Đối với hoạt động cho vay vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau (Trang 75)

Bên cạnh việc huy động vốn vào Ngân hàng ngày càng nhiều với những biện pháp linh hoạt hấp dẫn thì Ngân hàng cũng phải nỗ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay vốn. Để tránh cho đồng tiền không bị đóng băng làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận thì Ngân hàng phải có những biện pháp thật sự hài hòa giữa việc huy động vốn và cho vay vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.

- Thực hiện chiến lược khách hàng, mở rộng quan hệ tín dụng, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời duy trì khách hàng truyền thống của Ngân hàng.

+ Đối với khách hàng truyền thống, vay trả có uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì Ngân hàng nên dùng một mức cho vay ưu đãi giúp cho doanh nghiệp phấn đấu hạ giá thành sản phẩm tạo thế cạnh tranh có lợi hơn và qua đó tạo được mức lợi nhuận cao hơn.

+ Đối với tư nhân cá thể, việc cho vay đều thực hiện các tài sản thế chấp, tuy nhiên Ngân hàng không nên xem việc thế chấp là yếu tố quyết định cho sự cho vay mà chủ yếu xem xét mục đích vay có mang lại hiệu quả đích thực có khả năng trả được nợ mới quyết định cho vay.

+ Một vấn đề quan trọng nữa là trong và sau khi cho vay, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là những khoản vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu.

+ Tăng cường thông tin giữa các Ngân hàng về tình hình tài chính của các doanh nghiệp và các sai phạm của khách hàng. Ngân hàng có thể sàng lọc đối tượng vay mạo hiểm, có triển vọng xấu khỏi quá trình cho vay để hạn chế rủi ro thông qua hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro.

- Chuyên môn hóa của cán bộ tín dụng: Ban lãnh đạo Ngân hàng cử từng cán bộ tín dụng chuyên cho vay và thu hồi nợ ở từng khu vực địa bàn nhất định. Việc phân chia như vậy sẽ giúp cán bộ tín dụng nắm chắc được tình hình tài chính cũng như quan hệ làm ăn của từng khách hàng, hiểu được nhu cầu vay vốn của họ. Từ đó lập ra phương án cho vay có hiệu quả, vốn cho vay được cấp phát thật sự đi vào sản xuất kinh doanh có hiệu qủa. Qua đó thu hồi nợ và lãi một cách nhanh chóng và thuận lợi khi đến kì hạn thanh toán

- Phát triển nguồn nhân lực: Yếu tố con người luôn là yếu tố hàng đầu để hoạch định chính sách kinh doanh của Ngân hàng nói chung và chính sách tín dụng nói riêng. Vì thế Ngân hàng nên tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ công nhân viên ngày càng giỏi về nghiệp vụ giàu kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức tốt. Muốn như vậy Ngân hàng có thể đầu tư cho nhân viên thông qua việc tạo điều kiện cho họ có dịp tìm hiểu, học hỏi nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ với mọi hình thức: huấn luyện tại chỗ, tham dự các cuộc hội thảo, các khóa đào tạo ngắn ngày, dài ngày trong nước cũng như nước ngoài khi có điều kiện.

- Thực hiện công tác tuyên truyền: Ngân hàng nên tiến hành thông tin, quảng cáo trên báo chí, truyền hình về hoạt động của Ngân hàng, thông qua phương thức đổi mới kinh doanh. Đặc biệt Ngân hàng nên tiếp cận với khách hàng tiềm năng, có tên tuổi, chào mời họ tham gia vào danh sách các khách hàng của Ngân hàng qua hình thức tham dự hội chợ thương mại từ khâu sản xuất, tiếp thị cho đến khâu thương mại hóa sản phẩm.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Trong công cuộc phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường ở nước ta, Ngân hàng Công Thương Việt Nam không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tiền tệ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của tỉnh nhà, Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành trợ thủ đắc lực trong việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất, phục vụ tiêu dùng, góp phần nâng cao và cải thiện đời sống cho người dân.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã nhanh chóng áp dụng cho vay chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra, đã nhanh chóng tạo nguồn vốn giúp người dân có điều kiện đầu tư phát triển nông nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy sản góp phần xóa đói giảm nghèo ở tỉnh. Ngân hàng thực hiện đầu tư đúng hướng theo sự phát triển của tỉnh. Vì thế góp phần phát triển được thế mạnh thúc đẩy thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội ở địa phương. Từ đó, bộ mặt Cà Mau từng bước thay đổi về kinh tế, văn hoá, xã hội.

