Đánh giá chung của GV về tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã triển kha

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình thiết kế đề thi trắc nghiệm khách quan tại khoa khoa học tự nhiên và xã hội ĐH Thái Nguyên (Trang 91 - 95)

- Thresholds 20: ngưỡng để thí sinh vượt qua câu hỏi này.

3.4. Đánh giá chung của GV về tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã triển kha

triển khai

Sau khi thử nghiệm, so sánh đề thi TNKQ thử nghiệm với đề thi TNKQ do GV tự thiết kế trước đây, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của GV về tính

khả thi đối với việc áp dụng quy trình chuẩn để thiết kế đề thi TNKQ, kết quả thu

được:

100% giảng viên cho rằng cần phải có một quy trình chuẩn để biên soạn và thiết kếđề thi TNKQ;

100% giảng viên cho rằng cần phải được tập huấn đầy đủ và được thử

nghiệm thiết kếđề thi;

92% giảng viên cho rằng cần phải xác định đúng mục đích của kỳ thi/ kiểm tra và cần phải xây dựng bảng trọng số khi thiết kếđề thi TNKQ;

74% giảng viên khẳng định kỹ năng thiết kế đề thi TNKQ của họ được nâng lên rõ rệt sau khi được tập huấn;

70% giảng viên cho rằng họ có thể tự xây dựng đề thi TNKQ cho các học phần mà họ giảng dạy theo quy trình chuẩn được tập huấn;

35% giảng viên cho rằng việc phân tích đề thi là rất cần thiết và phải được thực hiện liên tục;

100% giảng viên trong Khoa Sinh học cho rằng: đề thi TNKQ được xây dựng theo quy trình chuẩn vừa được thử nghiệm đã đảm bảo được yêu cầu thống kê như đã phân tích ở trên; bảo đảm bao trùm nội dung môn học mà giảng viên giảng dạy, có khả năng chống được hiện tượng học tủ, học lệch, gian lận trong thi cử; đề thi có thời gian hợp lý, phù hợp với trình độ của sinh viên và đảm bảo được tính khách quan, công bằng khi chấm thi;

Đa số các giảng viên cho rằng, sử dụng đề thi TNKQ để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên là hợp lý nếu đề thi được thiết kế theo đúng quy trình chuẩn, được thử nghiệm kỹ càng. Bởi sử dụng đề thi TNKQ cho phép GV kiểm tra

được nhiều nội dung cơ bản trong một thời gian ngắn, loại trừ được các biểu hiện tiêu cực trong thi/ kiểm tra, hình thành thái độ học tập tích cực cho sinh viên, đồng thời đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường…

Qua các kết quả khảo sát và thăm dò ý kiến của giảng viên cho thấy, bộ đề

TNKQ do các giảng viên biên soạn sau khi tập huấn là hoàn toàn có chất lượng và sẽ có hiệu quả cao khi sử dụng để đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Kết luận:

Đề thi TNKQ do chính các GV tự biên soạn (sau khi được tập huấn về quy trình và kỹ thuật thiết kế đề thi) đã đảm bảo được các yêu cầu về quy trình và kỹ

thuật, các yêu cầu thống kê; yêu cầu về nội dung, cấu trúc của học phần, có khả

năng bao trùm toàn bộ nội dung của học phần. Đề thi đã phân phối thời gian hợp lý, phù hợp với trình độ của sinh viên, đảm bảo được tính khách quan và công bằng trong khi chấm thi. Đề TNKQ thử nghiệm này cũng cho thấy đã kiểm tra được nhiều nội dung trong thời gian ngắn, loại trừ được các biểu hiện tiêu cực trong thi/ kiểm tra, tránh được hiện tượng học tủ, học lệch, hình thành cho sinh viên thái độ và động cơ học tập tích cực, đúng đắn. Thông qua việc thử nghiệm đề thi, dựa trên kết quả

làm bài của thí sinh đã phân tích xử lý kết quả câu hỏi thi và bài thi TNKQ dựa trên lý thuyết khảo thí hiện đại, mô hình Rasch. Qua đó đã chỉ ra cho GV thấy rõ chất lượng của đề thi mà họ biên soạn, những ưu nhược điểm của các câu hỏi TNKQ, từ đó GV có thể biết chính xác những câu hỏi nào tốt có thể đưa vào ngân hàng câu hỏi, những câu hỏi chưa tốt cần phải chỉnh sửa hoặc loại bỏ. Đặc biệt, thông qua quá trình thử nghiệm đề thi, các giảng viên đã nắm rất rõ quy trình thiết kế đề thi TNKQ, từ các bước chuẩn bị, xác định mục đích thi/ kiểm tra, xây dựng bảng trọng số…, từđó có thể rút ra kết luận rằng, các giảng viên sau khi được bồi dưỡng về quy trình và kỹ thuật biên soạn đề thi TNKQ hoàn toàn có khả năng tự xây dựng đề thi TNKQ có chất lượng cho các học phần mà họ giảng dạy. Cũng thông qua thử

nghiệm đã chứng tỏ rằng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình thiết kế đề thi TNKQ mà chúng tôi đã đưa ra là hoàn toàn có tính khả thi.

3.5. Kết luận chương 3

Dựa vào các nguyên tắc cơ bản, tác giảđã đưa ra 3 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình thiết kếđề thi TNKQ tại đơn vị như sau:

• Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc KTĐG thông qua hình thức thi TNKQ.

• Biện pháp 2: Bồi dưỡng GV về quy trình và kỹ thuật xây dựng đề thi TNKQ, cách xử lý kết quả thi.

• Biện pháp 3: Tổ chức cho GV tự xây dựng và thử nghiệm đề thi TNKQ cho SV.

Sau khi đề xuất biện pháp, chúng tôi tiến hành thử nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Qua tổ chức thử nghiệm chúng tôi thấy rằng việc tổ chức cho giảng viên tự xây dựng bộđề thi TNKQ sau đó thử nghiệm đề

thi do chính các GV tự biên soạn là rất cần thiết. Thông qua việc xử lý kết quả thi một cách khoa học, so sánh chất lượng đề thi trước và sau thử nghiệm đã giúp cho GV biết cách đọc kết quả phân tích, thấy được chất lượng đề thi do mình thiết kếđã

được nâng cao, biết được các câu hỏi tốt hay tồi cần giữ lại hay loại bỏ hoặc cần

được chỉnh sửa như thế nào… biết được độ khó của đề thi so với năng lực của sinh viên, từđó có thểđiều chỉnh hoạt động dạy và học nhằm nâng cao chất lượng.

Có thể khẳng định rằng các biện pháp trên nếu được áp dụng chắc chắn sẽ

khả thi và cho thấy hiệu quả rõ rệt trong công tác thiết kế và sử dụng đề thi TNKQ tại đơn vị.

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình thiết kế đề thi trắc nghiệm khách quan tại khoa khoa học tự nhiên và xã hội ĐH Thái Nguyên (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)