Xuất mô hình khai thác.

Một phần của tài liệu điều tra phân vùng sinh thái và đánh giá thực trạng khai thác cây thức ăn gia súc xã hùng sơn huyện đại từ - thái nguyên .pdf (Trang 103 - 105)

- Nhóm tiểu vùng sinh thái đất dốc dưới 150, cao so với mặt sông dưới 50m, rộng trên 5ha, đất thuộc loại trung bình có hàm lượng mùn 3,52%;

22 Rubiaceae Họ Cà phê

4.4.2. xuất mô hình khai thác.

Qua kết quả thực thi của 2 gia đình ông Sơn và ông Hùng chúng ta thấy hiệu quả chăn nuôi của gia đình ông Sơn cao hơn gia đình ông Hùng. Từ thực tế quan sát và tính toán, chúng tôi thấy mô hình chăn nuôi gia đình nên là 20 con bò. Để phục vụ cho mô hình nuôi 20 con bò, nguồn thức ăn hiện nay tại xã Hùng Sơn là khai thác các thảm cỏ tự nhiên kết hợp với cỏ trồng. Với thảm cỏ ven sông của xã Hùng Sơn, sự chênh lệch sinh khối nơi thường xuyên chăn thả và không chăn thả là 0,4kg/m2

, nếu 01 bò cần 30kg/ngày thì cả đàn cần 600kg/ngày và 1ha đồng cỏ chăn thả được 7 ngày với chu kỳ luân phiên là 60 ngày thì cần gần 9 ha cỏ. Trong một năm các bãi cỏ có thể khai thác là 7 tháng, vậy cần bổ xung thêm cỏ trồng là 5 tháng với khối lượng khoảng 90 tấn.

Với thảm cỏ dưới rừng sinh khối chỉ đạt bằng 1/2 bãi cỏ ven sông, vì vậy nếu có chăn thả thi cần tăng diện tích thảm cỏ tự nhiên lên gấp đôi hay tăng diện tích cỏ trồng tuỳ hoàn cảnh địa phương

Để bù đắp khối lượng cỏ thiếu trong năm thì cần trồng cỏ. Hai loài cỏ có thể trồng VA06 năng suất cao, chất lượng tung bình và cỏ Dầy năng suất khá cao, chất lượng tốt. Với đàn bò như trên thì cần 0,5 ha đồng cỏ trồng, trồng hai loài để bổ xung cho nhau cả về chất và lượng. Cỏ trồng sẽ thu trên 150 tấn, như vậy cỏ trồng mùa hè nên làm cỏ khô hay ủ ướp để dùng trong mùa đông và cho ăn bổ xung thêm trong mùa hè. Mùa đông ngoài cỏ trồng, cỏ khô

hay ủ ướp có thể cho ăn thêm rơm, thân lá ngô già. Ngoài ra để bổ xung năng lượng mỗi ngày nên cho ăn thêm 1 kg bột ngô hay cám gạo (thức ăn tinh).

Với điều kiện thức ăn như trên, về mặt năng lượng 1 ngày 1 bò được cung cấp khoảng 7 đơnvị thức ăn, nếu giống bò tốt, chăm sóc tốt thì 1 con trong 1 ngày có thể tăng trọng 1kg, Với cả đàn bò sẽ là 20kg/ngày. Theo nguyên tắc trên 10 tháng đàn bò sẽ cho 6 tấn tăng trọng, với giá 30.000 đồng/kg thì thu được 180 triệu đồng. Thức ăn tinh cần 6 tấn với giá 4.500 đồng thì chi hết 27 triệu đồng. Như vậy còn 150 triệu đồng thu từ cỏ. Với đồng cỏ trồng 0,5ha đã đem lại trên 70 triệu.

Nói tóm lại chăn nuôi đại gia súc là một việc làm phức tạp, nó gồm hai quy trình sản xuất, một là tạo nguồn thức ăn tốt, hai là chăn nuôi tốt, vì thế để có hiệu quả cần có đầu tư nghiên cứu và thử nghiệm. Thực tế hiện nay chăn nuôi đại gia súc đang gặp rất nhiều khó khăn, với các tỉnh miền núi thì điều đó còn khó khăn hơn nhiều.

Một phần của tài liệu điều tra phân vùng sinh thái và đánh giá thực trạng khai thác cây thức ăn gia súc xã hùng sơn huyện đại từ - thái nguyên .pdf (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)