Phần 3 Ứng dung phương pháp TCM để đánh giá giá trị du lịch của Vườn Quốc Gia Cát Bà
3.1. Sử dụng ZTCM để xác định giá trị chất lượng môi trường cho Vườn Quốc Gia Cát Bà
Trong phân tích thống kê, mẫu lớn phải đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy nhất định, quy mô của mẫu điều tra được xác định theo công thức sau:
22 2 2 2 α ε δ u n≥ Trong đó:
n : là kích thước mẫu cần thu thập. δ : là độ lệch chuẩn
ε : là độ sai số (thông thường từ 3 đến 6%)
α : là độ tin cậy (thường lấy các giá trị từ 0,90; 0,95 và 0,99)
Các thông số được áp dụng trong phạm vi nghiên cứu bao gồm %
5
=
ε , α = 0,90 (Uα2 =1,96)
Phương pháp thu thập mẫu điều tra là phương pháp hệ thống được tiến hành trên cớ sở mẫu điều tra lập sẵn và bằng cách phỏng vấn trực tiếp.
Nghiên cứu đã tiến hành thu thập thông tin theo hình thức nêu trên với 344 phiếu được phỏng vấn, sau khi loại những mẫu không đạt yêu cầu nghiên cứu, nên kết quả chỉ còn 335 mẫu đủ chất lượng để sử dụng phương pháp phân tích TCM. Dưới đây là kết quả nghiên cứu tại khu Vườn Quốc Gia Cát Bà.
3.1. Sử dụng ZTCM để xác định giá trị chất lượng môi trường cho Vườn Quốc Gia Cát Bà Vườn Quốc Gia Cát Bà
Như đã phân tích ở chương I, cả hai cách tiếp cận ITCM và ZTCM đều xuất hiện những hạn chế riêng. Tuy nhiên, ZTCM vẫn được coi là phương
pháp khả thi hơn trong việc lượng hoá giá trị cảnh quan tại Vườn Quốc Gia Cát Bà. Nguyên nhân là:
•Thứ nhất, theo bảng phỏng vấn đã đưa tới khách du lịch thì phần lớn khách du lịch đến Vườn Quốc Gia Cát Bà lần đầu tiên hoặc lần thứ hai. Vì đi lại khó khăn, việc lui tới Vườn Quốc Gia Cát Bà thường xuyên là khá khó khăn, ngay cả đối với nhân dân ở Hải Phòng. Hơn nữa đi du lịch thường xuyên cũng không phải là thói quen của người Việt Nam. Thông thường người dân Việt Nam chỉ đi nghỉ ngơi vào 1 hoặc 2 lần trong năm.
•Thứ hai, ZTCM là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong việc đánh giá giá trị cảnh quan ở các nước đang phát triển, bởi vì phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn kém.