Tuy nhiên, vẫn còn có những mặt hạn chế như nguồn vốn huy động tại địa phương còn thấp, do đó còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn vay của Ngân hàng Trung ương. Vì thế, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng. Do Cà Mau là tỉnh tận cùng phía nam Tổ quốc, có diện tích mặt biển khá lớn nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ nông sản bấp bênh, giá cả đầu vào tăng cao,… đã tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy sản và ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động Ngân hàng. Thứ hai, do địa Cà Mau không thuận lợi cho giao thông, gây khó khăn, tốn chi phí cao và mất thời gian trong công tác thẩm định, kiểm tra, đôn đốc thu nợ. Ngoài ra, tình hình huy động vốn nhàn rỗi trên địa bàn còn hạn chế vì thói quen giữ tiền mặt hoặc mua vàng của người dân, họ không quen gửi tiền vào Ngân hàng nên phần lớn nguồn vốn phải vay từ Ngân hàng Trung ương với lãi suất khá cao. Vì thế, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng. Mặt khác, sự

phối hợp giữa Ngân hàng với các cơ quan hữu quan chưa đồng bộ gây trở ngại trong các thủ tục vay vốn cũng như xử lý các khoản nợ xấu chưa thu hồi được.

Tuy còn nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng Công Thương Cà Mau đã cố gắng và làm việc hiệu quả nên đã đạt thành tựu đáng khích lệ trong những năm qua. Cụ thể công tác huy động vốn của Ngân hàng đều tăng qua các năm cho thấy uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng lên. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm đã đáp ứng phần nào kịp thời cho công tác cho vay của Ngân hàng, hỗ trợ nguồn vốn đắc lực cho các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Điều này được thể hiện qua doanh số cho vay và doanh số thu nợ qua các năm. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay và thu nợ là dấu hiệu đáng mừng và đầy khả quan cho Ngân hàng Công Thương Cà Mau. Để đạt điều đó nhờ vào sự chỉ đạo kịp thời và hợp lý của Ban Giám đốc, các phòng ban,….và sự làm việc nhiệt tình, năng động và hiệu quả của từng cán bộ nhân viên trong Ngân hàng. Song bên cạnh đó nợ quá hạn của Ngân hàng qua các năm vẫn còn cao đây là một khó khăn mà Ngân hàng cần phải xem xét. Ngoài ra, dư nợ giảm qua 3 năm cho thấy công tác cho vay vốn của Ngân hàng còn yếu. Cho nên trong thời gian tới Ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa đối với công tác cho vay vốn và phải có những biện pháp quản lý nợ sao cho phù hợp để cân bằng và hợp lý giữa cho vay vốn và huy động vốn để đạt lợi nhuận cao nhất, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.

6.2. KIẾN NGHỊ

Qua việc nghiên cứu đề tài, với mong muốn là hoạt động của Ngân hàng Công Thương Cà Mau luôn được phát triển vững mạnh, an toàn và hiệu quả vì thế em xin đóng góp một số kiến nghị mang tính chất tham khảo như sau:

6.2.1. Đối với chính quyền địa phương.

- Cần hướng dẫn tạo điều kiện cho các hộ nông dân đầu tư sản xuất đúng định hướng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Để tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, UBND tỉnh cần có kế hoạch quy hoạch cụ thể phù hợp với từng vùng, khu vực, ngành nghề tránh tình trạng người dân đầu tư tự phát, tràn lan, ồ ạt như tình hình đào ao nuôi tôm hiện nay. Có kế hoạch hằng năm đầu tư bao nhiêu số lượng diện tích cây trồng vật nuôi vừa giúp cho Ngân hàng đầu tư đúng địa chỉ theo chương trình phát

triển tại địa phương vừa giúp cho người dân tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh hạn chế tình trạng trúng mùa mất giá.

- UBND tỉnh cần quan tâm đến công tác qui hoạch mời gọi các nhà đầu tư, xây dựng các khu kinh tế tập trung, định hướng phát triển kinh tế phù hợp với thực tế thị trường. Để thu hút các nhà đầu tư trước hết UBND tỉnh cần hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm bớt các thủ tục phiền hạ khi xin giấp phép đầu tư hay kinh doanh.

