Thành phần dạng sống điểm nghiên cứu số

Một phần của tài liệu điều tra phân vùng sinh thái và đánh giá thực trạng khai thác cây thức ăn gia súc xã hùng sơn huyện đại từ - thái nguyên .pdf (Trang 85 - 87)

- Nhóm tiểu vùng sinh thái đất dốc dưới 150, cao so với mặt sông dưới 50m, rộng trên 5ha, đất thuộc loại trung bình có hàm lượng mùn 3,52%;

c) Thành phần dạng sống điểm nghiên cứu số

Với 36 loài tại điểm nghiên cứu chúng tôi đã xác định chúng thuộc 14 kiểu dạng sống khác nhau:

Trong 14 kiểu dạng sống này thì kiểu 1: cây gỗ có số lượng loài nhiều nhất với 5 loài chiếm 13,89% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các cây đặc trưng như Ổi, Xoan, Chè, Thành ngạnh nam....

Những dạng sống có 4 loài bao gồm: cây bụi nhỏ (kiểu 4); cây thảo sống 1 năm có hệ rễ cái (kiểu 16). Nhóm kiểu này chiếm 22,22% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài như: Chổi sể (Baeckea frutescens), Tràng quả

(Desmodium clovisii), Đậu ba lá (Uraria lagopodiodes), Cỏ cứt lợn

(Ageratum conyzoides), Ngải cứu dại (Artemisia japonica), Ké đầu ngựa

(Xanthium inaequilaterum), Chó đẻ (Phyllanthus urinaria), Mua đất

(Melastoma septemnervium).

Những dạng sống có 3 loài bao gồm: cây bụi (kiểu 2); cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm có thân rễ dài (kiểu 14). Nhóm kiều này chiếm 25% tổng số loài trong điểm nghiên cứu. Có thể kể đến các loài như: Mua đồi

(Melastoma sanguineum), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Dương xỉ vảy (Dryopteris intergriloba), Guột (Dicranopteris linearis), Cỏ tranh (Imperate cylindrica).

Những dạng sống có 2 loài bao gồm: cây bụi thân bò (kiểu 3) cây có chồi mọc từ rễ (kiểu 8); cây thảo có hệ rễ chùm sống lâu năm (kiểu 10); cây thảo mọc thành búi thưa sống lâu năm (kiểu 12); cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm (kiểu 13); cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò (kiểu 15). Nhóm kiểu này chiếm 33,33% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài như: Bìm bìm (Ipomoea chrysoides), Móng bò (Bauhinia alba), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Bọ mảy (Clerodendron cyrtophyllum), Củ gấu

Những dạng sống còn lại như: cây nửa bụi (kiểu 6); cây thảo 1 năm có hệ rễ chùm (kiểu18) có 1 loài, nhóm kiểu này chiếm 5,56% tổng số loài.

Qua việc nghiên cứu phân tích thành phần dạng sống thực vật tại 3 điểm trên chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

- Trong ba điểm nghiên cứu thì điểm nghiên cứu số 6 có số lượng loài và dạng sống lớn nhất với các loài đặc trưng cho đồi cỏ tự nhiên.

- Trong các điểm nghiên cứu xuất hiện những dạng sống thuộc kiểu 1, kiểu 2 và kiểu 4 mọc rải rác, có chỗ mọc dày thành từng đám cây bụi lấn át các loài cây hoà thảo.

- Tai các đồi cỏ có mức độ chăn thả cao thì độ phủ giảm, số loài hạn sinh tăng, có nơi những loài như guột, cói còn chiếm ưu thế.

4.2.3. Thảm cỏ dưới rừng.

Kết quả nghiên cứu về thành phần loài, dạng sống tại các điểm như sau:

4.2.3.1. Thành phần loài

Trong quá trình điều tra chúng tôi thu được 52 loài thuộc 29 họ, đây chưa phải là những thống kê đầy đủ về các loài và các họ nhưng cũng là những loài phổ biến thường gặp trong các thảm cỏ dưới rừng.

Bảng 4.5. Thành phần loài ở các điểm nghiên cứu trong thảm cỏ dưới tán rừng

Tt Tên khoa học Tên địa phƣơng

Điểm NC D S GT CT 7 8 1 2 3 4 5 6 7 Polipodiophyta Ngành Dƣơng xỉ (1) Dryopteridaceae Họ Dƣơng xỉ

1 Dryopteris intergriloba C.chr Dương xỉ vảy + + 14 H0

(2) Gleicheniaceae Họ Guột

(3) Schizaeaceae Họ Bòng Bong

1 Lygodium flexuosum (L) SW Bòng bong + + 11 H0

2 Lygodium scandens (L) SW Bòng bong leo + 11 H0

(4) Dicksoniaceae Họ Cu li

1 Cibotium barometz (L) J.Sin Lông cu li + 10 H0

Angiospermae Ngành hạt kín

Dicotyledoneae Lớp 2 lá mầm

(5) Anacardiaceae Họ Xoài

1 Canarium album Racusth Trám trắng + 1 H0

2 Rhus chinensis Muell Cây muối + 1 H0

3 Rhus succedanea Cây sơn + 1 H0

(6) Asclepiadaceae Họ Thiên lý

1 Streptocaulon juventas Merr Hà thủ ô trắng + + 8 H0

(7) Asteraceae Họ Cúc

1 Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt lợn + + 16 H0

2 Artemisia japonica Thunb Ngải cứu dại + + 10 H0

3 Elephantopus scarber L. Cúc chỉ thiên + 10 H0

4 Xanthium inaequiaterum DC Ké đầu ngựa + 16 H0

(8) Caesalpiniaceae Họ Vang

1 Bauhinia alba Ham Móng bò + 3 H0

2 Peltophorum pterocarpum (DC)Backer Heyne Lim xẹt + 1 H03 Cassia tora L. Muồng lạc + 16 H0

Một phần của tài liệu điều tra phân vùng sinh thái và đánh giá thực trạng khai thác cây thức ăn gia súc xã hùng sơn huyện đại từ - thái nguyên .pdf (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)