Công tác phát triển kinh tế vùng đệm

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp TCM để đánh giá giá trị du lịch tại Vườn Quốc Gia Cát Bà .doc (Trang 35 - 37)

Phần 2: Tổng Quan Về Vườn Quốc Gia Cát Bà

2.3.3. Công tác phát triển kinh tế vùng đệm

Đã từ lâu vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, chất lượng của các hệ sinh thái và các cảnh quan, hệ động vật và hệ thực vật giàu có của nhiều khu bảo tồn bị suy thoái do sức ép của nhân dân sinh sống phía ngoài các khu bảo tồn đã được nhiều người quan tâm. Việc xây dựng vùng đệm, tạo thành một vành đai bảo vệ bổ sung cho khu bảo tồn để loại trừ các ảnh hưởng từ phía ngoài đã được đặt ra ở nhiều nước trên thế giới. Nhìn chung, công tác quản lý khu vực cùng đệm của Vườn Quốc Gia Cát Bà đã đạt được một số kết quả:

- Tham khảo ý kiến và tôn trọng ý kiến của nhân dân, nhất là những người hưởng lợi, tránh áp đặt một kế hoạch cứng nhắc đưa từ trên xuống, nhất thiết không để dân hiểu nhầm là dự án đến thuê họ làm công việc của họ, mà dự án đến hỗ trợ họ giải quyết những khó khăn mà họ đang phải đối đầu.

- Tạo được mô hình tốt cho mọi người noi theo, mô hình đó nên chọn người thực hiện phù hợp (nên lấy ý kiến của dân).

- Lôi kéo sự tham gia và sự ủng hộ của những nhân vật chủ yếu như các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo, các trưởng bản, các nhân vật cao cấp ở địa phương và sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ.

- Việc xây dựng quy hoạch phát triển vùng đệm cần tham khảo ý kiến của ban quản lý khu bảo tồn. Muốn vậy khu bảo tồn phải được quản lý tốt và tạo được sự tin cậy của chính quyền và nhân dân địa phương trong việc phát triển vùng đệm.

- Việc xây dựng vùng đệm và việc bảo vệ khu bảo tồn chỉ thành công khi có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền, nhân dân địa phương và ban quản lý khu bảo tồn.

- Khuyến khích cộng đồng và các nhà đầu tư phát triển du lịch. Thu hút một bộ phận dân cư chuyển sang làm dịch vụ du lịch, hướng các dự án vào phát triển nuôi trồng thủy hải sản, đánh bắt hải sản kết hợp với phát triển du lịch và hậu cần thực phẩm phục vụ nhu cầu xã hội và du khách.

- Quy hoạch khu vực thị trấn Cát Bà tách khỏi phạm vi khu dự trữ, làng Việt Hải nằm ở vùng lõi cũng được bố trí thành vùng đệm để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc bảo tồn và phát triển tài nguyên vùng lõi khai thác hợp lý vùng đệm, khuyến khích phát triển năng động ở vùng chuyển tiếp. Hạn chế tác động xấu từ phát triển đô thị tại thị trấn Cát Bà bằng các việc làm cụ thể như, khi nâng cấp, mở rộng đường đều bố trí thỏa đáng tỷ lệ không gian cũng như diện tích trồng cây xanh, tượng đài, bồn hoa, đài phun nước; xây dung đồng bộ hệ thống cấp điện, nước sinh hoạt, thu gom và xử lý chất thải.

Ở khu vực Vườn Quốc Gia Cát Bà, phần lớn vùng đệm lại thường nằm xen với khu dân cư và chịu sức ép hết sức nặng nề từ phía ngoài. Để giải quyết vấn đề này và nhiệm vụ bảo tồn, cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu, đáp ứng những nhu cầu trước mắt của nhân dân địa phương, nhưng đồng thời cũng đáp ứng được những yêu cầu của bảo tồn. Vùng đệm được xây dựng chính là để giải quyết các khó khăn đó, nhằm nâng cao cuộc sống cho

các cộng đồng dân cư địa phương, tạo thêm công ăn việc làm cho họ để họ giảm bớt sức ép lên các khu bảo tồn và đồng thời giáo dục, động viên họ tích cực tham gia vào công tác bảo tồn.

Để có thể bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, và các khu bảo tồn thiên nhiên nói riêng, Cần thực hiện tốt kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học 1995, đó là: "Cần phải dành ưu tiên cho các dự án hỗ trợ dân chúng các vùng đệm, áp dụng các thành tựu công nghệ tiên tiến, nâng cấp hạ tầng cơ sở, cải thiện đời sống xã hội, nhằm mục đích bảo đảm thu nhập ổn định cho nhân dân, nhờ đó ngăn chặn việc tiếp tục xâm lấn vào các khu bảo tồn".

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp TCM để đánh giá giá trị du lịch tại Vườn Quốc Gia Cát Bà .doc (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w