- Trên địa bàn Cà Mau hiện nay phần lớn người dân sống bằng nghề nông nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy sản do đó chính quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc hỗ trợ kỹ thuật công nghệ cho người nông dân để hạn chế tình trạng dịch bệnh trong nông nghiệp, nuôi trồng như hiện nay, như bênh rầy nâu hay dịch cúm gia cầm đã có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người nông dân trong những năm qua.

- Cần nhanh chóng củng cố kiện toàn các cơ quan khuyến nông, khuyến ngư và bảo vệ thực vật để hướng dẫn các hộ sản xuất sử dụng vốn tín dụng một cách tối ưu .

- Phải có những biện pháp giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp.

- Giáo dục phổ cập sâu rộng đến vùng sâu, vùng xa để người dân có thể tiếp cận với những kỷ thuật mới để nâng cao về số lượng và chất lượng sản phẩm nhằm tạo khả năng cạnh tranh trên thị trường trong khu vực và trên thế giới.

- Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp tích cực phối hợp với Ngân hàng trong việc xử lý nợ, thu hồi nợ. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan pháp luật xử lý mạnh những trường hợp đã khởi kiện; đối với trường hợp Toà đã xử, án đã có hiệu lực chỉ đạo cơ quan thi hành án thi hành triệt để.

- Đề nghị các ngành chức năng xem xét lại các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân sao cho rút ngắn thời gian, thủ tục đơn giản.

- Đề nghị UBND tỉnh cần tính toán lại cho phù hợp hơn để đưa mức quy định về giá trị đất, nhà ở cho sát với giá thị trường. Điều này không những giúp cho Ngân hàng có cơ sở đầu tư, mà người dân cũng có cơ hội vay được nhiều vốn hơn, không phải đi vay bên ngoài với lãi suất cao, mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn cho

người dân. Đặc biệt khi giá trị tài sản được tính đúng, tính đủ sẽ giúp tăng thêm nguồn thu đáng kể hằng năm cho nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.2.2. Đối với Ngân hàng Công Thương Cà Mau.

- Cần cải tiến giảm bớt thủ tục tạo thuận lợi cho các hộ sản xuất trong việc vay vốn phục vụ sản xuất mà không sai luật định.

- Nâng cao khả năng huy động bằng các hình thức quảng cáo, khuyến mãi nhằm tăng nguồn vốn huy động, hạn chế việc sử dụng vốn của Ngân hàng Trung ương.

- Tăng cường cho vay trung hạn, dài hạn nhằm tạo điều kiện cho người nông dân phát triển sản xuất đặc biệt là những vùng có khả năng trồng cây lâu năm, các vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.

- Cần có những chính sách ưu đãi về lãi suất đối với khách hàng truyền thống .

- Hoàn thiện cơ chế quản lí điều hành trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, tạo mối quan hệ giữa các cá nhân trong tập thể ngân hàng ngày càng tốt đẹp hơn.

- Tăng cường việc đào tạo nhân viên, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành quản lí. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong quá trình hoạt động để đảm bảo sức mạnh nội tại trong hệ thống ngân hàng.

- Nghiên cứu thị trường để có thể mở thêm nhiều địa điểm huy động vốn tại các nơi đông dân cư.

6.2.3. Đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

- Mạnh dạng phân quyền cho chi nhánh Ngân hàng như quyền mua sắm tài sản phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh, tăng hạn mức phán quyết cho vay đối với mỗi khách hàng của chi nhánh.

- Ngân hàng cần đầu tư nhiều hơn nữa vào việc nâng cấp hệ thống phần mềm máy vi tính để giảm các lổi về kỷ thuật để giảm thời gian khách hàng phải đợi lâu.

- Tổ chức ngày càng nhiều các lớp huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ của Ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS. Thái Văn Đại (2005). Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. 2. Thái Văn Đại – Nguyễn Thanh Nguyệt (2007). Bài giảng Quản trị Ngân hàng thương mại.

3. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006). Nghiệp vụ Ngân hàng. 4. ThS. Bùi Văn Trịnh. Bài giảng Phân tích hoạt động kinh tế. 5. Website www.camau.gov.vn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau (Trang 75)