Thực trạng sử dụng các phương pháp KTĐG

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình thiết kế đề thi trắc nghiệm khách quan tại khoa khoa học tự nhiên và xã hội ĐH Thái Nguyên (Trang 58 - 60)

- Trắc nghiệm theo tiêu chí: là trắc nghiệm được sử dụng để xác định mức độ

10. Tập hợp các câu hỏi th

2.3.1. Thực trạng sử dụng các phương pháp KTĐG

Về số lượng các phương pháp:

Theo kết quảđiều tra từ các giảng viên, để kiểm tra đánh giá KQHT của sinh viên trong trường, các giảng viên đã sử dụng các phương pháp KTĐG để đánh giá KQHT của sinh viên như: Viết (tự luận), vấn đáp, thực hành, tiểu luận và trắc nghiệm khách quan. Trong tổng số 163 đề thi kết thúc học phần được khảo sát thì có tới 129 đề thi giảng viên đã sử dụng phương pháp thi tự luận và vấn đáp (chiếm 79%, trong đó: tự luận là 46,6%, vấn đáp là 32,4%). Một số ít giảng viên sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan (gần 10%) đểđánh giá KQHT cho sinh viên.

Bảng 2.1. Tỷ lệ các phương pháp mà GV sử dụng Hình thức thi Số lượng Phần trăm Tự luận 76 46,6 Vấn đáp 53 32,4 Thực hành 18 13,2 TNKQ 16 9,8 Tổng số 163 100,0

Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy đa số giảng viên vẫn theo xu hướng cũ, ngại thay

đổi hoặc chưa nắm được kỹ thuật xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan nên số đề thi giảng viên biên soạn theo phương pháp này là rất ít. Tuy nhiên, thực tế

cũng cho thấy vẫn có một số giảng viên đã mạnh dạn áp dụng phương pháp TNKQ vào việc KTĐG KQHT cho sinh viên, điều này cần được khuyến khích để nhân rộng phương pháp này vì những ưu điểm của nó.

Kết hợp với phỏng vấn sâu chúng tôi được biết, phần lớn các đề thi/ kiểm tra trong quá trình học tập, hoặc thi giữa kỳ, các giảng viên đều sử dụng phương pháp tự luận, thỉnh thoảng có GV sử dụng phương pháp vấn đáp và không bao giờ sử

dụng phương pháp TNKQ. Qua các phiếu điều tra của giảng viên, chúng tôi thấy

được rằng các giảng viên đều có nhận thức rất rõ về mỗi phương pháp KTĐG KQHT của sinh viên, như: muốn đánh giá kỹ năng người học thì chọn phương pháp vấn đáp, thực hành; muốn chấm bài nhanh, xử lý kết quả thuận lợi, đề thi bao phủ

kiến thức… thì chọn phương pháp TNKQ; muốn đánh giá khả năng diễn giải thì ra

đề tự luận… tuy nhiên, trong thực tế, vì những lý do khác nhau mà phần lớn các giảng viên vẫn chọn phương pháp tự luận là chính, điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới tính khách quan, công bằng trong việc KTĐG KQHT cho sinh viên.

Nhận thức của GV về hiệu quả của các phương pháp:

Tất cả các GV đều cho rằng khi họ lựa chọn một phương pháp KTĐG nào đó

đều có liên quan đến nội dung và mục tiêu môn học mà họđảm nhận và họđều nhận thức được hiệu quả của phương pháp đó.

Bảng 2.2. Nhận thức của GV về hiệu quả các phương pháp KTĐG Biểu hiện Tự luận Vấn đáp Thực hành TNKQ Bao phủ chương trình học 13,7 26,8 25 23,3 Đánh giá kỹ năng người học 11,1 24,4 35 9,3 Kết quảđánh giá khách quan 11 10 23,3 Soạn đề nhanh 27,8 3,7 5 Chấm bài nhanh 5,6 8,5 10 25,5 Khả năng trình bày một vấn đề 5,6 19,5 10 Khả năng viết 25,2 5 2,3 Xử lý kết quả thuận lợi 11 6,1 16,3 Tổng cộng 100% 100% 100% 100%

Thông sốở bảng 2.2 cho thấy, các GV đều nhận thức được hiệu quả của từng phương pháp, nếu muốn đánh giá kỹ năng người học thì nên chọn phương pháp thực hành; nếu muốn kết quả đánh giá khách quan, chấm bài nhanh, xử lý kết quả thuận lợi và đề thi bao phủ chương trình học thì sử dụng phương pháp TNKQ; muốn đánh giá khả năng diễn giải thì ra đề tự luận…

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình thiết kế đề thi trắc nghiệm khách quan tại khoa khoa học tự nhiên và xã hội ĐH Thái Nguyên (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)