- Trắc nghiệm theo tiêu chí: là trắc nghiệm được sử dụng để xác định mức độ
10. Tập hợp các câu hỏi th
1.5. Kỹ thuật xây dựng các câu hỏi TNKQ
Có nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm khác nhau trong một bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập và mỗi loại đều có những kỹ thuật xây dựng riêng của nó. Bởi vậy,
để tìm hiểu nội dung này, chúng ta đi sâu vào phân tích kỹ thuật xây dựng từng loại câu hỏi TNKQ đó.
Trắc nghiệm khách quan
Đúng - Sai Ghép đôi Nhiều lựa
chọn Điền khuyết
Hình 1.3. Các loại câu hỏi TNKQ 1.5.1. Loại đúng – sai (True or False)
Câu đúng sai là câu trắc nghiệm yêu cầu người thi phải phán đoán đúng hay sai đối với một câu trần thuật hoặc câu hỏi, cũng chính là để người thi tuỳ ý lựa chọn một trong hai đáp án đưa ra.
• Ưu điểm của câu đúng – sai:
- Ra đề dễ dàng. Đề thi vừa có thể là câu trần thuật vừa có thể là câu hỏi. Ý nghĩa của đề thi vừa có thể là khẳng định, cũng có thể là phủđịnh.
- Người thi trả lời thuận tiện.
- Có thể dùng máy để đánh giá, đọc bài thi trắc nghiệm, tiết kiệm được thời gian, sức lực, lại chính xác, khách quan.
- Tất cả các môn học đều có thể sử dụng.
- Hiệu suất trắc nghiệm khá cao. Trong một tiếng đồng hồ trả lời của người tham gia trắc nghiệm đúng sai nhiều hơn rất nhiều đề thi có nhiều lựa chọn.
• Nhược điểm của câu đúng – sai:
Nhược điểm lớn nhất của đề thi đúng sai là chịu ảnh hưởng tương đối lớn của khả năng đoán mò đáp án. Vì vậy nó có độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho
học sinh thuộc lòng hơn là hiểu. Học sinh giỏi có thể không thỏa mãn khi phải chọn “đúng - sai” khi câu hỏi viết chưa kĩ càng.
• Những gợi ý cho việc biên soạn câu hỏi đúng – sai:
Để sử dụng có hiệu quả các câu hỏi đúng – sai chúng ta cần xem xét các nội dung sau:
- Dạng câu hỏi này có phù hợp mục đích sử dụng không? - Mỗi câu hỏi có được xem xét rõ ràng là đúng hay sai không? - Đã tránh dùng các từ “thường xuyên”, “luôn luôn” chưa? - Có tránh dùng các câu quá đơn giản không?
- Tránh dùng các câu phủđịnh chưa?
- Có dùng từ chính xác để câu hỏi đơn giản và rõ ràng không? - Các câu hỏi về quan điểm có quy về một nguồn không? - Câu đúng và câu sai có độ dài bằng nhau không?
- Số lượng các câu đúng và câu sai có gần bằng nhau không?
- Có tránh dùng quy luật dễ nhận ra khi trả lời (ví dụĐ, S, Đ, S) không?