Phân tích hiệu quả cho vay vốn của Ngân hàng qua các chỉ số

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau (Trang 66 - 69)

Bảng 4.17: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU QUA 3 NĂM (2005 - 2007)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1. Doanh số cho vay triệu đồng 5.387.869 5.637.670 5.035.903 2. Doanh số thu nợ triệu đồng 5.125.567 5.567.843 5.118.812

3. Dư nợ triệu đồng 1.266.019 1.159.103 1.102.381

4. Dư nợ bình quân triệu đồng 1.063.184 1.154.251 1.102.419

5. Nợ quá hạn triệu đồng 68.448 79.969 53.040 6. Vốn huy động triệu đồng 222.032 365.941 382.815 7. Tổng nguồn vốn triệu đồng 1.550.483 1.474.422 1.314.583 8. Vòng quay tín dụng Vòng 4,8 4,8 4,6 9. Hệ số thu nợ % 95,13 98,76 101,65 10. Dư nợ/Tổng nguồn vốn % 81,65 78,61 83,86 11. Dư nợ/Vốn huy động % 570,20 316,75 287,97 12. Nợ quá hạn/Dư nợ % 5,41 6,90 4,81

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

a)Vòng quay vốn.

thu nợ so với dư nợ mà Chi nhánh đã phát vay để hiểu rõ hơn về Đây là yếu tố thể hiện số vốn đầu tư được quay nhanh hay chậm trong năm. Phân tích yếu tố này nhằm đánh giá được phần nào tình hình tình hình luân chuyển vốn.

Vòng quay vốn tín dụng có sự biến động nhẹ qua các năm. Năm 2005 là 4,8 vòng, năm 2006 vòng quay vốn không tăng không giảm, nhưng sang năm 2007 giảm xuống còn 4,6 vòng. Ta thấy yếu tố này giảm xuống chỉ còn 4,6 vòng là do năm 2007 tình hình thu nợ bị giảm vì có nhiều khách hàng trả nợ chậm với nhiều lý do khách quan như mất mùa, buôn bán chậm, chưa thu được những khoản nợ mà người mua còn thiếu,… nên chưa có khả năng hoàn nợ đúng hạn. Năm 2007 mặc dù vòng quay vốn có giảm nhưng sự giảm đó không đáng kể. Với kết như trên cho thấy Chi nhánh đã có những chính sách cho vay và thu nợ phù hợp.

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng, nó cho biết số tiền Ngân hàng sẽ thu hồi được trong một thời gian nhất định từ một đồng doanh số cho vay.

Qua bảng chỉ tiêu cho thấy hệ số thu nợ tăng liên tục qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Hệ số thu nơ năm 2005 đạt 95,13%, năm 2006 đạt 98,76%, năm 2007 đạt 101,65%. Điều này cho thấy hoạt động của Ngân hàng đạt hiệu quả cao trong 3 năm qua, năm 2005 cứ 100 đồng doanh số cho vay thì Ngân hàng thu được 95,13 đồng, năm 2006 cứ 100 đồng doanh số cho vay thì Ngân hàng thu được98,76 đồng, năm 2007 cứ 100 đồng doanh số cho vay thì Ngân hàng thu được 101,65 đồng. Đây thực sự là một kết quả khả quan cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong công tác thu nợ của Chi nhánh. Để duy trì và phát triển hơn nữa hoạt động cho vay đòi hỏi bản thân Ngân hàng cần có sự nỗ lực, cần kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cường việc thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của Ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn.

c) Dư nợ trên tổng nguồn vốn.

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình tập trung vốn cho hoạt động cho vay của Ngân hàng là rất lớn. Thông thường tỷ lệ này chỉ cần đạt được 50% là tốt nhưng trong 3 năm qua, Chi nhánh có tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn lớn hơn 78%, cụ thể: năm 2005, tỷ lệ này đạt 81,65%; năm 2006 giảm xuống 78,61%; sang năm 2007 tăng lên 83,86%. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã khai thác tối đa nguồn vốn để cho vay đồng thời Ngân hàng cũng phải gánh chịu một mức rủi ro rất lớn. Tuy nhiên Chi nhánh sử dụng phần lớn nguồn vốn để cho vay ngắn hạn, đây là loại hình kinh doanh có khả năng thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn loại hình cho vay trung dài hạn nên đảm bảo hơn mục tiêu kinh doanh an toàn và hiệu quả.

d) Dư nợ trên vốn huy động.

Chỉ số này giảm liên tục qua 3 năm, năm 2005 tỷ lệ này là 570,20%, năm 2006 là 316,75% và năm 2007 là 287,97%. Nhìn chung qua 3 năm tỷ lệ này luôn rất lớn tức là vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay và Ngân hàng đã giải quyết bằng vốn điều hòa từ Ngân hàng Trung ương. Đối với bất kỳ nguồn vốn nào, dù là vốn tự huy động hay vốn điều hòa từ Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng đều phải chịu một khoản chi phí. Vì thế Ngân hàng phải điều hành giữa vốn

tự huy động và vốn vay sao cho đảm bảo nhu cầu vay vốn của khách hàng và tốn chi phí là ít nhất thì hiệu quả cho vay vốn sẽ tăng.

e) Nợ quá hạn trên tổng dư nợ.

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của một Ngân hàng, hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Qua bảng chỉ tiêu trên ta thấy tỷ lệ này biến động nhẹ qua các năm. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ quá hạn được phép nhỏ hơn hoặc bằng 5% và ở mức 2% thì hoạt động của Ngân hàng được coi là bình thường. Năm 2005 tỷ lệ này của Chi nhánh cao so với mức trung bình của ngành Ngân hàng, với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 5,41%.

1266019 68448 1159103 79969 1102381 53040 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 2005 2006 2007 Dư nợ Nợ quá hạn

Hình 4.11: NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ.

Năm 2005 nợ quá hạn cao là do từ phía khách hàng vay vốn, do nguyên nhân khách quan là khách hàng làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Tuy Ngân hàng có thể thu hồi nợ qua việc phát mãi tài sản thế chấp nhưng không đủ bù đắp. Trước tình hình kinh tế phức tạp, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh không thuận lợi, sức mua giảm… nói chung hoạt động tín dụng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Năm 2006 chỉ số này không giảm mà lại tăng lên 6,90%, cũng phần nào gây khó khăn cho Ngân hàng, nguyên nhân là do nợ quá hạn tiếp tục tăng trong năm. Nhưng sang năm 2007 thì tình khả quan hơn, chỉ số này giảm xuống chỉ còn 4,81%, nguyên nhân là do nợ quá hạn giảm mạnh, nhưng không phải do Ngân hàng thu, mà giảm là do chuyển nợ ngoại bảng để xử lý nên thật ra trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng chưa tốt, chưa phát huy hết tính năng của đồng

vốn cho vay. Chính vì vậy Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn nữa chất lượng tín dụng tại đơn vị.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w