0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TCM ĐỂ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ .DOC (Trang 33 -34 )

Phần 2: Tổng Quan Về Vườn Quốc Gia Cát Bà

2.3.1. Nghiên cứu khoa học

Các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế đều hiện đang nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên và công tác bảo tồn Vườn Quốc gia. Những nghiên cứu gần đây nhất bao gồm:

Voọc đầu trắng Cát Bà: Trước đây, voọc Cát Bà từng rất phát triển và có trên 2.500 cá thể sinh sống trên hòn đảo Cát Bà. Thế nhưng, theo một cuộc điều tra của Hội Động vật Frankfurt, do hoạt động săn bắn quá mạnh cùng với sự phát triển kinh tế của hòn đảo này đã đưa số lượng giảm xuống còn không quá 53 cá thể vào tháng 11/2000. Cũng chính tại thời điểm này, hai tổ chức đến từ Đức là Vườn thú Muenster và Hội Động vật về bảo tồn loài và quần thể ZGAP, đã cùng thành lập Dự án bảo tồn voọc Cát Bà để bảo vệ loài tránh khỏi sự tuyệt chủng. Dự án này hoạt động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hải Phòng và Vườn Quốc gia Cát Bà. Dự án bảo tồn voọc Cát Bà là dự án nhằm bảo vệ và gìn giữ an toàn cho loài voọc Cát Bà. Loài khỉ ăn lá này kích thước chỉ khoảng 50-60cm, được liệt vào danh sách những loài cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ thế giới IUCN và Sách Đỏ Việt Nam. Pháp luật và các quy định của Việt Nam hiện nghiêm cấm việc khai thác và sử dụng chúng vì mục đích thương mại. Từ năm 2000, voọc Cát Bà được xếp vào nhóm 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới.

Khu dự trữ sinh quyển phong phú: Đây là khu dự trữ sinh quyển quần đảo. Cách ly với đất liền, đảo lưu giữ được một hệ sinh thái độc đáo. Vườn quốc gia Cát Bà có 1.561 loài thực vật bậc cao, trong đó có 58 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, 29 loài được Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên thế giới IUCN xếp loại bị đe dọa. Nhiều loài thực vật đặc hữu của địa phương và Đông Dương cũng có mặt tại đây. Các loại nấm cũng có khá nhiều. Cán bộ khoa học đã thống kê có tới 44 loài nấm thuộc 22 chi. Tuy không phong phú về số loài thú, chim, bò sát, lưỡng cư do đặc điểm vườn quốc gia cách ly với đất liền, nhưng bù lại nơi đây bảo tồn được những đặc điểm riêng của hệ sinh thái hải đảo mà điển hình là sự có mặt của loài voọc Cát Bà, loài đặc hữu của Việt

Nam, thú quý hiếm của thế giới, nay là báu vật của Cát Bà. Voọc Cát Bà có phần thân dài trung bình 50cm nhưng đuôi lại dài tới 90cm, cân nặng chỉ khoảng 10kg, chuyên ăn lá cây. Loài này hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp độ rất nghiêm trọng, được thế giới đặc biệt quan tâm bảo vệ và Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên thế giới liệt vào danh sách một trong hai loài linh trưởng đặc biệt nguy cấp. Cát Bà có nhiều loại động, thực vật ghi trong Sách Đỏ thế giới như tê tê, sơn dương, khỉ vàng, pơmu, trám tím, lim xanh, gió bầu... Ngoài ra, Cát Bà còn nổi tiếng về rừng ngập nước trên núi đá vôi, sinh vật biển, kể cả cá heo. Nơi đây cũng lưu giữ nhiều di tích, di vật của các thời đại địa chất và lịch sử khác nhau, có những di vật cách nay 6.000 năm. Trong số 4 hang động chứa di tích cổ sinh thời kỳ Pleistocene có hang Đá Hoa chứa hóa thạch động vật như hươu, nai, tê giác, nhím, đười ươi…

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TCM ĐỂ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ .DOC (Trang 33 -34 )

×