua), Cỏ mần trầu (Eleusine indica).
Dạng sống có số lượng loài là 4 gồm: Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài, có thân bò (kiểu 15) và cây thảo 1năm có hệ rễ cái (kiểu 16). Nhóm kiểu dạng sống này chiếm 25,8% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài như: Rau má (Centella asiatica), Cỏ may (Chrysopogon ạcculentus), Cỏ mật (Panicum repens),Cỏ gừng (Paspalum conjugatum).
Dạng sống: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò ( kiểu 11) có 3 loài chiếm 9,68% tổng số loài của điểm nghiên cứu với các loài như: Bòng bong leo (Lygodium flexuosum), Thài lài (Commelina communis), Đậu dại (Dunbaria podocarpa).
Các kiểu dạng sống như: cây bụi nhỏ (kiểu 4), cây nửa bụi (kiểu 6), cây thảo sống lâu năm, có thân rễ dài (kiểu 14), cây thảo 1 năm có hệ rễ cái, có thân bò (kiểu 17), mỗi kiểu có 2 loài, nhóm kiểu dạng sống này chiếm 25,8% tổng số loài của điểm nghiên cứu với một số loài như: Chó đẻ (Phyllanthus Urnaria), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Cỏ tranh (Imperata cylindria).
Các kiểu dạng sống còn lại mỗi kiểu có 1 loài, chiếm 22,59% bao gồm: cây gỗ (kiểu 1), cây bụi (kiểu 2), cây có chồi mọc từ rễ (kiểu 7), cây thảo mọc búi thưa, sống lâu năm (kiểu 12), cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm (kiểu 13), cây thảo 1 năm có hệ rễ chùm (kiểu 18), cây bụi thân bò (kiểu 3).