Môi trường cạnh tranh

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược marketing cho dịch vụ tài trợ Xuất nhập khẩu tại chi nhánh ACB Cần Thơ (Trang 57 - 60)

a). Môi trường cạnh tranh chung của toàn ngành ngân hàng

Tại thị trường nội địa, ACB đang phải cạnh tranh với trên 40 ngân hàng thương mại trong đó có 5 NHNN lớn (Vietcombank, BIDV, Incombank, Agribank, Mekong Delta Housing Bank),1 ngân hàng chắnh sách, 1 ngân hàng phát triển, 37 ngân hàng thương mại cổ phần... Những ngân hàng thương mại trong nước hiện đang nắm giữ khoảng gần 90% thị phần (cả tiền gửi và cho vay), trong đó riêng các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 70%. Phần các ngân hàng nước ngoài (có 4 ngân hàng liên doanh, 28 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 43 văn phòng đại diện) chỉ chiếm khoảng dưới 10% thị phần.

Như vậy cạnh tranh trong lĩnh vực tài chắnh ngân hàng sẽ ngày càng gay gắt và quyết liệt, đặc biệt là với sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ, Citibank,Ầ họ rất mạnh về tài chắnh, khả năng quản lý toàn cầu, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Các ngân hàng trong nước gặp nhiều thách thức rất lớn như áp lực cạnh tranh trên các mặt như năng lực tài chắnh, công nghệ, trình độ quản lý, hệ thống sản phẩm, chất lượng dịch vụ, các chuẩn mực an toàn theo thông lệ quốc tế, dự phòng rủi ro, phân loại nợ. Và ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với sự gia tăng rủi ro thuộc mảng khách hàng DN nhà nước bởi việc hội nhập đặt các DN trước thế cạnh tranh gay gắt, khả năng mất thị phần cao, khuynh hướng sáp nhập.

Tóm lại, trong bối cảnh hội nhập và mở cửa thị trường đang diễn ra sôi nổi cùng với chắnh sách khuyến khắch các thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào lĩnh vực tài chắnh ngân hàng. điều này đòi hỏi ACB cần phải phát huy được những thế mạnh vốn có của mình, đồng thời tắch cực đổi mới, nâng cao năng lực tài chắnh, quản trị điều hành, trình độ công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tài chắnh để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của KH và cạnh tranh.

GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo

Trang 47

b) Môi trường cạnh tranh tại TP Cần Thơ

Tắnh đến thời điểm cuối năm 2007, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có tổng cộng gần 40 tổ chức tắn dụng đang hoạt động kinh doanh, trong đó có 7 ngân hàng thương mại nhà nước, 18 ngân hàng thương mại cổ phần, 01 ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài có 02 văn phòng đại diện. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 02 công ty thuê tài chắnh và 3 quỹ tắn dụng. Tình hình huy động, cho vay trên địa bàn của các tổ chức tắn dụng trong năm 2007 thể hiện như sau:

Bảng 7: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY CỦA ACB CẦN THƠ SO VỚI CÁC TCTD TRÊN ĐỊA BÀN NĂM 2007

Đơn vị: Tỷ đồng THÀNH PHẦN VỐN HUY ĐỘNG DƯ NỢ Số tiền % Số tiền % 1. Các tổ chức tắn dụng tại Cần Thơ 10.200 100,00 17.500 100,00 2. Ngân hàng Á Châu Cần Thơ 430 4,22 568 3,35

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Cần Thơ)

* Đánh giá tình hình hoạt động của ACB Cần Thơ so với các tổ chức tắn dụng trên địa bàn:

Nhìn chung, tình hình huy động và cho vay của các tổ chức tắn dụng trên địa bàn tăng trưởng khá tốt. Trong đó, tiền gửi bằng VND chiếm 89,22% vốn huy động, 78,68% dư nợ năm 2007. Nguyên nhân là các TCTD có hội sở chắnh tại các TP lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chắ Minh đã mở rộng mạng lưới hoạt động nên trên địa bàn TP Cần Thơ đã khai trương và đi vào hoạt động hàng loạt chi nhánh. Mặt khác, các ngân hàng TMCP Nông thôn cùng đồng loạt tăng vốn điều lệ và chuyển sang ngân hàng TMCP đô thị.

Vốn huy động trên địa bàn tắnh đến 31/12/2007 của chi nhánh ACB Cần Thơ là 430 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,22% trên tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tắn dụng và chiếm 15,2% trên tổng nguồn vốn huy động của khối ngân hàng thương mại cổ phần. Năm 2007, huy động vốn của chi nhánh tăng gần 169 tỷ đồng tương đương

GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo

Trang 48

64,75% so với năm 2006. Tỷ lệ này tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng chung của tất cả các ngân hàng thương mại (29,15%) và cũng cao hơn tỷ lệ tăng của các ngân hàng thương mại cổ phần (68,57%).

Dư nợ cho vay trên địa bàn tắnh đến 31/12/2007 tại chi nhánh đạt 568 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 3,35% trên tổng dư nợ của các tổ chức tắn dụng và chiếm 1,42% trên tổng dư nợ của khối ngân hàng thương mại cổ phần. Năm 2007, dư nợ cho vay của chi nhánh tăng gần 164 tỷ đồng tương đương 51,6% so với năm 2006. Tỷ lệ này tăng cao hơn so với tỷ lệ chung của tất cả các ngân hàng thương mại (15,43%) và tương đương với tỷ lệ tăng của các ngân hàng thương mại cổ phần (52,96%).

GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Đặng SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo

Trang 49

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược marketing cho dịch vụ tài trợ Xuất nhập khẩu tại chi nhánh ACB Cần Thơ (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w