Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau (Trang 46 - 52)

Hoạt động cho vay luôn là vấn đề trọng tâm của Ngân hàng, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời tạo nguồn lợi chính cho Ngân hàng. Với nguồn vốn huy động được, Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác đầu tư cho vay đến các thành phần trong nền kinh tế. Ngân hàng đã đưa ra nhiều cơ chế tín dụng phù hợp tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng, chủ động tìm kiếm khách hàng để đầu tư cho vay, cho vay các dự án mang tính khả thi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

a) Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng.

Để quản lí tốt hoạt động cho vay của mình, Ngân hàng phân doanh số cho vay theo từng nhóm như: cho vay theo thời hạn, theo thành phần kinh tế,..…Phân doanh số cho vay theo thời hạn là công tác mà mọi Ngân hàng đều thực hiện. Hoạt động cho vay của Ngân hàng phân theo thời hạn diễn ra với tình hình sau:

Bảng 4.9: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Thời hạn

Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối (%)

Ngắn hạn 5.263.705 97,70 5.519.324 97,90 4.762.619 94,57 255.619 4,86 -756.705 -13,71 Trung-dài hạn 124.164 2,30 118.346 2,10 273.284 5,43 -5.818 -4,69 154.938 130,92 Tổng cộng 5.387.869 100 5.637.670 100 5.035.903 100 249.801 4,64 -601.767 -10,67

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

5263705 124164 5519324 118346 4762619 273284 0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 2005 2006 2007 Ngắn hạn Trung-dài hạn

- Ta thấy cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Năm 2005 cho vay ngắn hạn đạt 5.263.705 triệu đồng, chiếm 97,70%, đặc biệt trong năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn tăng 255.619 triệu đồng so với năm 2005, chiếm trên 97,90% trong tổng doanh số cho vay, nhưng sang năm 2007 lại giảm nhẹ còn 4.762.619 triệu đồng, chiếm 94,57% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân cho vay ngắn hạn tăng là do: lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn nên được nhiều khách hàng lựa chọn. Mặt khác, tỉnh Cà Mau có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động sản xuất của họ đều mang tính chu kì. Vì vậy, họ cần vốn ngắn hạn để bổ sung nguồn vốn tạm thời thiếu hụt của mình.

- Bên cạnh cho vay ngắn hạn, Ngân hàng Công Thương Cà Mau còn đầu tư cho vay trung và dài hạn để cung cấp vốn cho người dân mua sắm tài sản, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình…Năm 2006, cho vay trung, dài hạn đạt 118.346 triệu đồng so với năm 2005 giảm 5.818 triệu đồng, tương ứng 4,69% và chiếm 2,10% trong tổng doanh số cho vay. Đặc biệt năm 2007, doanh số cho vay trung và dài hạn tăng khá cao, tăng 154.938 triệu đồng, tương ứng 130,92% so với năm 2006. Doanh số cho vay trung và dài hạn tăng mạnh tuy nhiên tỉ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng doanh số cho vay vẫn còn thấp. Do có sự tăng như trên là do tỉnh Cà Mau chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ nên đòi hỏi cần phải có thời gian mới thu hồi được vốn, do đó có nhu cầu vay vốn trung dài hạn cao. Mà các doanh nghiệp được thành lập ở đây ngày càng nhiều nhu cầu về vốn trung và dài hạn của họ rất lớn. Mặc dù vậy, nền kinh tế tại Cà Mau phát triển chưa mạnh nên họ còn e ngại trong việc vay vốn Ngân hàng để đầu tư.

b) Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.

Để hoạt động đầu tư của Ngân hàng đạt hiệu quả và có thể đánh giá chính xác tình hình cho vay của Ngân hàng, ngoài việc phân doanh số cho vay theo thời hạn thì việc phân doanh số cho vay theo thành phần kinh tế là không thể thiếu được. Đối tượng cho vay của Ngân hàng gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

Bảng 4.10: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Thành phần kinh tế

Năm Chênh lệch

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối đối (%)Tương

- Doanh ngiệp Nhà nước 1.138.667 21,13 1.032.819 18,32 802.479 15,94 -105.848 -9,30 -230.340 -22,30 - Kinh tế ngoài quốc doanh 4.249.202 78,87 4.604.851 81,68 4.233.427 84,06 355.649 8,37 -371.424 -8,07 Tổng cộng 5.387.869 100 5.637.670 100 5.035.903 100 249.801 4,64 -601.767 -10,67

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

1138667 4249202 1032819 4604851 802479 4233427 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 4500000 5000000 2005 2006 2007

Doanh ngiệp Nhà nước Kinh tế ngoài quốc doanh

- Chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong bảng số liệu đó là cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước. Nguyên nhân là do thành phần kinh tế Nhà nước ở tỉnh phát triển chậm, với số lượng ít. Trong đó, đa số là làm ăn thua lỗ, chỉ có vài doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có khả năng trả nợ vay tốt cho Ngân hàng. Do vậyNgân hàng Công Thương Cà Mau đã phải lựa chọn, xem xét kỹ lưỡng những doanh nghiệp Nhà nước có triển vọng phát triển ổn định để quan hệ tín dụng, nhằm mục đích bảo đảm hiệu quả và an toàn tín dụng. Cụ thể, tình hình cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước giảm liên tục qua 3 năm. Năm 2006 giảm 105.848 triệu đồng, tương ứng 9,30% so với năm 2005, sang năm 2007 lại tiếp tục giảm so với năm 2006, chỉ đạt 802.479 triệu đồng.

- Đi ngược với xu hướng chậm phát triển của doanh nghiệp Nhà nước đó là tốc độ tăng nhanh của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay. Cụ thể, tỷ trọng của thành phần này qua 3 năm lần lượt là 78,87% - 81,68% - 84,07%. Đối tượng khách hàng thuộc thành phần kinh tế này khá đa dạng (cán bộ công nhân viên, cá nhân, công ty, xí nghiệp.…). Đây là thành phần kinh tế rất linh hoạt và nhạy bén trong kinh doanh, vốn đầu tư của họ luôn được quay vòng rất nhanh nên nhu cầu vay vốn cũng khá cao. Thực tế như sau, năm 2005 doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này đạt 4.249.202 triệu đồng, chiếm 78,87% trong tổng doanh số cho vay, năm 2006 tăng 355.649 triệu đồng, tương ứng 8,37% so với năm 2005. Sang năm 2007, doanh số đạt 4.233.427 triệu đồng, chiếm 84,07% trong tổng doanh số cho vay, giảm nhẹ so với năm 2006.

Nhìn chung, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà Ngân hàng đầu tư vốn đều làm ăn có hiệu quả và trả nợ vay khá tốt. Bên cạnh đó, việc mở rộng cho vay đối tượng này còn tạo điều kiện để phát triển các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng như: thu hộ, chi hộ, lập séc….

Đạt được doanh số cho vay như vậy là do Ngân hàng có chính sách kinh doanh thích hợp đối với khách hàng truyền thống của mình, đồng thời cũng có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng mới đến giao dịch. Ngoài ra Ngân hàng nên tiếp tục duy trì và phát huy nhằm thoả mãn nhu cầu vốn cho đầu tư, kinh doanh của mọi đối tượng khách hàng, góp phần kích thích thành phần

kinh tế quốc doanh cũng như thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển cân đối hài hoà hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w